Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài cây táu mật (vatica tonkinensis) tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, văn yên, yên bái​ (Trang 53 - 55)

Mặc dù cây bụi thảm tươi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của độ tàn che nhưng chúng lại là nhân tố có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh, đặc biệt sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng dưới tán rừng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi độ tàn che của rừng giảm thì cây bụi, thảm tươi phát triển, thuận lợi cho cây tái sinh chịu bóng tuổi nhỏ, nhưng sẽ là trở ngại khi cây tái sinh lớn lên. Lớp cây bụi thảm tươi sẽ chèn ép, cạnh tranh, bóp nghẹt những cây tái sinh.

Hình 4.12: Hình ảnh về đặc điểm cây bụi, thảm tươi tại khu vực

Xác định đặc điểm lớp cây bụi thảm tươi chúng ta có thể xác định được số cây tái sinh có triển vọng (những cây có chiều cao lớn hơn chiều cao trung bình của lớp cây bụi thảm tươi) để từ đó có các biện pháp tác động phù hợp nhằm hạn chế những thiệt hại gây ra cho lớp cây tái sinh.

Kết quả tính toán ảnh hưởng của tầng cây bụi thảm tươi đến tái sinh tự nhiên của loài Táu mật được thể hiện trong bảng 4.9và trong phụ biểu 05

Bảng 4.9.Tổng hợp cây bụi, thảm tươi tại khu vực nghiên cứu OTC Htbcb

(m)

Độ che

phủ Số loài Loài cây chủ yếu

1 1.55 0.53 6 Móc, Sim, Mua, Dương xỉ, Nứa, Thẩu tấu

2 1.82 0.56 6 Dương Xỉ, Móc, chuối rừng, Cỏ đuôi lươn, lá dong, cỏ gấu

3 1.77 0.45 7 Mua, sim, cỏ lào, Nứa, dương xỉ, Móc, cỏ gấu,

Kết quả bảng 4.8 cho thấy: cây bụi thảm, tươi ở khu vực nghiên cứu chưa có sự ảnh hưởng lớn đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh. Chiều cao trung bình của lớp cây bụi, thảm tươi trên 1m, độ che phủ dao động từ 0,45 đến 0,53.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài cây táu mật (vatica tonkinensis) tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, văn yên, yên bái​ (Trang 53 - 55)