Đặc điểm cấu trúc hoàn cảnh rừng nơi có loài cây Trà hoa vàng phân bố tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và nhân giống trà hoa vàng (camellia chrysantha (hu) tuyama) bằng phương pháp giâm hom​ (Trang 48)

tự nhiên

a) Cấu trúc tổ thành tầng cây cao

Từ việc phân tích bảng số liệu tầng cây cao của các OTC nơi có cây Trà hoa vàng phân bố ta có thể xác định đƣợc công thức kết cấu tổ thành loài tầng cây cao. Việc xác định kết cấu tổ thành loài cây đi kèm giúp ta biết đƣợc loài cây nghiên cứu có mối quan hệ với những loài cây nào? Chúng có quan hệ nhƣ thế nào? Quan hệ hỗ trợ cùng tồn tại hay mối quan hệ cạnh tranh, loài đó hay mọc cùng loài nào giúp ích cho việc điều tra dễ dàng hơn, từ đó ta có biện pháp lâm sinh tác động phù hợp nhằm phát triển loài cây đó.

Dựa vào kết quả nghiên cứu tổ thành rừng tự nhiên có Trà hoa vàng phân bố (phụ biểu 01,02,03,04,05,06). Hệ số tổ thành tính theo số cây ta có cấu trúc tổ thành của các OTC nhƣ sau:

Số loài cây tham gia vào tổ thành là cao, các loài giữ vai trò chính vào công thức tổ thành khá thấp, dao động từ 9 - 11 loài. Ở các đai độ trọng yếu của mỗi loài cây chiếm vị trí quan trọng là khác nhau (bảng 3.5).

Bảng 3.5: Cấu trúc tổ thành ở các OTC tính theo số cây

OTC Công thức tổ thành 1 16,1Tr + 15,9Cc + 9,4Thr + 8,9X + 8,0Tt + 7,9Mđ + 7,9Ng + 7,0Lx + 6,1Tng + 5,7Đ + 7,0LK(3) 0 2 16,0Tr + 14,3Cc +8,6Tng + 8,5X + 8,4Mđ + 8,4Lx + 8,2 Thr + 8,1Đ + 7,2Ng + 12,4LK(4) 3 16,4Tr + 12,0Lx + 10,9X + 10,4Ng + 8,9Cc + 7,2Mđ + 6,6Thr + 5,8Đ + 5,2Tt + 16,7LK(5) 4 12,9Lx + 12,4Ng + 11,1Thr + 9,3Tr + 7,5C + 6,1Tt + 5,5D + 5,5Cc + 5,3Mc + 5,0Tng + 20.5LK(6) 5 13,0Lx + 11,1Thr + 10,3Td + 9,7Ng + 9,3Tr + 8,2Ch + 6,2Tt + 5,5D + 5,2Cc+ 5,2Tng+ 5,2Mc + 11,2LK(5) 6 13,6Tr + 12,6Lx + 11,0Td + 9,6D + 9,6Tr + 7,1Ch + 5,9Ng + 5,8Cc + 5,7Mc + 7,6LK(2)

(Ghi chú: Tr – Trám, Cc – Chân chim, Thr – Thị rừng, X – Xoan ta, Tt – Thẩu tấu, Mđ – Mán đỉa, Ng – Ngát, Lx – Lim xanh, Tng – Thành ngạnh, Đ – Đa, C – Côm, Ch – Chẹo, Mc – Máu chó, LK – Loài khác)

Ở các OTC các loài cây sống trong lâm phần tham gia vào cấu trúc tổ thành rừng nhiều nhƣng lại không đầy đủ, vẫn có loài không tham gia vào công thức tổ thành. Tần suất các loài cây không đều khả năng tác động nhau là rất lớn nhƣng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau vì gặp những loài là rất ít.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt về các loài cây tham gia tổ thành rừng. Ở đây không thấy xuất hiện cây Trà hoa vàng trong công thức tổ thành rừng, không có cây Trà hoa vàng trên 6 OTC

b) Cấu trúc tầng thứ

Tầng thứ là chỉ tiêu cấu trúc phản ánh hình thái theo mặt phẳng đứng của lâm phần, là kết quả cạnh tranh sinh tồn giữa các loài cây trong quần xã với nhau và với hoàn cảnh xung quanh trong quá trình sinh trƣởng và phát triển. Với rừng tự nhiên cấu trúc tầng thứ phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái rừng và mô phỏng các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa các loài cây khác nhau. Việc nghiên cứu cấu trúc tầng thứ rất có ý ngh a trong thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng rừng, phù hợp với mục đích sử dụng.

Qua quan sát cấu trúc rừng kết hợp với kết quả đo chiều cao tầng cây gỗ, thu đƣợc một số kết luận về cấu trúc tầng thứ nơi cây Trà hoa vàng phân bố nhƣ sau:

Rừng ở trạng thái này là rừng thứ sinh nghèo cấu trúc đơn giản chủ yếu là những loài cây ƣa sáng, cấu trúc tầng cây gỗ vẫn là một tầng, những loài cây cao hầu nhƣ đã có sự phân tầng, chiều cao biến động từ 4 - 13 m. Tán rừng chính chủ yếu là các loài Trám, Lim xanh, Thị rừng, Chân chim..., chiếm phần lớn số cây trong OTC, tầng này tàn che là chủ yếu. Ngoài ra còn các loài khác nhƣ Dẻ, Đa, Xoan ta, Mán đỉa, Máu chó...

Tầng cây bụi thảm tƣơi tƣơng đối phát triển, tuy nhiên còn nhiều loài kém phát triển với các loài cây nhƣ:

Cây bụi gồm các loài Dƣơng xỉ (Polypodiaceae), Thôi ba (Alangium kurzii), Bùng bục ( Mallotus barbatus)….

Thảm tƣơi gồm Cò kè (Grewia microcos), Tô kén ( Hlicteres sp)…

Trong cấu trúc tầng thứ của các trạng thái rừng, cây Trà hoa vàng không tham gia vào tầng tán rừng chính. Trong rừng tự nhiên Trà hoa vàng là loài cây gỗ nhỏ hay cây bụi, thƣờng hay gặp ở tầng dƣới của rừng.

c) Cấu trúc mật độ tầng cây cao của lâm phần có cây Trà hoa vàng

Mật độ tầng cây cao là số cây của tầng cây cao trên một hecta (N cây/ha). Mật độ là một trong những đặc trƣng quan trọng của quần thể, nó nói lên mức độ tận dụng dinh dƣỡng của quần thể. Mật độ rừng còn là một chỉ tiêu biểu thị mức độ ảnh hƣởng lẫn nhau giữa các cây cùng loài hoặc khác loài, khả năng thích nghi của cây rừng đối với những thay đổi điều kiện sống, biểu thị khoảng cách giữa các cây trong quần thể hoặc quần xã và mức độ tác động của quần thể đối với quần xã. Vậy nghiên cứu mật độ tức là nghiên cứu mức độ lợi dụng tiềm năng sản xuất của điều kiện lập địa.

Kết quả tổng hợp mật độ tầng cây đƣợc thể hiện ở bảng 3.6:

Bảng 3.6: Mật độ tầng c y cao của l m phần với cây Trà hoa vàng

OTC Mật độ (c y/ha) Mật độ Trà hoa vàng

(cây/ha) 1 360 10 2 370 0 3 370 0 4 350 0 5 350 10 6 340 0 TB 356 3,3

Từ kết quả ở bảng 3.6 và phụ biểu 01 - 06: Mật độ tầng cây cao tính cho các OTC(1-6), ta thấy mật độ của tầng cây cao và cây Trà hoa vàng trong các OTC là khác nhau. Cây Trà hoa vàng chỉ thấy xuất hiện ở 2 OTC, OTC1 và OTC5. Nhƣ vậy mật độ cây Trà hoa vàng ở lâm phần là rất ít. Mật độ tầng cây cao của lâm phần là 356 cây/ha, đa dạng về loài và số lƣợng. Mật độ trung bình của cây Trà hoa vàng là 3,3 cây/ha.

d) Thành phần loài đi kèm với cây Trà hoa vàng

Trong hệ sinh thái rừng, các loài trong quần xã thực vật luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau đó có thể là mối quan hệ hỗ trợ nhau cùng tồn tại hoặc có thể là quan hệ cạnh tranh loại trừ lẫn nhau. Vì vậy, trong tự nhiên sự tồn tại của cá loài không chỉ là sự thích ứng tạo nên mối quan hệ thân thuộc giữa các loài. Đây là mối quan hệ mang tính bản chất, là sản phẩm của quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài.

Các loài cây hỗn giao chung sống có khả năng thích nghi với nhau hay đối kháng bài xích lẫn nhau trong quá trình lợi dụng các yếu tố môi trƣờng. Nhƣ vậy việc nghiên cứu loài cây đi kèm với Trai có ý ngh a rất lớn trong thực tiễn sản xuất, khi chúng ta hiểu đƣợc đặc điểm đi kèm của nó với các loài khác chúng ta sẽ phần nào bài trừ đƣợc mối quan hệ cạnh tranh của nó với loài khác.

- Thành phần loài cây gỗ đi kèm với cây Trà hoa vàng

Qua điều tra tầng cây gỗ ở các OTC tại Ba chẽ, Quảng Ninh thu đƣợc kết quả về thành phần loài cây gỗ đi kèm với cây Trà hoa vàng ở bảng 3.7:

Bảng 3.7: Thành phần loài c y gỗ đi kèm với Trà hoa vàng ở các OTC

OTC Cây Trà hoa vàng Loài c y đi kèm

1 1 Trám, Xoan ta, Lim xanh, Thẩu tấu, Ngát, Đa

5 2 Dẻ, Chẹo, Trám, Táu duối, Xoan ta, Lim xanh

Từ bảng 3.7 kết quả thành phần loài cây gỗ đi kèm với cây Trà hoa vàng ở các OTC ta có thể rút ra kết luận sau: Các cây gỗ nơi cây Trà hoa vàng sinh sống là những cây gỗ nhỏ và nhỡ, có tầng tán phức tạp và là những loài ƣa sáng. Trà hoa vàng thƣờng đi cùng các loài cây nhƣ: Trám, Xoan ta, Lim xanh, Thẩu tấu, Ngát, Đa.... cho nên tùy điều kiện hoàn cảnh rừng và mục đích bảo tồn, trồng rừng ta có thể bảo vệ, trồng Trà hoa vàng với các loài cây nói trên.

- Đặc điểm cây bụi thảm tƣơi nơi loài phân bố

Ta có bảng 3.8 thành phần loài cây bụi, thảm tƣơi nơi Trà hoa vàng phân bố ở các OTC nhƣ sau:

Bảng 3.8: Thành phần loài c y ụi, thảm tƣơi nơi Trà hoa vàng ph n ố ở các trạng thái rừng

OTC Loài cây Độ che phủ TB (%)

1 Thôi ba, bùng bục, dƣơng xỉ ,Tô kén, Cò kè 32 2 Thôi ba, bùng bục, dƣơng xỉ Tô kén, Cà kè 29 3 Thôi ba, bùng bục, dƣơng xỉ 35 4 Thôi ba, bùng bục, dƣơng xỉ Tô kén, Cò kè 34 5 Thôi ba, bùng bục, dƣơng xỉ Tô kén, Cò Kè 37 6 Thôi ba, bùng bục, dƣơng xỉ Tô kén, Cò kè 38

TB 34,2

Qua bảng 3.8 chúng ta thấy về lớp cây bụi thảm tƣơi nơi có cây Trà hoa vàng phân bố nhƣ sau: Cây bụi thảm tƣơi nơi cây Trà hoa vàng phân bố chủ yếu là những cây ƣa sáng mọc nhanh. Các loài cây thảm tƣơi nhƣ Tô kén, Cò kè và một số loài cây bụi nhƣ Dƣơng xỉ, thôi ba, bùng bục… thấy xuất hiện nhiều lần ở khu vực có Trà hoa vàng phân bố. Độ che phủ trung bình của cây bụi đạt từ 32 -38 %. Độ che phủ của thảm tƣơi là khá cao. Tất cả các trạng thái rừng đều có độ che phủ trung bình của thảm tƣơi > 34,2 %.

e) Cấu trúc độ tàn che của tầng cây cao

Bảng 3.9: Đặc điểm về độ tàn che của tầng cây cao ở các trạng thái rừng nơi có Trà hoa vàng ph n ố

OTC Độ tàn che TB của OTC

1 0,65 2 0,5 3 0,6 4 0,6 5 0,5 6 0,5 BT 0,55

Qua bảng 3.9 chúng ta thấy độ tàn che trung bình của các trạng thái có Trà hoa vàng phân bố có trị số trị số trung bình là 0.55 %. Các OTC có độ tàn che tƣơng đối bằng nhau do khu vực nghiên cứu là rừng phòng hộ ít tác động. Vậy Trà hoa vàng là loài cây chịu bóng, cần độ tàn che rất lớn.

3.3. Nhân giống Trà hoa vàng Ba chẽ bằng phƣơng pháp gi m hom

3.3.1. nh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng sống và khả năng ra rễ của hom

Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng

sống

Giâm hom sau 70 ngày, định kỳ 10 ngày/lần theo dõi và thu thập số liệu, đánh giá tỷ lệ sống và chất lƣợng bộ rễ của hom đƣợc đánh giá vào cuối đợt thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm đƣợc trình bày tại bảng 3.10.

Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của nồng độ các chất ĐHST thực vật đến tỷ lệ sống CT

TN

Chất ĐHST (ppm) Tỷ lệ hom sống sau các ngày thí nghiệm (%) ABT IBA NAA 10

ngày 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày ĐC - - - 94,44 93,33 90,00 88,89 78,89 71,11 63,33 CT1 50 - - 94,44 92,22 92,22 88,89 87,78 83,33 67,78 CT2 100 - - 95,56 92,22 90,00 88,89 83,33 78,89 72,22 CT3 150 - - 95,56 94,44 91,11 90,00 85,56 81,11 81,11 CT4 200 - - 96,67 93,33 90,00 90,00 84,44 78,89 68,67 CT5 - 50 - 95,56 94,44 92,22 93,33 87,78 80,00 68,89 CT6 - 100 - 96,67 94,44 90,00 90,00 84,44 78,89 73,33 CT7 - 150 - 97,78 94,44 90,00 90,00 87,78 86,67 85,56 CT8 - 200 - 97,78 96,67 92,22 90,00 83,33 77,78 77,78 CT9 - - 50 97,78 95,56 91,11 90,00 83,33 76,67 73,33 CT10 - - 100 94,44 93,33 90,00 88,89 83,33 76,67 73,67 CT11 - - 150 95,56 93,33 92,22 91,11 86,67 77,78 77,78 CT12 - - 200 96,67 94,44 88,89 87,78 83,33 73,33 71,11

Biểu 3.1: Ảnh hƣởng của nồng độ các chất ĐHST thực vật ABT đến tỷ lệ sống

0 20 40 60 80 100 120

10 ngày 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày

ĐC CT1 CT2 CT3 CT4

Từ bảng 3.10 và biểu 3.1 cho thấy tại thời điểm sau 30 ngày đầu, qua các đợt theo dõi tỷ lệ sống thay đổi không đáng kể. Từ thời điểm 40 ngày đến 70 ngày thì tỉ lệ sống giảm dần. Cụ thể: CT1 từ 88,89% giảm xuống 67,78%; CT2 từ 88,89% giảm xuống 72,22%; CT3 từ 90,00% giảm xuống 81,11%; CT4 từ 90,00% giảm xuống 68,89%. Vậy sau 70 ngày với chất ĐHHST thực vật ABT tỉ lệ sống của CT1 là nhỏ nhất 67,78%, lớn nhất là CT3 đạt 81,11%.

Biểu 3.2: Ảnh hƣởng của nồng độ các chất ĐHST thực vật IBA đến tỷ lệ sống

Với chất ĐHST thực vật IBA thời điểm 30 ngày đầu cũng tƣơng tự chất ABT. Từ thời điểm 40 ngày đến 70 ngày thì tỉ lệ sống giảm dần. Cụ thể: CT5 từ 93,33% giảm xuống 68,89%; CT6 từ 90,00% giảm xuống 73,33%; CT7 từ 90,00% giảm xuống 85,56%; CT8 từ 90,00% giảm xuống 77,78%. Vậy sau 70 ngày với chất ĐHHST thực vật IBA tỉ lệ sống của CT5 là nhỏ nhất 68,89%, lớn nhất là CT7 đạt 85,56% (bảng 3.10 và biểu 3.2) 0 20 40 60 80 100 120

10 ngày 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày

ĐC CT5 CT6 CT7 CT8 0 20 40 60 80 100 120

10 ngày 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày

ĐC CT9 CT10 CT11 CT12

Cũng giống với chất ĐHST thực vật ABT và IBA thời điểm 30 ngày đầu, chất ĐHST thực vật NAA tỉ lệ sống không thay đổi đáng kể. Từ thời điểm 40 ngày đến 70 ngày thì tỉ lệ sống giảm dần. Cụ thể: CT9 từ 90,00% giảm xuống 73,33%; CT10 từ 88,89% giảm xuống 73,33%; CT11 từ 91,11% giảm xuống 77,78%; CT12 từ 87,78% giảm xuống 71,11%. Vậy sau 70 ngày với chất ĐHHST thực vật NAA tỉ lệ sống của CT12 là nhỏ nhất 71,11%, lớn nhất là CT11 đạt 77,78% (bảng 3.10 và biểu 3.3).

Tóm lại:

Kết quả cho thấy, sau khi giâm hom 10 ngày đã thấy xuất hiện một số hom chết, tuy nhiên tỷ lệ chết không nhiều. Tiếp tục kéo dài thời gian theo dõi thì tỷ lệ chết càng tăng, đồng ngh a với tỷ lệ hom sống giảm. Số liệu trong bảng 3.10 cho thấy, khi xử lý hom với các chất ĐHST có nồng độ khác nhau (50 – 200 ppm) có sự sai khác về tỷ lệ sống giữa các công thức thí nghiệm. Với chất IBA cho tỷ lệ hom sống đều cao hơn so với các chất còn lại, công thức CT7 dùng IBA 150 ppm cho tỷ lệ cao nhất đạt 85,56%; tỷ lệ sống thấp nhất ở công thức CT1 đạt 67,78%, có thể nói rằng khi xử lý hom với chất ĐHST thực vật với nồng độ cao hơn có thể làm ảnh hƣởng đến khả năng sống của hom và nhƣ vậy kết quả cũng phù hợp với những kết quả nghiên cứu trƣớc đây. Công thức đối chứng chỉ đạt tỷ lệ sống 63,33%.

- Sau 10 ngày đầu: Ftính < Fcrit, vậy loại và nồng độ chất ĐHST không có ảnh hƣởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của hom.

- Sau 20, 30, 40, 50, 60, 70 ngày thí nghiệm tiếp theo: Ftính > Fcrit , vậy loại và nồng độ chất ĐHST có ảnh hƣởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của hom.

Ảnh hưởng của nồng độ các chất ĐHST thực vật đến khả năng ra rễ

Sau 70 ngày thí nghiệm, tiến hành kiểm tra, đo đếm bộ rễ của hom cho thấy, ở phần lớn các công thức thí nghiệm đã ra rễ cấp 2, số lƣợng rễ trên hom nhiều nên chỉ đếm rễ cấp 1. Số liệu thu thập đƣợc trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của nồng độ các chất ĐHST thực vật đến khả năng ra rễ

CTTN Khả năng ra rễ của hom sau 70 ngày

Tỷ lệ (%) Số rễ TB/hom Chiều dài rễ (cm) Chỉ số ra rễ

ĐC 40,56 2,38 1,11 2,64 CT1 41,11 4,13 1,49 6,15 CT2 45,56 4,28 1,58 6,76 CT3 54,56 3,94 1,36 5,36 CT4 58,67 3,49 1,50 5,24 CT5 64,44 4,67 1,60 7,71 CT6 67,78 4,91 1,48 7,27 CT7 71,11 5,61 1,62 9,09 CT8 61,67 5,34 1,50 8,01

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và nhân giống trà hoa vàng (camellia chrysantha (hu) tuyama) bằng phương pháp giâm hom​ (Trang 48)