Phương pháp xử lý mẫu vật và dữ liệu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý các loài bướm ngày tại khu rừng đặc dụng tà xùa, tỉnh sơn la (Trang 25 - 29)

2.4.3.1. Phương pháp bảo quản tạm thời

Sau khi thu bắt được bướm bằng vợt, với những loài đã rõ tên khoa học tiến hành ghi ngay vào sổ tay tất cả các chỉ tiêu của loài đó. Những loài chưa rõ tên tiến hành vợt bắt rồi cho vào bao giữ mẫu riêng, được làm bằng giấy A4, có tác dụng giữ mẫu không bị rách nát, không bị mất màu, không bị hỏng.

Trên bao mẫu ghi rõ ngày tháng điều tra, vị trí thu bắt được. Kích thước bao đựng mẫu tùy thuộc vào kích thước của mẫu vật) và ghi rõ tuyến điều tra, thời gian.

Hình 2.08: Phương pháp bảo quản mẫu Bướm bằng bao giấy

2.4.3.2. Phương pháp làm mẫu

Dụng cụ: Kim cắm mẫu, giá thể mềm (gỗ ép bướm hoặc miếng xốp), băng giấy trắng, băng giấy bóng mờ.

Cách làm: Đặt mẫu bướm trên giá thể, dùng kim phù hợp cắm cố định thân bướm rồi tiến hành cân chỉnh cánh, râu đầu... Khi cắm kim phải điều chỉnh các bộ phận cơ thế cho cân đối với thân bướm, chỉnh cánh bướm sang hai bên sao cho mép cánh trước vuông góc với trục thân thể, dùng 1-2 băng giấy đặt đè lên trên cánh, song song với thân mẫu vật và dùng kim cắm vào hai đầu băng giấy sát với mép trước của cánh trước và mép sau của cánh sau. Chú ý không cắm xuyên qua cánh. Sau đó dùng băng giấy cố định hai rầu đầu sao cho râu đầu cân đối, dùng hai kim cắm vào sát hai râu đầu. Cắm kim cố định băng giấy có tác dụng giữ cho mẫu vật không bị hư hỏng và có tư thế chuẩn.

Hình 2.09: Phương pháp làm mẫu bướm

Để mép cánh không bị rách trong quá trình phơi sấy, cần đặt băng giấy che kín hết mép cánh. Các thông tin về mẫu vật ghi trên phong bì giữ mẫu cần được chuyển toàn bộ sang băng giấy hoặc ghi ký hiệu lên băng giấy, còn các thông tin cụ thể hơn chuyển sang sổ ghi chép. Mẫu cắm xong đem phơi nắng (đậy giấy báo lên trên để tránh ánh nắng trực tiếp) hoặc sấy khô ở nhiệt độ 500C. Lưu ý phải rút kim kịp thời, trước khi mẫu khô cứng. Khi mẫu vật đã khô sau từ 04 đến 05 ngày phơi có thể tháo bỏ băng giấy. Trong quá trình tháo kim cần lấy một tay đè nhẹ lên băng giấy để mẫu vật không bị kéo lên theo.

2.4.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Kiểm tra số liệu, sắp xếp theo trình tự thời gian, theo mức độ trạng thái - Xử lý và làm tiêu bản mẫu.

- Quan sát, đo đếm và giám định mẫu vật. - Thống kê và phân tích số liệu.

- Lập bảng danh lục các loài bướm có trong khu vực nghiên cứu - Tỷ lệ bắt gặp của một loài bướm (P%) được tính theo công thức:

𝑃% = 𝑛

𝑁 × 100

Trong đó:

P%: là Tỷ lệ bắt gặp của một loài bướm n: Tổng số điểm gặp loài bướm

N: Tổng số điểm điều tra của khu vực nghiên cứu Với:

P% < 25% loài ngẫu nhiên gặp 25% ≤ P% ≤ 50% loài ít gặp

P > 50% loài thường gặp

- Chỉ số Margalef (d): Chỉ số này được sử dụng để xác định tính đa dạng hay sự phong phú về loài ở khu vực nghiên cứu:

d: chỉ số phong phú

S: Số loài ở mỗi khu vực nghiên cứu N: Tổng số lượng cá thể thu được

Với sinh cảnh nào có d cao thì mức độ đa dạng cao và ngược lại sinh cảnh nào có d nhỏ thì mức độ đa dạng nhỏ.

- Mức độ tương đồng về thành phần loài ở hai khu vực nghiên cứu được tính theo công thức Sorensen:

Trong đó:

SI: Mức độ tương đồng về thành phần loài ở hai khu vực nghiên cứu (dao động từ 0 đến 1, khi SI > 0,5 biểu thị mức độ tương đồng cao, SI càng lớn mức tương đồng càng cao)

C: Số lượng loài xuất hiện ở cả hai khu vực A, B A: Số lượng loài của khu vực A

B: Số lượng loài ở khu vực B

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý các loài bướm ngày tại khu rừng đặc dụng tà xùa, tỉnh sơn la (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)