Khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại xã chung chải và xã leng su sìn, huyện mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 27 - 28)

2.1.3.1. Khí hậu

Khu vực nghiên cứu nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, mưa nhiều nhất là tháng 7; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh khô hanh và ít mưa, lạnh nhất là tháng 12. Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Mường Lay, cụ thể như sau:

Nhiệt độ không khí trung bình trong năm từ 24,10c; Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 38,60c;

Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 70c;

Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn từ 7 - 120c. Số giờ nắng cả năm bình quân là 1.968 giờ.

Lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7 và tháng 8, mùa đông ít mưa, lượng mưa trung bình cả năm 2.322 mm.

Độ ẩm không khí bình quân năm là 81%, cao nhất là 98%, thấp nhất là 74%.

Chế độ gió: Gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9; Gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió Tây Nam khô nóng thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 5.

Các yếu tố bất lợi của thời tiết: Sương muối và mưa đá đôi khi xuất hiện trên phạm vi hẹp và thời gian không kéo dài.

Nhìn chung khí hậu, thời tiết của khu vực nghiên cứu khá thích hợp để phát triển cây trồng phong phú và đa dạng.

2.1.3.2. Thủy văn

Toàn bộ khu vực nghiên cứu nằm trong lưu vực phòng hộ đầu nguồn sông Đà cung cấp nước cho các thuỷ điện lớn như: Thuỷ điện Lai Châu, Thuỷ điện Sơn La và Thuỷ điện Hoà Bình. Trên địa bàn khu vực nghiên cứu hệ thống các suối lớn, nhỏ khá dày vì vậy tài nguyên nguồn nước mặt khá dồi dào; tuy nhiên nguồn tài nguyên này lại phụ thuộc nhiều vào chế độ mưa trong năm; trên địa bàn có các hệ thống suối chính sau:

- Hệ thống suối Nậm Mo Phí: Bắt nguồn từ dãy núi Chu Lu San thuộc địa bàn xã Sín Thầu (Giáp biên giới Trung Quốc) từ độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển. Suối chính là hợp lưu của nhiều suối nhỏ đổ vào, chảy theo hướng Tây sang Đông và hợp lưu suối Nậm Ma tại khu vực xã Mù Cả huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu.

- Hệ thống suối Nậm Ma: Bắt nguồn từ những dãy núi cao nằm trên đường biên giới Việt - Lào, Việt - Trung; chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua địa bàn các xã Mường Nhé, Chung Chải.

Do đặc điểm địa hình cao, dốc và chế độ mưa theo mùa vì vậy nguồn nước mặt trên địa bàn huyện có dòng chảy xiết, thoát nước nhanh; vào mùa mưa dư thừa nước, gây lũ lụt, sạt lở đường..vv, nhưng mùa khô, lượng nước lại khan hiếm không đảm bảo cho đủ nước sinh hoạt và sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại xã chung chải và xã leng su sìn, huyện mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)