Phân bố của các loài bướm ngày theo sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý các loài bướm ngày tại khu rừng đặc dụng tà xùa, tỉnh sơn la (Trang 44 - 49)

Ở pha trưởng thành của bướm ngày chúng có thể di chuyển đi khá xa, đặc biệt loài bướm có khả năng di cư. Tuy nhiên chúng có sự lựa chọn về sinh cảnh sống khá rõ ràng: Yếu tố thức ăn, ánh sáng, gió, nhiệt độ, độ ẩm…ảnh hưởng lớn tới sự lựa chọn này nên số lượng loài thu được ở các sinh cảnh rất khác nhau. Kết quả điều tra phân bố của bướm ngày theo sinh cảnh được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.04: Phân bố của bướm ngày theo sinh cảnh

STT Tên khoa học Sinh cảnh bắt gặp

SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6 1 Papilionidae 15 13 15 5 11 13 2 Pieridae 12 13 12 2 11 13 3 Danaidae 8 9 7 0 8 9 4 Amathusiidae 0 0 4 5 0 0 5 Satyridae 8 8 5 0 4 7 6 Nymphalidae 23 13 13 4 14 16 7 Riodinidae 4 1 4 3 1 3 8 Lycaenidae 3 3 3 2 0 3 9 Hesperiidae 4 4 2 1 1 2 Tổng số họ 8 8 9 7 7 8 Tổng số loài 77 64 65 22 50 66 % Tổng số loài 81,05 67,36 68,42 23,16 52,63 69,47

Sự khác nhau trong phân bố của bướm ngày theo sinh cảnh được thể hiện rõ hơn trong hình 4.02.

Hình 4.02: Tỷ lệ phần trăm số loài bướm ngày theo sinh cảnh

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6

Ghi chú:

SC1: Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy tiếp giáp khu dân cư.

SC2: Trảng cỏ cây bụi tiếp giáp với khu vực có dân cư sinh sống có cây

ăn quả và hoa màu.

SC3: Rừng thứ sinh trên núi đá vôi.

SC4: Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp. SC5: Rừng hỗn giao tre nứa.

SC6: Rừng kín thường xanh ven suối

Nhìn vào bảng 4.04 và hình 4.02 ta thấy có 05 sinh cảnh phát hiện được trên 50% số loài của khu vực nghiên cứu đó là SC01, SC02, SC03, SC05, SC06. Như vậy ta có thể thấy rằng tại các sinh cảnh khác nhau, thành phần loài bướm là tương đối khác nhau. Điều này có thể giải thích như sau: Trong quá trình sống, các loài bướm phải thích nghi với môi trường để có thể khai thác thức ăn, giao phối và đẻ trứng. Đa số các loài bướm thích nghi với môi trường sống rộng, những loài này thường sống ở các sinh cảnh bìa rừng, cây bụi hay các khoảng trống trong rừng. Do vậy ở các sinh cảnh này thường có nhiều loài hơn các sinh cảnh trong rừng sâu, thiếu ánh sáng và ít cây bụi. Các loài sống sâu trong rừng thường phân bố hẹp và ít gặp ở các sinh cảnh ngoài rừng. Các khu vực dân cư với đất canh tác nông nghiệp như SC01; SC02; SC03; SC05, SC06 là nơi có nhiều khoảng trống, gần nguồn nước thuận lợi cho việc bay lượn và tìm kiếm thức ăn nên số lượng loài ở đây phong phú và đa dạng hơn nhiều so với các sinh cảnh khác. Khu vực rừng nguyên sinh ở SC04 bắt gặp 22 loài do ánh sáng yếu, mật độ cây dày, chủ yếu là núi đá vôi không thuận lợi cho quá trình di chuyển và tìm kiếm thức ăn của bướm ngày.

Bên cạnh những loài phổ biến, một số lượng khá lớn các loài bướm chỉ thấy từ 1 - 3 cá thể điển hình như giống Troides. Sự đa dạng của các loài côn trùng nói chung và sự đa dạng của các loài bướm ngày nói riêng phụ thuộc khá chặt chẽ vào sự đa dạng về thực vật.

Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.05: Đa dạng thành phần loài bướm ngày theo sinh cảnh

STT Các dạng sinh cảnh Số lượng loài (S) Số lượng cá thể (N) Chỉ số phong phú (d) 1 SC1 77 136 15,47 2 SC2 64 109 13,42 3 SC3 65 116 13,67 4 SC4 22 62 5,33 5 SC5 50 83 11,31 6 SC6 66 98 14,39 Từ bảng 4.05 ta có thể thấy SC1 chỉ số phong phú lớn nhất (d=15,47) do sinh cảnh này là nơi gần khu vực dân cư sinh sống đồng nghĩa với việc có chăn thả gia súc, cây bụi thảm tươi và hoa màu nhiều. Đây là nơi có nhiều nguồn thức ăn cho các loài bướm ngày. Các dạng sinh cảnh khác có chỉ số đa dạng thấp hơn không đáng kể. Sự chênh lệch rõ ràng nhất là ở SC04 có chỉ số đa dạng nhỏ hơn (d=5,33) so với các sinh cảnh còn lại.

Sinh cảnh 04 “Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp” là khu vực rừng rậm rạp, ít bị tác động, khoảng trống không có nhiều kèm theo ánh sáng yếu, thảm thực vật đa số là các loài cây ưa tối. Vì vậy ở đây không có nhiều nguồn thức ăn và nơi cư trú cho trưởng thành của các loài bướm ngày. Chỉ có một số loài điển hình và cũng là sinh vật chỉ thị ở sinh cảnh này xuất hiện như các loài thuộc họ Bướm rừng, một số loài bướm phượng, bướm cải....

- Mức độ tương đồng về thành phần loài côn trùng thu thập được ở các sinh cảnh thông qua chỉ số Sorensen (SI) được thể hiện trong bảng 4.06

Bảng 4.06: Mứctương đồng của các dạng sinh cảnh

STT Quan hệ Số lượng loài SI

1 sc1/sc2 77 64 0,75 2 sc1/sc3 77 65 0,73 3 sc1/sc4 77 22 0,24 4 sc1/sc5 77 50 0,69 5 sc1/sc6 77 66 0,81 6 sc2/sc3 64 65 0,68 7 sc2/sc4 64 22 0,93 8 sc2/sc5 64 50 0,70 9 sc2/sc6 64 66 0,83 10 sc3/sc4 65 22 0,34 11 sc3/sc5 65 50 0,61 12 sc3/sc6 65 66 0,73 13 sc4/sc5 22 50 0,17 14 sc4/sc6 22 66 0,25 15 sc5/sc6 50 66 0,71

Nhìn chung, hầu hết các sinh cảnh có độ tương đồng khá cao, chỉ có sinh cảnh 4 “rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp” là khác biệt với tất cả 05 sinh cảnh còn lại. Đây cũng là sinh cảnh có số lượng loài thấp nhất (22 loài). Độ cao lớn cũng như diện tích nhỏ nên số lượng bướm ở sinh cảnh này ít, dẫn đến mối quan hệ tương đồng với các loài khác là không cao.

Tại thời điểm nghiên cứu, trong khu vực có một loài bướm đã được phát hiện thấy xuất hiện ở tất cả 06 loại sinh cảnh (xem bảng 4.01), đó là loài

Catopsilia pyranthe Linnaeus, ngược lại có một số loài chỉ mới phát hiện thấy ở một loại sinh cảnh như: ba loài bướm phượng Papilio demoleus Linnaeus,

Papilio memnon agenor Linnaeus, Troides aeacus (Felder et Felder), loài bướm cải Eurema hecabe (Linnaeus) và loài bướm mắt rắn Melanitis leda

(Linnaeus, 1758). Một số loài khác xuất hiện ở 5/6 sinh cảnh như họ Bướm phượng có 07 loài, họ Bướm cải có 07 loài, họ Bướm đốm có 03 loài, họ Bướm mắt rắn có 01 loài, họ Bướm giáp có 06 loài và họ Bướm xanh, Bướm

nhảy mỗi họ có 02 loài (xem bảng 4.01). Hai loài bướm phượng thuộc giống

Papilio là P. demoleus và P. memnon mới chỉ thấy ở sinh cảnh gần khu dân cư. Đó chính là nơi hoạt động thường thấy của hai loài bướm này do nguồn thức ăn chính của sâu non là các cây họ Cam có nhiều trong các vườn nhà dân. Ngược lại loài bướm phượng có tên trong sách đỏ Troides aecuslại mới chỉ thấy ở sinh cảnh “Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp”. Đáng ngạc nhiên là hai loài chỉ mới phát hiện được ở duy nhất một dạng sinh cảnh lại là loài Eurema hecabeMelanitis leda.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý các loài bướm ngày tại khu rừng đặc dụng tà xùa, tỉnh sơn la (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)