Cấu trúc tổ thành loài cây tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài cây táu mật (vatica tonkinensis) tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, văn yên, yên bái​ (Trang 58 - 59)

Tổ thành cây tái sinh sẽ là tổ thành tầng cây cao của rừng trong tương lai, nếu như tất cả các điều kiện sinh thái thuận lợi cho cây tái sinh phát triển. Tổ thành cây tái sinh chịu nhiều ảnh hưởng của tầng cây cao do cây mẹ trực tiếp gieo giống tại chỗ.

Tổ thành cây tái sinh có ý nghĩa sinh học là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính ổn định, bền vững đa dạng của cây rừng, mối quan hệ giữa các loài với nhau và giữa chúng với môi trường xung quanh. Do đó qua công thức tổ thành có thể điều chỉnh tổ thành để phù hợp với mục đích kinh doanh và phòng hộ lâu dài.

Từ số liệu thu thập được ở 45 ODB trong 9 OTC, đề tài tiến hành xác định công thức tổ thành cho các loài cây tái sinh trong khu vực và được thể hiện ở bảng 4.11 và phụ biểu 07.

Bảng 4.11. Công thức tổ thành cây tái sinh theo phần trăm số cây

Đai Số loài Ncts/ha Ntstm/ha Công thức tổ thành cây tái sinh

1 31 4200 450 10,71Tm+7,14Cc+7,14Kh+5,95D+5,95Trt +4,76Chc+4,76Cn+4,76Pm+4,76Sấu +4,76Sp+4,76Tn+3,57Giổi+3,57Ss +3,57Tlt 2 27 4450 700 15,73Tm+11,24Tmuoi+7,87Kh+6,74Cn +6,74Sp+5,62Cc+4,49Dg+4,49Tn 3 23 3900 900 23,08Tm+10,26Cc+8,97Tmuoi+7,69Tn +6,41Dg+6,41Kh+5,13Sp

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy: ít có sự biến đổi về loài cây tái sinh, hầu hết là giống với tổ thành tầng cây cao nhưng số lượng loài tham gia vào công thức tổ thành đã có sự khác nhau so với ở tầng cây cao. Cụ thể là:

Với Đai 1 (200m): số loài tham gia vào công thức tổ thành theo phần trăm số cây của tầng cây cao là 10 loài, còn đối với lớp cây tái sinh là 14 loài. Như vậy, lớp cây tái sinh ở đây là đa dạng hơn về loài.

Với Đai 2 (400m): số loài tham gia vào công thức tổ thành theo phần trăm số cây của tầng cây cao và cây tái sinh đều là 8 loài. Tuy nhiên, thành phần loài ở đây đã có sự xáo trộn, thay vì các loài có trong công thức tổ thành tầng cây cao thì ở đây được thay thế các loài mới như Chân chim, Dẻ gai, Thông nhựa.

Với Đai 3 (600m): số loài tham gia vào công thức tổ thành theo phần trăm số cây của tầng cây cao và cây tái sinh đều là 7 loài. Nhưng thành phần loài tham gia có sự thay đổi, đó là loài Dẻ gai, Chò chỉ, Táu muối, Thông nhựa

Sự thay đổi trong thành phần loài ở tổ thành cây tái sinh so với tầng cây cao hiện tại sẽ làm thay đổi cấu trúc rừng trong tương lai khi lớp cây cao già cỗi và chết đi, thay thế chúng là lớp cây tái sinh triển vọng và dần khép tán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài cây táu mật (vatica tonkinensis) tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, văn yên, yên bái​ (Trang 58 - 59)