Khái quát hiện trạng công tác quản lý tài nguyên rừng và mối đe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý các loài bướm ngày tại khu rừng đặc dụng tà xùa, tỉnh sơn la (Trang 58 - 75)

tới bướm ngày tại khu vực nghiên cứu

Các loài bướm ngày có mối quan hệ rất chặt chẽ với môi trường sinh thái. Do vậy, nếu hệ sinh thái rừng bị xáo trộn hoặc phá hủy sẽ làm ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ đến chúng thậm chí có thể làm cho chúng bị tuyệt chủng.

Trước kia do các hoạt động khai thác rừng bừa bãi, chặt phá rừng làm nương rẫy, lấy gỗ củi, săn bắn động vật… đã làm cho môi trường tự nhiên của các loài bướm ở đây bị suy giảm và xáo trộn nhiều, các khu rừng nguyên vẹn còn lại ít. Kể từ khi thành lập KBTTN Tà Xùa từ năm 2002 theo Quyết định số 3440/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La về việc thành lập 4 Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (nay là Ban quản lý rừng đặc dụng) trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Sơn La đến nay, tình trạng và mức độ khai thác, chặt phá rừng làm nương đã giảm đi đáng kể, rừng đã và đang tái sinh phục hồi trở lại rất tốt. Tuy nhiên các hoạt động như khai thác lâm sản trái phép, lấy củi đốt, chăn thả gia súc và phát nương làm rẫy vẫn còn xảy ra, chưa được ngăn chặn triệt để, điều này đã và đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tái sinh tự nhiên của rừng

trong một số khu vực, nhất là vùng đệm. Bên cạnh đó công tác phòng cháy chữa cháy rừng chưa được tốt. Năm 2010 tổng diện tích rừng bị cháy là 33ha, năm 2011 là 2 ha, năm 2012 là 3 ha, năm 2013 là 1,5 ha (nguồn Ban QLRĐD cung cấp) điều này cũng là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của động vật, thực vật, côn trùng...trong khu vực.

Hiện nay vẫn còn 03 lán và 19 hộ dân làm trang trại trong vùng lõi của KRĐD Tà Xùa và 5 hộ với 32 nhân khẩu ở bản Năm Nhà, xã Suối Tọ đang sinh sống mà chưa di chuyển ra khỏi trong vùng lõi của KRĐD Tà Xùa. Đây là điểm tập kết của lâm tặc khi khai thác trái rừng phép. Hơn nữa bà con nhân dân sống xung quanh KRĐD Tà Xùa chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chăn nuôi rất hạn chế, cuộc sống cơ bản vẫn dựa vào rừng. Đây là những nguyên nhân cơ bản và chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp tới công tác bảo tồn, quản lý tài nguyên rừng, chất lượng rừng, dẫn tới ảnh hưởng tới môi trường sống của động vật, thực vật, côn trùng nói chung và bướm ngày nói riêng.

Qua nghiên cứu thực tế tại KRĐD Tà Xùa và kết quả nghiên cứu tài liệu nhất là thực trạng công tác bảo tồn hiện nay với những đặc điểm đã nêu trên, BQLR ĐD Tà Xùa cần đưa ra một số nguyên tắc quản lý tài nguyên rừng cụ thể, đó là:

- Cần có báo cáo đánh giá chính xác và đầy đủ thực trạng của công tác quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có, những ưu điểm, khuyết điểm, những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ và các nguy cơ đe dọa đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên, với động vật nói chung và côn trùng nói riêng, đặc biệt là các đề xuất, kiến nghị.

- Quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và các cấp có thẩm quyền trong việc quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học. Ban hành các chính sách cụ thể và thiết thực đảm bảo hài hòa lợi ích giữa cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư tại địa phương, đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ bảo tồn nguồn tài

nguyên thiên nhiên.

- Công tác bảo tồn được thực hiện theo mục tiêu chung là tạo điều kiện để các loài bướm ngày phát triển về số lượng và chất lượng, từ đó góp phần tạo ra sự cân bằng trong hệ sinh thái rừng.

4.7.2. Các giải pháp chung

Phối hợp với cấp ủy, các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền tại địa phương nhằm thúc đẩy nhanh công tác quy hoạch lại dân cư sao cho phù hợp. Có chính sách hỗ trợ về vốn, kĩ thuật nhất là vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương và vùng lân cận.

Đầu tư nghiên cứu một cách toàn diện, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trongvà ngoài nước trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và các loài bướm ngày nói riêng.

Sắp xếp và đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

Tiếp tục và tăng cường công tác vận động, tuyên truyền về giá trị của việc bảo tồn đa dạng sinh học bằng nhiều hình thức cho nhiều đối tượng tham gia vào việc bảo vệ môi trường sinh thái nói chung và KRĐD nói riêng.

Các bước của công tác bảo tồn là :

1. Thực hiện tốt việc điều tra, giám sát để nắm được hiện trạng của các loài bướm ngày trong khu vực, đặc biệt là các loài chủ yếu. 2. Thu thập các thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học

của các loài chủ yếu, trong đó những vấn đề chính cần làm rõ: Quan hệ dinh dưỡng, nơi cư trú, tập tính sinh sản và tự vệ.

3. Lựa chọn các biện pháp kỹ thuật thích hợp để tạo điều kiện cho bướm ngày phát triển.

4.7.3. Các giải pháp quản lý cụ thể

Khu hệ bướm ngày của Tà Xùa trong thời gian điều tra, phát hiện có 95 loài, trong đó một số loài được coi là có ý nghĩa lớn – các loài chủ yếu, các loài có vai trò là sinh vật chỉ thị và các loài có ý nghĩa lớn đối với du lịch sinh thái. Để tập trung nguồn lực cho công tác bảo tồn cần đặc biệt chú ý tới các loài chủ yếu này.

4.7.3.1. Công tác điều tra giám sát

Để làm tốt công tác bảo tồn cần phải có thông tin chính xác, cập nhật về hiện trạng của các loài thuộc đối tượng ưu tiên bảo tồn. Độ phong phú cũng như sự xuất hiện của các loài bướm ngày nói chung, các loài bướm ngày cần ưu tiên bảo tồn nói riêng có thể thay đổi theo năm, do vậy cần tiến hành giám sát thường xuyên tại 18 điểm điều tra trên 4 tuyến điều tra đã được xác lập ban đầu để có thông tin chính xác về sự hiện diện và hoạt động của các loài này. Ngoài ra cần kết hợp thu thập thông tin về thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, đặc điểm lâm phần tại thời điểm điều tra.

* Đối với nhóm loài bướm phượng có tên trong Sách đỏ Việt Nam: Theo kết quả điều tra ban đầu nhóm loài này xuất hiện ở một số sinh cảnh. Tuy nhiên hai sinh cảnh chính là “Trảng cỏ cây bụi tiếp giáp khu dân cư có cây ăn quả và hoa màu” và “Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp”. Vì vậy công tác giám sát cũng như cải tạo sinh cảnh cần được tập trung đây.

* Đối với nhóm loài có vai trò là sinh vật chỉ thị: Đối với nhóm loài này thường tập trung ở các sinh cảnh sau :

Rừng thứ sinh trên núi đá vôi. (các loài thuộc họ Bướm rừng)

Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp.(các loài thuộc họ Bướm rừng) Rừng hỗn giao tre nứa

Vì vậy trong quá trình điều tra cần điều tra kỹ tại các sinh cảnh này. * Đối với nhóm loài có ý nghĩa du lịch sinh thái: Với nhóm loài này

chúngphân bố chủ yếu ở các sinh cảnh sau : Rừng kín thường xanh ven suối.

Rừng thứ sinh phục hồi tiếp giáp khu dân cư. Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp.

Vì vậy trong quá trình điều tra cần điều tra kỹ tại các sinh cảnh này.

4.7.3.2. Thu thập thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài chủ yếu.

Để có được các thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài bướm ngày chủ yếu, ngoài việc kế thừa các tài liệu có liên quan, cần phải đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu đối với các nhóm loài này bằng các hình thức sau:

Xây dựng các trang trại nuôi bướm thử nghiệm với việc trồng các loại thực vật là thức ăn cho từng nhóm loài.

Tiến hành nuôi sâu non trong phòng thí nghiệm đối với từng nhóm loài

4.7.3.3. Các biện pháp kỹ thuật

Trên cơ sở các kết quả điều tra phân tích về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài bướm ngày chủ yếu đã được trình bày ở trên, để bảo tồn và phát triển chúng cần phải tiến hành các biện pháp kỹ thuật sau :

* Đối với nhóm loài có tên trong sách đỏ Việt Nam:

Mở rộng môi trường sống của chúng với việc nâng cao số lượng và chất lượng rừng như: Đẩy nhanh công tác khoanh nuôi làm giàu rừng, công tác trồng rừng tạo môi trường sống thích hợp với cơ cấu loài cây làm thức ăn cho sâu non và bướm trưởng thành như các loài cây thuộc họ Đậu, họ Giẻ, họ Hoa hồng, họ Hòa thảo, họ Ô rô, họ Dâu tằm, họ Gai, họ Đơn nem.

* Đối với nhóm loài có vai trò là sinh vật chỉ thị :

Đối với nhóm loài này cần đầu tư kinh phí cho công tác khoanh nuôi làm giàu rừng, công tác trồng rừng với cơ cấu loài cây làm thức ăn cho sâu

non và bướm trưởng thành như: Các loài cây thuộc họ Hòa thảo, họ Tre nứa, họ Đơn nem, họ Đậu, họ Giẻ, họ Hoa hồng.

* Đối với nhóm loài có ý nghĩa du lịch sinh thái :

Phần lớn các loài bướm ngày thuộc nhóm loài này có phạm vi phân bố rộng, vì vậy cần tiến hành mở rộng môi trường sống bằng việc xây dựng các trang trại nuôi bướm trong KRĐD đồng thời khuyến khích và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân các xã vùng đệm trên cơ sở vườn rừng có sẵn có tiến hành xây dựng các trang trại nuôi bướm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu từ 04/2014 đến 09/2014 trên 18 điểm điều tra của 4 tuyến điều tra gồm 6 loại sinh cảnh khác nhau đã thu được một số kết quả chính sau:

1. Trong khu vực nghiên cứu đã xác định được 95 loài thuộc 09 họ, Nymphalidae (23 loài), họ Papilionidae (21 loài), họ Pieridae (15 loài), họ Danaidae (10 loài), các họ có số loài ít hơn là họ Satyridae (9 loài), hai họ có cùng số loài là Amathusiidae và Riodinidae (5 loài), họ có số loài ít là Hesperiidae (4 loài) và Lycaenidae (3 loài).

Nhóm có độ bắt gặp trung bình (loài ít gặp) bao gồm 41 loài, nhóm ngẫu nhiên có 49 loài và nhóm thường gặp có 5 loài.

2. Các loài bướm ngày có phân bố khác nhau, tùy thuộc vào sinh cảnh và thời gian điều tra có 05 sinh cảnh phát hiện trên 50% số loài của khu vực đó là các sinh cảnh SC01 “rừng thứ sinh phục hồi tiếp giáp khu dân cư”, sinh cảnh SC02 “trảng cỏ cây bụi tiếp giáp khu dân cư”, sinh cảnh SC03 “rừng thứ sinh trên núi đá vôi”, sinh cảnh SC05 “rừng hỗn giao tre nứa” và sinh cảnh SC06 “rừng kín thường xanh ven suối”.

Chỉ số đa dạng của bướm ngày ở các sinh cảnh lần lượt là: SC01 (d=15,47), SC02 (d=13,42), SC03 (d=13,67), SC04 (d=5,33), SC05 (d=11,31), SC06 (d=14,39). Sinh cảnh SC04 “rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp” có sự khác biệt khá rõ với các sinh cảnh còn lại.

3. Số lượng loài bướm ngày giảm dần theo độ cao: Khu vực thuộc đai thấp dưới 400m có 69 loài chiếm 72,63%, đai cao từ 400 – 700m có 54 loài chiếm 56,84%, Đai cao trên 700m có 28 loài chiếm 29,47%.

2. Kiến nghị

Từ việc phân tích kết quả nghiên cứu và các tài liệu thu thập thực tế , để bảo tồn được các nguồn tài nguyên sinh học nói chung và các loài bướm ngày nói riêng tại KRĐDTà Xùa, tôi xin kiến nghị những chương trình cụ thể cần được triển khai thực hiện như sau:

- Khu rừng đặc dụng Tà Xùa đã được thành lập từ năm 2002, nhưng hiện nay chưa có các thông tin tin cậy về loài, quần thể loài côn trùng trong khu vực, nên phải triển khai một chương trình chi tiết nghiên cứu về côn trùng, động thực vật, vi sinh vật…từ đó đề ra giải pháp bảo tồn các loài bướm ngày một cách khoa học và hiệu quả.

Cho đến thời điểm nghiên cứu xác định được 04 loài có tên trong Sách đỏ Việt Namlà: Troides acecus, Troides helena, Graphium antiphates

Cramer, Lamproptera curia walkeri Moore, 06 loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng, một số loài có giá trị du lịch sinh thái.

* Đối với nhóm loài có tên trong sách đỏ và mới phát hiện ở Việt Nam Mở rộng môi trường sống của chúng với việc nâng cao số lượng và chất lượng rừng như : Đẩy nhanh công tác khoanh nuôi làm giàu rừng, công tác trồng rừng tạo môi trường sống thích hợp với cơ cấu loài cây làm thức ăn cho sâu non và bướm trưởng thành như các loài cây thuộc họ Đậu, họ Giẻ, họ Hoa hồng, họ Hòa thảo, họ Ô rô, họ Dâu tằm, họ Gai, họ Đơn nem.

* Đối với nhóm loài có vai trò là sinh vật chỉ thị :

Đối với nhóm loài này cần đầu tư kinh phí cho công tác khoanh nuôi làm giàu rừng, công tác trồng rừng với cơ cấu loài cây làm thức ăn cho sâu non và bướm trưởng thành như: Các loài cây thuộc họ Hòa thảo, họ Tre nứa, họ Đơn nem, họ Đậu, họ Giẻ, họ Hoa hồng.

* Đối với nhóm loài có ý nghĩa du lịch sinh thái :

Phần lớn các loài bướm ngày thuộc nhóm loài này có phạm vi phân bố rộng, vì vậy cần tiến hành mở rộng môi trường sống bằng việc xây dựng các

trang trại nuôi bướm trong KRĐD đồng thời khuyến khích và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân các xã vùng đệm trên cơ sở vườn rừng có sẵn có tiến hành xây dựng các trang trại nuôi bướm.

- Xây dựng kế hoạch, thực hiện quyết liệt có hiệu quảcác biện pháp làm giảm mức độ khai thác lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy, lấy củi và phòng chống cháy rừng. Cụ thể các biện pháp ở đây gồm việc tăng cường lực lượng tuần tra bảo vệ tài nguyên rừng cùng với việc củng cố thi hành pháp luật.

- Cần tiếp tục điều tra nghiên cứu kỹ trong nhiều năm nhằm đánh giá đầy đủ sự đa dạng và tầm quan trọng của các loài bướm ngày và những mối đe dọa đối với chúng trong KRĐD Tà Xùa.

- UBND tỉnh Sơn La cần ban hành các quyết định, quy định về đồng quản lý tài nguyên, tăng cường vốn đầu tư thực hiện nhệm vụ phát triển rừng theo đề án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt tại quyết định số 2034/QĐ-UBNDngày 18.9.2012 của UBND tỉnh, có cơ chế thưởng phạt riêng cho các hoạt động bảo vệ rừng. Đồng thời cần có chính sách hỗ trợ người dân về giống, vốn, kỹ thuật đầu tư nuôi trồng lâm sản ngoài gỗ phát triển kinh tế dưới tán rừng làm động lực thúc đấy kinh tế hộ gia đình phát triển góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm áp lực đối với công tác bảo tồn, khuyến khích người dân trong khu vực tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh nghề rừng. Lập dự án tái định cư đưa 5 hộ với 32 nhân khẩu ra khỏi vùng lõi, giúp họ có cuộc sống ổn định, yên tâm lao động sản xuất tại nơi ở mới.

- Tăng thêm biên chế lực lượng kiểm lâm, quan tâm đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, đồng thời đầu tư các trang thiết bị cần thiết cho lực lượng Kiểm lâm và tạo điều kiện về kinh phí để Ban quản lý rừng đặc dụng Tà Xùa, xây dựng chương trình giám sát tài nguyên động, thực vật, côn trùng đặc biệt là tình trạng của những loài quý hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen và giá trị kinh tế cao, đồng thời xây dựng bộ cơ sở dữ

liệu đa dạng sinh học cho khu rừng đặc dụng Tà Xùa.

- Tập trung tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về bảo tồn đa dạng sinh học với nội dung và hình thức phù hợp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý các loài bướm ngày tại khu rừng đặc dụng tà xùa, tỉnh sơn la (Trang 58 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)