Kết quả nghiên cứu đặc điểm phân bố của Táu mật ở các đai cao khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài cây táu mật (vatica tonkinensis) tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, văn yên, yên bái​ (Trang 39)

khác nhau

Từ kết quả điều tra phân bố của loài Táu mật trong 9 OTC ở các đai cao khác nhau, đề tài kiểm tra sự thuần nhất các giá trị về đường kính và chiều cao của các cây Táu mật trong từng đai cao và trong 9 OTC để gộp giá trị tính tương quan h/d. Kết quả kiểm tra cho thấy khi gộp đường kính ở các ô trong cùng đai cao lại thì giá trị sig = 0,07 > 0,05, gộp chiều cao trong cùng một đai cao lại thì giá trị sig = 0,134 > 0,05 (phụ biểu 01), do đó có thể gộp số liệu về đường kính và chiều cao của các cây trong các OTC trong cùng đai cao để tính toán. Đề tài tiến hành tổng hợp đặc điểm phân bố số cây Táu mật trong lâm phần ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Đặc điểm phân bố số cây Táu mật

OTC ncây/ha nTáu mật/Đai cao(3000 m2) nTáu mật/ha

Đai 1(200m) 460 45 150

Đai 2(400m) 440 36 120

Từ bảng tổng hợp trên cho thấy: số cây Táu mật ở các đai cao khác nhau có sự phân bố chênh lệch nhau không nhiều. Đai 3 có số lượng loài Táu mật lớn nhất đạt 48 cây, tiếp theo là đai 1 có 45 cây và cuối cùng là đai 2 có 36 cây. Khi xét trên phương diện trong một ha thì số lượng cây Táu mật cũng có sự thay đổi theo thứ tự các đai cao 1, 2, 3 là 150 cây, 120 cây và 160 cây. Điều này được lý giải rằng mật độ loài Táu mật phân bố chủ yếu ở sườn đỉnh và sườn chân nhiều hơn sườn giữa. Đề tài tiến hành tìm quy luật phân bố số cây với đường kính loài Táu mật thông qua gộp số liệu và tương quan giữa chiều cao và đường kính của các ô tiêu chuẩn trong cùng một đai. Kết quả mô tả quy luật phân bố số cây Táu mật theo đường kính được tổng hợp ở bảng 4.2 và (phụ biểu 02)

Bảng 4.2. Nắn phân bố n/d theo hàm Weibull của loài Táu mật gộp các ô tiêu chuẩn Đai Số cây gộp γ α χ 2 tính χ2 Ktra Kết luận Đai 1 45 0,0007 2,6288 0,16 3,84 Ho+ Đai 2 36 0,003515 2,21072 0,90 5,99 Ho+ Đai 3 48 0,000229 2,753947 4,07 7,81 Ho+

Nhận xét: Kết quả tính toán quy luật phân bố số cây theo đường kính theo từng đai cao có χ2 tính < χ2 tra bảng. Do vậy phân bố lý thuyết mô phỏng tốt quy luật phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính.

Hình 4.1: Biểu đồ phân bố số cây theo cỡ đường kính của đai cao 1

Dạng phân bố ở đây gần với phân bố chuẩn, các cây tập trung ở các cỡ kính trung bình từ đường kính 25 cm đến 35 cm.

Hình 4.2: Biểu đồ phân bố số cây theo cỡ đường kính của đai cao 2

Phân bố số cây Táu mật theo cỡ kính ở đây có dạng chuẩn với các cây tập trung ở cỡ kính từ 24 đến 30 cm.

Hình 4.3: Biểu đồ phân bố số cây theo cỡ đường kính của đai cao 3 4.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi Táu mật phân bố

4.3.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao

Tổ thành rừng là một trong nhân tố cấu trúc có ảnh hưởng quyết định đến các nhân tố sinh thái và hình thái của rừng. Tổ thành rừng còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tính bền vững, tính ổn định, sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng, có ảnh hưởng lớn đến định hướng kinh doanh lợi dụng rừng. Hơn nữa, tổ thành rừng còn phản ánh năng lực bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Tổ thành càng phức tạp bao nhiêu thì rừng càng có tính thống nhất, hoàn hảo, cân bằng và ổn định bấy nhiêu. Trước hết do tổ thành phức tạp mà hệ sinh thái rừng tự nhiên luôn luôn là hệ sinh thái hoàn hảo và có lợi trong việc sản xuất sinh khối, phòng trừ sâu hại, chống xói mòn đất, duy trì độ phì đất và bảo vệ môi trường sinh thái.

4.3.1.1. Tổ thành tầng cây cao theo phần trăm số cây (N%)

Kết quả nghiên cứu trong 3 đai cao được tổng hợp trong phụ biểu 03 và bảng 4.3

Bảng 4.3. Tổ thành tầng cây cao theo N% của các đai cao Đai

cao

Số

loài Công thức tổ thành theo N%

Đai 1 30 17,39Tn+16,30Tm+6,52Cc+6,52Tlt+5,43Ss+5,43Tmuoi +4,35Cn+4,35Ng+4,35Tb+4,35Xn

Đai 2 32 13,64Tm+7,95Sp+6,82Ng+6,82Trt+5,68Đt +5,68Nlt+4,55Lx+4,55Sấu

Đai 3 27 17,02Tm+14,89Kh+11,70Giổi+6,38Cn+6,38Dg+6,38Sp+6,38Vt

(Chú giải : Tn: Thông nhựa, Tm: Táu mật, Cc: Chò chỉ, Tlt: Thích lá thuôn, Ss: Sau sau, Tmuoi: Táu muối, Cn: Chò nâu, Ng: Nghiến, Tb: Thôi ba, Xn: Xoan nhừ, Sp: Sồi phảng, Trt: Trám trắng, Đt: Đinh thối, Nlt: Nhọc lá to, Lx: Lim xanh, Sấu: Sấu, Kh: Kháo, Giổi: Giổi, Dg: Dẻ gai, Vt: Vàng tâm )

Kết quả bảng 4.3 cho thấy: Hầu hết trong các đai cao thì số loài tham gia có mặt khác nhau, số lượng loài tham gia vào công thức tổ thành cũng khác nhau. Tổ thành theo phần trăm số cây là tỷ lệ giữa số cá thể của một loài trên tổng số cá thể. Vì vậy, số loài ở trong một ô tiêu chuẩn không làm ảnh hưởng đến công thức tổ thành.

Hình 4.4: Hình ảnh về khu vực nghiên cứu

Mật độ loài dao động từ 27 – 32 loài/Đai cao. Trong đó, đai 2 có 32 loài, có 8 loài cây có tên trong công thức tổ thành, Táu mật chiếm 13,64 %. Thứ hai là đai 1 có 30 loài cây và có 10 loài tham gia vào công thức tổ thành, Táu mật chiếm 16,30 %. Đai 3 có 27 loài, trong đó có 7 loài tham gia chính vào công thức tổ thành, Táu mật chiếm 17,02 %. Điều quan trọng là trong tất cả các đai cao, Táu mật đều tham gia vào công thức tổ thành.

Những loài cây thường gặp trong tổ thành cùng với Táu mật là Táu muối, Nghiến, Dẻ gai, Chò nâu. Tổ thành loài cây đi kèm với Táu mật hết sức quan trọng, chúng quyết định đến khả năng sinh trưởng và tái sinh của loài trên một phạm vi phân bố.

4.3.1.2. Tổ thành tầng cây cao theo chỉ số quan trọng (IV%)

Kết quả xác định công thức tổ thành theo chỉ số IV% của 3 đai cao tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong phụ biểu 03 và bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tổ thành tầng cây cao theo chỉ số (IV%) của các Đai cao Đai

cao

Số

loài Công thức tổ thành theo IV%

Đai 1 30 22,69Tm+15,29Tn+7,43Tmuoi+6,87Cc+5,29Ng+5,22Cn Đai 2 32 13,19Tm+8,71Trt+7,35Sp+7,26Ng+5,89Sấu+5,78Đt Đai 3 27 18,61Tm+15,96Kh+12,10Giổi+6,66Cn

+6,60Sp+6,44Vt+5,92Gg

Công thức tổ thành theo chỉ số IV% ở đây đã có sự thay đổi so với công thức tổ thành theo N%. Theo mức độ giảm dần của tính ưu thế loài, thì những loài có chỉ số IV% > 5% mới được tham gia vào công thức tổ thành, do đó số loài tham gia công thức tổ thành theo IV% ít hơn so với N%.

Tuy nhiên trong tất cả các OTC, thì loài Táu mật đều tham gia vào công thức tổ thành; các loài cây thường bắt gặp đi cùng với Táu mật là Thông nhựa, Táu muối, Nghiến, Dẻ gai, Chò nâu, Trám trắng, Kháo. Những loài chiếm ưu thế gồm: Kháo, Trám trắng, Thông nhựa, Giổi xanh, Sồi phảng.

4.3.2. Mật độ tầng cây cao

Mật độ tầng cây cao là số lượng cây gỗ tham gia vào tầng tán chính của lâm phần trên một một đơn vị diện tích (Ncây/ha). Mật độ là một trong những đặc trưng quan trọng của lâm phần, phản ánh mức độ tận dụng không gian dinh dưỡng của cây rừng. Ngoài ra nó còn là một chỉ tiêu biểu thị mối quan hệ qua lại giữa các loài cây với nhau, giữa các cá thể trong cùng loài. Việc nghiên cứu mật độ cây rừng trong lâm phần thực chất là nghiên cứu khả năng lợi dụng tiềm năng sản xuất của điều kiện lập địa.

Hình 4.5: Hình ảnh về mật độ lâm phần ở khu vực nghiên cứu

Kết quả tổng hợp mật độ tầng cây cao ở các đai cao được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Mật độ tầng cây cao của lâm phần

Đai cao Số loài Nc/ha (cây)

Đai 1 30 460

Đai 2 32 440

Kết quả bảng trên cho thấy: Mật độ cây rừng tham gia vào tầng tán chính trong các đai cao là khác nhau, song sự chênh lệch này không lớn. Mật độ quy ra hecta của các đai cao từ 440 – 470 cây/ha.

4.3.3. Đặc điểm phân bố số cây theo đường kính (n/D1.3) và số cây theo chiều cao (n/Hvn) chiều cao (n/Hvn)

4.3.3.1. Kiểm tra sự thuần nhất giữa các giá trị quan sát

Để kiểm tra giả thuyết về quy luật phân bố của lâm phần, đề tài tiến hành kiểm tra sự thuần nhất số liệu điều tra của các OTC trong từng đai cao thông qua tiêu chuẩn thống kê toán học để quyết định có thể gộp các số liệu thu thập tại các khu vực nghiên cứu với nhau hay không.

Dùng tiêu chuẩn Kruskal - Wallis kiểm tra sự thuần nhất số liệu điều tra ở 3 đai cao, kết quả tính toán ở phụ biểu 04.

- Kết quả kiểm tra sự thuần nhất về đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn của các đai cao cho thấy:

+ Đối với đường kính ngang ngực thì xác suất của χlà sig = 0,007 < 0,05 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, nghĩa là đường kính D1.3 của các cây ở 3 đai là không thuần nhất, ta phải tính toán riêng cho từng đai cao.

+ Đối với chiều cao vút ngọn thì xác suất của χlà sig = 0,01 < 0,05 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, nghĩa là chiều cao Hvn của các cây ở 3 đai cao là không thuần nhất. Vì vậy không thể gộp các đai cao lại với nhau để tính toán các chỉ tiêu về Hvn.

4.3.3.2. Phân bố số cây theo đường kính (n/d)

Quy luật phân bố số cây theo đường kính được xem là một trong những quy luật phân bố quan trọng nhất của quy luật kết cấu rừng, nắm được các quy luật này có thể dễ dàng xác định được số cây tương ứng với từng cấp đường kính làm cơ sở xây dựng các loại biểu (biểu thể tích, biểu thương phẩm,...) phục vụ cho mục tiêu điều chế kinh doanh rừng. Ngoài ra nghiên

cứu mối quan hệ này giúp cho việc xác định các tác động hợp lý vào rừng tạo điều kiện cho rừng phát triển theo đúng quy luật tự nhiên, đem lại hiệu quả cao và ổn định lâu dài, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Từ dạng phân bố thực nghiệm n/D1.3 của các đai cao, đề tài dựa vào dạng phân bố thực nghiệm mà chọn ra dạng hàm phù hợp trong các dạng phân bố: Meyer, phân bố Weibull, phân bố khoảng cách. Ở đây, dựa vào phân bố thực nghiệm là chủ yếu phân bố 1 đỉnh mà đề tài đã chọn được dạng thích hợp là dạng phân bố Weibull. Tiêu chuẩn mức độ phù hợp của các hàm lý thuyết được chọn là tiêu chuẩn χ2 theo công thức (2.10). Qua tính toán cho kết quả phân bố n/D1.3 của 3 đai cao được tính toán ở phụ biểu 05 và được tổng hợp ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Nắn phân bố n/d theo hàm Weibull

Đai cao Nc/ha

(cây) γ α χ 2 tính χ2 Ktra Kết luận Đai 1 460 0,0054 1,7283 17,97 18,31 𝐻𝑜+ Đai 2 440 0,0123 1,4528 14,73 18,31 𝐻𝑜+ Đai 3 470 0,0038 1,8001 4,59 18,31 𝐻𝑜+ Nhận xét:

Kết quả trên cho thấy, γ dao động từ 0,0038 đến 0,0123, kiểm tra χ2 tính toán cho thấy biến động từ 4,59 đến 17,97. Dựa vào đường cong thực nghiệm chọn giá trị α phù hợp. Kết quả cho thấy α dao động từ 1,45 đến 1,8. Kết quả đánh giá được phân bố số cây theo cấp đường kính tuân theo luật chuẩn và có dạng phân bố một đỉnh, lệch phải. Như vậy, dạng hàm Weibull mô tả tốt luật phân bố số cây theo đường kính. Để có cái nhìn trực quan hơn, đề tài tiến hành vẽ biểu đồ thể hiện các phân bố thực nghiệm và lý thuyết ở các hình 4.6 đến hình 4.7.

Hình 4.6: Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính của Đai 1.

Từ hình trên cho thấy phân bố số cây theo đường kính ở Đai 1 có dạng lệch trái, phân bố số cây tập trung chủ yếu ở các cỡ kính bé

Hình 4.7: Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính của Đai 2

Từ biểu đồ trên cho thấy phân bố số cây theo đường kính của Đai 2 có dạng lệch trái, số cây tập trung chủ yếu ở các cỡ kính bé từ cỡ 20 cm đến 30 cm.

Hình 4.8: Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính của đai 3

Phân bố số cây theo đường kính ở các đai cao đều có dạng lệch trái có đặc điểm là: Số cây chủ yếu tập trung vào cỡ kính từ 20 đến 35 cm. Số cây ở cỡ đường kính lớn là ít. Từ kết quả trên cho thấy rừng ở đây đang ở giai đoạn đang phát triển (rừng non) đi dần vào sự ổn định về cấu trúc và dần đạt trữ lượng cao nhất nếu có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp. Từ đó, Đề tài đề xuất nghiêm cấm khai thác và có các tác động trong khu vực này nằm tránh gây tổn thương đến cây tái sinh.

4.3.3.3. Phân bố số cây theo chiều cao

Từ dạng phân bố thực nghiệm n/Hvn của các đai cao, đề tài dựa vào dạng phân bố thực nghiệm mà chọn ra dạng hàm phù hợp trong các dạng phân bố: Meyer, phân bố Weibull, phân bố khoảng cách. Ở đây, đề tài dựa vào phân bố thực nghiệm đã chọn được dạng thích hợp là dạng phân bố Weibull. Tiêu chuẩn mức độ phù hợp của các hàm lý thuyết được chọn là tiêu chuẩn χ2 theo công thức (2.10). Đề tài tiến hành mô tả phân bố thực nghiệm các đai cao riêng lẻ. Kết quả phân bố n/Hvn của 3 đai cao được tính toán ở phụ biểu 06 và tổng hợp ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Nắn phân bố n/h theo hàm Weibull Đai cao Nc/ha

(cây) γ α χ 2 tính χ2 Ktra Kết luận Đao 1 460 0,0047 2,0444 13,78 21,03 𝐻𝑜+ Đai 2 440 0,0041 2,1409 17,66 19,68 𝐻𝑜+ Đai 3 470 0,0034 2,1759 18,36 19,68 𝐻𝑜+ Nhận xét:

Giá trị γ dao động từ 0,0034 đến 0,0047 với giá trị χ2 tính nằm trong khoảng 13,78 đến 18,36, α từ 2,0444 đến 2,175. Từ kết quả tổng hợp ở bảng 4.8 cho thấy hàm phân bố dạng Weibull mô tả tốt phân bố số cây theo chiều cao. Kết quả nắn phân bố số cây theo cỡ chiều cao được thể hiện rõ ở các hình 4.7 đến hình 4.9.

Hình 4.9: Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao của Đai 1

Từ hình trên cho thấy phân bố số cây theo chiều cao có dạng lệch trái. Các cây tập trung phân bố ở các cỡ chiều cao lớn

Hình 4.10: Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao của Đai 2

Từ hình trên cho thấy phân bố số cây theo chiều cao có dạng chuẩn. Các cây tập trung ở các cỡ kính giữa từ 14 cm đến 24 cm.

Hình 4.11: Biểu đồ phân ố số cây theo chiều cao của Đai 3

Từ hình trên cho thấy, phân bố số cây theo cỡ chiều cao có dạng gần đối xứng. Cấu trúc phân bố thực nghiệm có dạng hai đỉnh. Chủ yếu các cây nằm trong khoảng từ 14 đến 20 m.

4.3.4. Cấu trúc độ tàn che tầng cây cao

Độ tàn che của rừng biểu thị mức độ che kín mặt đất của tầng cây gỗ, là nhân tố quan trọng trong việc hoàn thành tiểu hoàn cảnh rừng, có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng và phát triển của các thành phần sinh vật dưới tán rừng đặc biệt là lớp cây tái sinh. Kết quả tổng hợp độ tàn che tầng cây cao trong bảng 4.8

Bảng 4.8: Cấu trúc độ tàn che tầng cây cao

Đai cao Độ tàn che Nc/ha NTm/ha

Đai 1 0,7 460 150

Đai 2 0,5 440 120

Đai 3 0,6 470 160

Từ kết quả bảng 4.7 cho thấy: Khu vực điều tra có độ tàn che khá cao từ 0,5 – 0,7. Qua quá trình điều tra đề tài cũng thấy thường có nhiều loài cây ưa sáng, còn nhiều cây to, tán cây có điều kiện phát triển tốt hơn và cũng tại nơi đó loài Táu mật phân bố với mật độ cao hơn. Nguyên nhân là khu vực có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài cây táu mật (vatica tonkinensis) tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, văn yên, yên bái​ (Trang 39)