Cấu trúc tổ thành tầng cây cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài cây táu mật (vatica tonkinensis) tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, văn yên, yên bái​ (Trang 42 - 45)

Tổ thành rừng là một trong nhân tố cấu trúc có ảnh hưởng quyết định đến các nhân tố sinh thái và hình thái của rừng. Tổ thành rừng còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tính bền vững, tính ổn định, sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng, có ảnh hưởng lớn đến định hướng kinh doanh lợi dụng rừng. Hơn nữa, tổ thành rừng còn phản ánh năng lực bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Tổ thành càng phức tạp bao nhiêu thì rừng càng có tính thống nhất, hoàn hảo, cân bằng và ổn định bấy nhiêu. Trước hết do tổ thành phức tạp mà hệ sinh thái rừng tự nhiên luôn luôn là hệ sinh thái hoàn hảo và có lợi trong việc sản xuất sinh khối, phòng trừ sâu hại, chống xói mòn đất, duy trì độ phì đất và bảo vệ môi trường sinh thái.

4.3.1.1. Tổ thành tầng cây cao theo phần trăm số cây (N%)

Kết quả nghiên cứu trong 3 đai cao được tổng hợp trong phụ biểu 03 và bảng 4.3

Bảng 4.3. Tổ thành tầng cây cao theo N% của các đai cao Đai

cao

Số

loài Công thức tổ thành theo N%

Đai 1 30 17,39Tn+16,30Tm+6,52Cc+6,52Tlt+5,43Ss+5,43Tmuoi +4,35Cn+4,35Ng+4,35Tb+4,35Xn

Đai 2 32 13,64Tm+7,95Sp+6,82Ng+6,82Trt+5,68Đt +5,68Nlt+4,55Lx+4,55Sấu

Đai 3 27 17,02Tm+14,89Kh+11,70Giổi+6,38Cn+6,38Dg+6,38Sp+6,38Vt

(Chú giải : Tn: Thông nhựa, Tm: Táu mật, Cc: Chò chỉ, Tlt: Thích lá thuôn, Ss: Sau sau, Tmuoi: Táu muối, Cn: Chò nâu, Ng: Nghiến, Tb: Thôi ba, Xn: Xoan nhừ, Sp: Sồi phảng, Trt: Trám trắng, Đt: Đinh thối, Nlt: Nhọc lá to, Lx: Lim xanh, Sấu: Sấu, Kh: Kháo, Giổi: Giổi, Dg: Dẻ gai, Vt: Vàng tâm )

Kết quả bảng 4.3 cho thấy: Hầu hết trong các đai cao thì số loài tham gia có mặt khác nhau, số lượng loài tham gia vào công thức tổ thành cũng khác nhau. Tổ thành theo phần trăm số cây là tỷ lệ giữa số cá thể của một loài trên tổng số cá thể. Vì vậy, số loài ở trong một ô tiêu chuẩn không làm ảnh hưởng đến công thức tổ thành.

Hình 4.4: Hình ảnh về khu vực nghiên cứu

Mật độ loài dao động từ 27 – 32 loài/Đai cao. Trong đó, đai 2 có 32 loài, có 8 loài cây có tên trong công thức tổ thành, Táu mật chiếm 13,64 %. Thứ hai là đai 1 có 30 loài cây và có 10 loài tham gia vào công thức tổ thành, Táu mật chiếm 16,30 %. Đai 3 có 27 loài, trong đó có 7 loài tham gia chính vào công thức tổ thành, Táu mật chiếm 17,02 %. Điều quan trọng là trong tất cả các đai cao, Táu mật đều tham gia vào công thức tổ thành.

Những loài cây thường gặp trong tổ thành cùng với Táu mật là Táu muối, Nghiến, Dẻ gai, Chò nâu. Tổ thành loài cây đi kèm với Táu mật hết sức quan trọng, chúng quyết định đến khả năng sinh trưởng và tái sinh của loài trên một phạm vi phân bố.

4.3.1.2. Tổ thành tầng cây cao theo chỉ số quan trọng (IV%)

Kết quả xác định công thức tổ thành theo chỉ số IV% của 3 đai cao tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong phụ biểu 03 và bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tổ thành tầng cây cao theo chỉ số (IV%) của các Đai cao Đai

cao

Số

loài Công thức tổ thành theo IV%

Đai 1 30 22,69Tm+15,29Tn+7,43Tmuoi+6,87Cc+5,29Ng+5,22Cn Đai 2 32 13,19Tm+8,71Trt+7,35Sp+7,26Ng+5,89Sấu+5,78Đt Đai 3 27 18,61Tm+15,96Kh+12,10Giổi+6,66Cn

+6,60Sp+6,44Vt+5,92Gg

Công thức tổ thành theo chỉ số IV% ở đây đã có sự thay đổi so với công thức tổ thành theo N%. Theo mức độ giảm dần của tính ưu thế loài, thì những loài có chỉ số IV% > 5% mới được tham gia vào công thức tổ thành, do đó số loài tham gia công thức tổ thành theo IV% ít hơn so với N%.

Tuy nhiên trong tất cả các OTC, thì loài Táu mật đều tham gia vào công thức tổ thành; các loài cây thường bắt gặp đi cùng với Táu mật là Thông nhựa, Táu muối, Nghiến, Dẻ gai, Chò nâu, Trám trắng, Kháo. Những loài chiếm ưu thế gồm: Kháo, Trám trắng, Thông nhựa, Giổi xanh, Sồi phảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài cây táu mật (vatica tonkinensis) tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, văn yên, yên bái​ (Trang 42 - 45)