Đa số các loài bướm sau khi vũ hóa thường bay đi để tìm hoa, cây thức ăn để đẻ trứng. Chúng thường bay khá xa từ nơi vũ hóa, trong khi đó một số loài Bướm chỉ di chuyển một vài mét từ nơi vũ hóa. Loài này thường là những loài phân bố hẹp và sống dưới tán rừng. Vì vậy nhữngloài này có thể được sử dụng như là chỉ thị sinh thái cho tình trạng của nơi ở hay chất lượng rừng, các loài này cũng có thể được sử dụng để theo dõi đánh giá hiệu quả của công tác bảo tồn thông qua việc theo dõi sự biến động quần thể các loài bướm theo thời gian.
Ngoài ra một số loài bướm có quan hệ chặt chẽ với sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi. Những loài này có thể được sử dụng như là chỉ thị sinh thái cho sinh cảnh đó.
Trong số các loài bướm ghi nhận được tại KRĐD Tà Xùa, một số loài bướm có thể được sử dụng như là chỉ thị sinh thái cho tình trạng của rừng vì chúng sống gắn liền với rừng và khi rừng bị phá hay bị tác động đều ảnh hưởng rõ rệt đến chúng. Nếu xét về mặt phân bố có thể chia bướm ngày ra làm hai nhóm cơ bản là nhóm có phân bố gắn chặt với rừng và nhóm còn lại, trong đó nhóm có đời sống gắn chặt với rừng bao gồm một số loài thuộc các họ Bướm mắt rắn (Satyridae), họ Bướm rừng (Amathusiidae).
Các loài này chỉ thấy xuất hiện trong tán rừng, nơi rừng ít bị tác động. Các loài đại diện cho nhóm này được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4.09: Các loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng
STT Tên loài Họ
1 Discophora sondaica Fruhstorfer
Amathusiidae
2 Enispe lunatum Leech
3 Faunis eumeus Drury
4 Stichophthalma howqua (Westwood)
5 Thaumantis diores Doubleday
6 Lethe confusa Aurivillies Satyridae
Discophora sondaica Fruhstorfer Enispe lunatum Leech