Đặc điểm về hình thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài cây táu mật (vatica tonkinensis) tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, văn yên, yên bái​ (Trang 38 - 39)

* Đặc điểm về thân cây.

Táu mật là cây gỗ lớn, thân mập, thẳng, tròn, cao 20 -25 m. Vỏ thân nứt đều màu nâu xám, đường kính thân 40 -50 cm, có nhựa mủ màu trắng đục. Phân cành nhánh mập, thẳng, tán cao, nhánh non có lông mịn, sau nhạt. Cây trưởng thành có hoa thường cao từ 10 m trở lên, chiều cao vút ngọn dao động từ 15 m đến 25 m. (Phạm Hoàng Hộ, 1999)

* Đặc điểm về rễ cây:

Táu mật là loài cây gỗ lớn, địa điểm nghiên cứu lại nằm trong vùng lõi Khu bảo tồn nên việc đào gốc để nghiên cứu hệ rễ của loài là không thể. Tuy nhiên, theo các nguồn thông tin đã nghiên cứu được công bố về loài Táu mật trước đây thì loài có hệ rễ phát triển, có rễ cọc ăn sâu xuống đất, hệ rễ bên phát triển mạnh. (Phạm Hoàng Hộ, 1999)

* Đặc điểm về lá cây:

Lá đơn mọc cách, dạng thuôn bầu dục, thuôn nhọn ở đầu, tù gần tròn ở gốc, gân lá hình lông chim, gân bên thưa và đều, các gân tam cấp dạng mắt lưới dễ thấy, mép lá nguyên, dài 8 -11 cm, rộng 4-5 cm, màu xanh lục bóng nhẵn. Cuống lá dài 1-1,5 cm, lá kèm 0,2 – 0,8 cm. Lá bẹ từ 2 -4 mm. (Phạm Hoàng Hộ, 1999)

* Đặc điểm về hình thái tán cây

Tán lá của loài Táu mật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có đường kính bình quân 5,15 m, dao động từ 3,24 - 8,90 m. Hình thái tán lá không ổn định, thường có các dạng hình trứng, hình chuông hoặc hình cầu, hình thái tán lá phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. (Phạm Hoàng Hộ, 1999)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài cây táu mật (vatica tonkinensis) tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, văn yên, yên bái​ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)