Địa chất, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại xã chung chải và xã leng su sìn, huyện mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 28 - 30)

2.1.4.1. Địa chất

- Nền địa chất khu vực nghiên cứu có lịch sử nguồn gốc kiến tạo từ đầu kỷ Pecmi, trải qua sự biến đổi địa chất của các đại Aezôzôi, Kainôzôi và chịu ảnh hưởng nhiều của hoạt động tạo sơn Indexin. Khu vực có tuổi địa chất nhỏ, núi trẻ, đỉnh núi nhọn nhiều khe rãnh sâu vì quá trình bào mòn địa chất tự nhiên chưa lâu.

- Đá mẹ: Trong khu vực nghiên cứu đá mẹ thuộc 2 nhóm chính là đá Mac ma axit và đá biến chất với các loại chính như; Gnai, Amphibolit, Filit,

Đá vôi một số khu vực còn lẫn Phiến thạch sét, Sa thạch, Sỏi cạn kết. Sự đa dạng về đá mẹ đã tạo ra nhiều loại đất với các chủng loại khác nhau.

2.1.4.2. Thổ nhưỡng

Do đặc điểm của địa hình, đá mẹ, khí hậu và thực vật; thổ nhưỡng trên địa bàn khu vực nghiên cứu hình thành các nhóm đất sau:

- Nhóm đất mùn trên núi cao: Phân bố ở độ cao trên 1.700 m so với mặt nước biển, độ dốc chủ yếu trên 350; nền vật chất là các nhóm đá: phún xuất tính chua, phún xuất tính kiềm, trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô, trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn, đá cát; nằm chủ yếu trên các đỉnh cao. Đặc điểm của nhóm đất này là có tầng đất mỏng đến trung bình, tầng mùn rất dày, phân giải chậm, giàu dinh dưỡng.

- Nhóm đất Feralit mùn trên núi trung bình: Phân bố ở độ cao từ 701 đến 1.700 m so với mặt nước biển, độ dốc bình quân > 250. Đá mẹ chủ yếu là nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô, nhóm đá phún suất tính kiềm. Các dạng này phân bố tập trung ở những nơi cao, xa, đầu nguồn các sông suối lớn, có địa hình chia cắt phức tạp. Độ dày tầng đất từ mỏng đến trung bình, hàm lượng mùn từ trung bình đến giàu.

- Nhóm đất Feralit trên núi thấp: Nhóm đất này phân bố ở độ cao từ 300 đến dưới 700 m so với mặt nước biển, độ dốc chủ yếu < 250, có nguồn gốc chủ yếu từ đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn, phân bố ở chân các dãy núi lớn và ven các sông suối. Dạng đất này thường bị tác động mạnh của con người, do vậy đất thường bị xói mòn, rửa trôi mạnh, tầng đất trung bình, tỷ lệ mùn thấp, đất bí chặt, hàm lượng NPK thấp.

- Nhóm đất thung lũng và bồi tụ ven sông suối: Phân bố tập trung chủ yếu ở ven sông suối, vùng đồi, thung lũng và các máng trũng, có độ cao dưới 300 m so với mặt nước biển, độ dốc chủ yếu < 150. Dạng đất này có tầng đất từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát

pha, đất tơi xốp, ít bị xói mòn, hàm lượng mùn cao; đây là đối tượng chính để sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại xã chung chải và xã leng su sìn, huyện mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)