Lịch sử hình thành và phân khu chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý các loài bướm ngày tại khu rừng đặc dụng tà xùa, tỉnh sơn la (Trang 32 - 33)

Theo quyết định số 3440/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La về việc thành lập 4 Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (nay là Ban quản lý rừng đặc dụng) trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Sơn La. Khu rừng đặc dụng Tà Xùa được UBND tỉnh Sơn La thành lập năm 2003 với tổng diện tích là 17.650 ha. Trong đó, diện tích các phân khu như sau:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 15.211 ha; - Phân khu phục hồi sinh thái: 2.439 ha; - Phân khu hành chính dịch vụ: 1 ha.

Khu rừng đặc dụng Tà Xùa chứa đựng khu hệ sinh thái rừng kín thường xanh núi cao vùng Tây Bắc, có giá trị bảo tồn cao bởi còn lưu giữ được nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Khu vực này có diện tích rừng tập trung khá lớn, đa dạng về các hệ sinh thái và sinh cảnh với nhiều kiểu rừng, rất có giá trị về bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, tài nguyên cũng rất phong phú về mặt giá trị sử dụng như cho gỗ, dầu béo, tinh dầu thơm, cây thuốc quý, nguyên vật liệu…và là nơi cư trú lý tưởng cho động vật hoang dã sinh trưởng và phát triển.

Ngoài ra rừng đặc dụng Tà Xùa còn đóng vai trò quan trọng trong cải thiện môi trường sinh thái và điều tiết nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân trong vùng và trong hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà.

Khu rừng đặc dụng Tà Xùa nằm ở sườn Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn, có địa hình cao và dốc, mức độ độ chia cắt mạnh, nhiều đỉnh cao trên 2000m, dọc theo dãy Pu Sa Phìn, cao nhất là đỉnh Pu Chiêm Sơn (2.765m),

thấp nhất là cánh đồng Mường Thải (320m). Địa thế khu vực nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc trung bình khoảng 30 - 400.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý các loài bướm ngày tại khu rừng đặc dụng tà xùa, tỉnh sơn la (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)