Phương pháp điều tra và thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại xã chung chải và xã leng su sìn, huyện mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 45 - 47)

* Thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu, tài liệu, công trình nghiên cứu, các báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng phòng hộ theo các Chương trình, Dự án diễn ra tại 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé giai đoạn 2015 - 2020.

- Báo cáo điều tra về đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu trên địa bàn 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé.

- Thu thập các tài liệu về đất đai, khí hậu, thủy văn, các tài liệu về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, thiết kế trồng rừng, quy hoạch sử dụng đất, các loại bản đồ (bản đồ địa hình, bản đồ đất, bản đồ theo dõi diễn biến rừng, bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ giao đất, giao rừng, bản đồ thiết kế trồng rừng, bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng ....).

- Các tài liệu về quản lý bền vững rừng phòng hộ của 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn.

- Nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu: bài giảng, giáo trình, internet ... về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.

- So sánh, phân tích số liệu thứ cấp hiện có về rừng phòng hộ như bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, các báo cáo, niên giám thống kê... Phân tích các báo cáo về rừng phòng hộ ở 2 xã Chung Chải và Leng Su Sìn.

- Sử dụng tiếp cận có sự tham gia để đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý rừng phòng hộ. Cụ thể là điều tra, phỏng vấn về công tác quản lý bảo vệ rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu khoảng 20 người, bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, các đơn vị, tổ chức cá nhân am hiểu về lĩnh vực lâm nghiệp, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình trồng rừng, quản lý rừng phòng hộ.

* Điều tra và thu thập số liệu sơ cấp

- Mỗi mô hình rừng phòng hộ tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn (OTC) trên dạng lập địa cho mô hình đó để điều tra trữ lượng rừng, chất lượng rừng tại khu vực nghiên cứu. Diện tích OTC 1.000 m2 (áp dụng phương pháp điều tra trữ lượng rừng theo Điều 11, Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng), Số OTC được phân chia theo từng khu vực cụ thể như sau:

+ Xã Chung Chải: khu vực các bản Pá Lùng, Xà Quế: 3 OTC; khu vực bản Nậm Pắc, Đoàn Kết: 3 OTC; khu vực bản Nậm Khum, Nậm Sin: 3 OTC.

+ Xã Leng Su Sìn: khu vực bản Leng Su Sìn: 3 OTC; khu vực bản Suối Voi: 3 OTC; khu vực bản Á Di: 3 OTC.

+ Về trữ lượng, chức năng phòng hộ của các OTC được thể hiện rõ trong bảng ở phần kết quả nghiên cứu.

+ Thu thập và tính toán số liệu trong OTC: Đo chiều cao vút ngọn (HVN), chiều cao phân cành (HDC) bằng thước Blumleiss; đo đường kính tại vị trí 1,3 m (D ) bằng thước kẹp kính hoặc đo chu vi bằng thước dây sau đó

quy đổi ra đường kính; đo đường kính tán (Dt) bằng cách đo hình chiếu tán theo 2 chiều: Đông - Tây; Nam - Bắc và lấy giá trị trung bình.

- Lập ô dạng bản và đo đếm đánh giá chỉ tiêu độ che phủ của cây bụi, thảm tươi (CP%): Tiến hành chia ô mẫu sơ cấp thành hai phần bằng nhau nhờ việc thiết lập một đường vuông góc với cạnh chiều dài của ô mẫu. Sử dụng ô dạng bản có diện tích 4 m2/1 ô, bố trí 4 ô ở 4 góc của ô mẫu sơ cấp và 2 ô ở giao điểm hai đường chéo của hai ô thứ cấp. Tổng số ô dạng bản cần điều tra là 6 ô/1 OTC điển hình tạm thời. Trên mỗi ô dạng bản, dùng lưới đan dạng ô vuông với kích thước 2 m x 2 m = 4 m2; kích thước của ô vuông trong lưới 10 cm x 10 cm. Kéo định vị 4 góc của lưới theo đúng 4 góc của ô dạng bản. Độ che phủ CP% được tính bằng tổng số ô (10 cm x 10 cm) có độ phủ hoàn toàn và số ô có độ phủ không hoàn toàn trong lưới 4 m2.

- Đào phẫu diện kích thước dài 1,2 m; rộng 0,8 m; sâu 0,9 m. Mỗi mô hình đào 1 phẫu diện đại diện cho mô hình đó. Thực hiện viện mô tả đặc điểm vật lý của các tầng đất trong phẫu diện, theo mẫu biểu sau:

Tầng đất Độ sâu (cm) Màu sắc Độ chặt Thành phần cơ giới Tỷ lệ đá lẫn Ghi chú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại xã chung chải và xã leng su sìn, huyện mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)