Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích
(1) Vị trí:
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu nằm trong địa giới hành chính của các xã: Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Thuận và thị trấn Phước Bửu thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu[1].
Tọa độ địa lý
- Từ 10028’65” đến 10038’04” vĩ độ Bắc.
- Từ 107024’77” đến 107033’52” kinh độ Đông.
(2) Ranh giới:
-Phía Đông Bắc giáp Suối Bang.
-Phía Tây giáp Sông Hoả.
-Phía Bắc giáp Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp.
-Phía Nam giáp biển Đông giới hạn bởi bờ biển từ ấp Thuận Biên, xã Phước Thuận đến xã Bình Châu với khoảng 12 km đường ven biển.
Khu bảo tồn bao gồm 09 tiểu khu rừng (tiểu khu 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30) và được chia làm 2 phần rõ rệt do đường quốc lộ 55 cắt ngang qua.
(2) Diện tích
Tổng diện tích tự nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu là 10.400,9 ha (đến 31/12/2015, bao gồm cả diện tích phần ven biển đã quy hoạch sang đất du lịch nhưng chưa có Quyết định chuyển mục đích sử dụng).
3.1.2. Địa hình, địa mạo:
Toàn bộ Khu bảo tồn có địa hình tương đối bằng phẳng, hơi thoải từ bốn phía Bắc đến phía Nam, tạo thành 4 vùng địa hình khác nhau như sau:
-Vùng bằng phẳng chiếm diện tích lớn nhất khoảng 9.000 ha, trải rộng từ phía Bắc đến phía nam.
-Vùng đồi: Có diện tích khoảng 600ha, bao gồm một số ngọn đồi có độ cao từ 50 m đến 150 m như: núi Hồng Nhung (118 m) nằm ở phía Bắc khu bảo tồn, cụm Hồ Linh nằm ở ven biển thuộc tiểu khu 28, khu vực Mộ Ông – Gái Ma ở phía Tây Nam thuộc tiểu khu 25.
-Vùng cồn cát ven biển có diện tích khoảng 500 ha, ở phía Nam Khu bảo tồn từ ấp Thuận Biên, xã Phước Thuận đến gần bến Lội xã Bình Châu.
-Vùng hồ có diện tích khoảng 200 ha, gồm các hồ trủng ven suối thường ngập nước vào mùa mưa như: Hồ Linh, Hồ Tràm, Hồ Cốc, Bàu Nhám, Bàu tròn ….
Các dạng địa hình khác nhau tạo cho Khu bảo tồn có cảnh quan đa dạng và phong phú các loài sinh vật, thích hợp cho nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.
3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng
Đất đai được hình thành trên 3 loại đá mẹ chính là: Đá mắc ma chứa Granit - Diosit hạt lớn và đá Granit - Dioxit (trung tính). Đá Bazan trẻ sản phẩm của hoạt động núi lửa; Trầm tích và phù sa cổ.
Các loại đá mẹ tạo nên các loại đất chính sau: Đất Feralit vàng nhạt; Đất Feralit màu đỏ; Đất phèn; Đất cát ven biển
3.1.4. Khí hậu thuỷ văn
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu nằm trong vùng ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới mưa mùa. Theo số liệu quan trắc của Trạm Vũng Tàu ghi nhận như sau[1]:
Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.396 mm, số ngày mưa bình quân trong năm là 124 ngày, thấp hơn hẳn so các khu vực lân cận. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10, nhưng lượng mưa thường tập trung vào tháng 7, 8, 9 hàng năm. Mùa khô thường
bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến tháng 4 năm sau, trong khi đó lượng bốc hơi lại cao, chiếm gần 60% tổng lượng bốc hơi, dẫn đến đất bị giảm chất hữu cơ và chai cứng bề mặt.
Nhiệt độ bình quân hàng năm của không khí đạt 25,30c , nhiệt độ cao nhất thường xuất hiện vào tháng 4 -5, thấp nhất vào tháng 12, tháng 1.
Độ ẩm của không khí khá cao, độ ẩm tuyệt đối trung bình hàng năm là 85.2%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 1 đến tháng 3.
Chế độ gió: Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió thịnh hành theo hai mùa là:
- Gió Tây Nam thổi vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
- Gió Đông Bắc thổi vào mùa khô từ giữa tháng 11 đến tháng năm sau.
Hai hướng gió này đều từ biển Đông thổi vào và có sự ảnh hưởng rất lớn đến phân bố thực vật cũng như quá trình sinh trưởng, phát triển.
Thuỷ văn Khu bảo tồn có khoảng 43 km suối như: suối Cát, suối Nhỏ, suối Bang,…. Ngoài ra còn có một số bàu và hồ có nước theo mùa như: Bàu Nhám, Hồ Cốc, Hồ Linh, Bàu Tròn, Hồ Tràm…
Về nguồn nước ngầm, theo kết quả điều tra nghiên cứu nước ngầm của Đoàn Địa chất Thuỷ văn 707 năm 1999, phần lớn diện tích huyện Xuyên Mộc đặc biệt là vùng ven biển, vùng tiếp giáp huyện hàm tân, tỉnh Bình Thuận là vùng không thuận lợi hoặc không có khả năng khai thác nước ngầm.
3.1.5. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
Theo quyết định số 3059/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê rừng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng diện tích khu bảo tồn đang quản lý là 10.880,33 ha (Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong quy hoạch lâm nghiệp là 10.366,18 ha và diện tích ngoài quy hoạch lâm nghiệp là 514,15 ha)[2, 17];
Trong đó:
Rừng tự nhiên : 8.017,27 ha; Rừng trồng: 1.292,54 ha;
+ Đất chưa có rừng: 1.570,52 ha.
Diện tích đất trống trong Khu bảo tồn đang quản lý hiện có tính đến thời điểm năm 2017 là 2.842,26 ha, trong đó:
+ Diện tích phá rừng để chuyển sang canh tác nông nghiệp từ trước năm 1975 đến nay (số liệu thống kê các hộ dân sử dụng đất ổn định, sử dụng đất lấn chiếm đất rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu) là 1.668,77 ha chủ yếu nằm trên diện tích đất rừng sản xuất của Lâm trường Xuyên Mộc cũ nay là công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Bà Rịa Vũng Tàu chuyển sang Khu bảo tồn;
+ Diện tích đất trống tự nhiên khoảng 1.173,49 ha gồm: 800 ha nằm rãi rác trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và có khoảng 373,49 ha diện tích nằm trong phân khu phục hồi sinh thái.
Hình 3. 1. Bản đồ hiện trạng rừng của Khu BTTN BCPB
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1. Dân số và phân bố dân cư
Theo số liệu thống kê đến năm 2015 dân số của huyện Xuyên Mộc là 145.246 người, mật độ dân số đạt 226 người/km2. Trong tổng dân số huyện Xuyên Mộc, dân số nông thôn là 123.044 người chiếm 85%.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu nằm trên địa bàn 4 xã và 1 thị trấn gồm Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Thuận và thị trấn Phước
Bửu. Đến năm 2014 tổng số dân cư trên địa bàn 4 xã và 1 thị trấn là 54.747 người với 12.670 hộ, bình quân 4,32 người/hộ, mật độ dân số bình quân là 233 người/km2; riêng thị trấn Phước Bửu là có mật độ dân số cao nhất lên đến 1.569 người/km2, thấp nhất là hai xã Bưng Riềng và Bông Trang.
Nhóm dân tộc lớn nhất sinh sống trên địa bàn của 4 xã và 1 thị trấn là dân tộc kinh chiếm 96.5%.
Bảng 3.1. Dân số, lao động của các xã huyện Xuyên Mộc Tên xã Diện tích (km2) Dân số (người) Số hộ (hộ) Lao động (người) Mật độ dân số (người/km2) TT Phước Bửu 9,2 14.433 3.424 9.678 1.569 Xã Bình Châu 89,85 21.480 4.943 14.680 239 Xã Bưng Riềng 49,99 5.805 1.319 3.125 116 Xã Bông Trang 34,84 4.169 974 2.439 120 Xã Phước Thuận 50,64 8.860 2.010 5.150 175 Tổng cộng 234,52 54.747 12.670 35.072 233 3.2.2. Lao động, việc làm
Tổng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện đến năm 2015 là 92.096 người, chiếm 63,4% dân số, số lao động tham gia nền kinh tế quốc dân là 84.728 người, trong đó lao động nông nghiệp 72.295 người chiếm 78,5% so tổng số lao động toàn huyện. Như vậy lao động tập trung chủ yếu khu vực nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm.
3.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Huyện Xuyên Mộc có bình quân đất tự nhiên, đất nông nghiệp trên đầu người và lao động cao hơn so bình quân chung toàn tỉnh, theo số liệu đến năm 2014 bình quân diện tích đất tự nhiên của huyện là 4.430 m2/người, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 2.194 m2/người và bình quân diện tích đất nông nghiệp của huyện cho lao động nông nghiệp là 3.460 m2/lao động.
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê năm 2010, nhóm đất nông nghiệp có diện tích là 50.081ha, bằng 77,84% so tổng diện tích tự nhiên,
bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp 31.868 ha, chiếm 63,6% nhóm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp 17.452 ha chiếm 34,55% nhóm đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản 593,57 ha chiếm 1,19% nhóm đất nông nghiệp và đất nông nghiệp khác 107 ha chiếm 0,33%.
Bảng 3.2. Quan hệ dân số, lao động và sử dụng đất năm 2015
Hạng mục ĐVT Huyện Xuyên Mộc Ghi chú
- Dân số trung bình Người 145.246
- Tổng số lao động Lao động 92.096
- Diện tích đất tự nhiên Ha 64.343
- Diện tích sản xuất nông nghiệp Ha 31.868 - Chỉ số bình quân
+ Bình quân đất tự nhiên. m2/người 4.430 + Bình quân đất sx nông nghiệp m2/người 2.194
Đất sản xuất nông nghiệp 31.868 ha bao gồm: đất trồng cây hàng năm 4.030 ha chiếm 11,55% và đất sản xuất trồng cây lâu năm 27.836 ha chiếm 87,35% đất sản xuất nông nghiệp. Trong đất trồng cây hàng năm, đất trồng lúa nước 1.801 ha, đất trồng cây hàng năm khác 2.187 ha và đất trồng cỏ cho chăn nuôi 2,5 ha. Trong đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây ăn quả (lâu năm ) là 1.275 ha, đất trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, hồ tiêu,…. ) 26.090 ha và đất trồng cây lâu năm khác 471 ha.
Đất nuôi trồng thuỷ sản 593,57 ha gồm: đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn 351,47 ha, chiếm 54,2% và đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt 242,2 ha chiếm 40,8%.
3.3. Nhận xét chung
Từ điều kiện tự nhiên ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu cho thấy đất chủ yếu là đất cát và đất xám trên phù sa cổ rất nghèo dinh dưỡng; lượng mưa trung bình hàng năm thấp so các khu vực khác của vùng Đông Nam bộ (với chế độ mưa mùa, lượng mưa tập trung trong mùa mưa, mùa khô rất thiếu nước,
lượng bốc hơi cao và rất khô nóng), nhất là những năm gần đây do ảnh hưởng của biển đổi khí hậu toàn cầu nên lượng mưa lại càng thấp; hệ thống sông suối rất ít thường cạn nước vào mùa khô, mực nước ngầm rất sâu và ít có khả năng khai thác. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát sinh những đám cháy rừng lớn và là những khó khăn trong việc trồng lại rừng, nhất là rừng cây gỗ lớn. Vì vậy, để bảo vệ và phát triển rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu thì cần phải tập trung bảo vệ vốn rừng hiện có và khoanh nuôi phục hồi đối với rừng non. Dân số trung bình toàn huyện Xuyên Mộc đến năm 2015 là 145.246 người, trong đó lao động nông nghiệp là 72.295 người chiếm 78,5% so tổng số lao động của huyện. Như vậy, lao động tập trung chủ yếu khu vực nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm.
Về thu nhập: đến năm 2015 bình quân đầu người của huyện theo giá trị thực tế đạt 29,25 triệu đồng/người/năm bằng 26,6% so bình quân toàn tỉnh là 110 triệu đồng/người/năm, (5.443 USD không tính dầu khí). Như vậy, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện còn thấp so với mức thu nhập bình quân đầu người của toàn tỉnh. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa huyện Xuyên Mộc là 31.868ha chiếm 49,52% so tổng diện tích tự nhiên; tuy nhiên các mô hình, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chỉ diễn ra ở một số trang trại trong tổng số 58 trang trại trên địa bàn huyện (số liệu đến hết năm 2015).
Do thu nhập thấp và chủ yếu là lao động nông nghiệp chỉ sản xuất theo mùa vụ nên một số người dân trên địa bàn huyện (tập trung chủ yếu tại các xã Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Thuận, Xuyên Mộc, thị trấn Phước Bửu) thường lén lút vào rừng Khu bảo tồn để thực hiện các hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản vào những thời kỳ nông nhàn và phá rừng, lấn chiếm đất để canh tác nông nghiệp.
Điều kiện dân sinh kinh tế nêu trên cần phải có hệ thống giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động; đồng thời phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao để gia tăng giá trị, thu nhập nhằm giảm áp lực phá rừng, lấn chiếm đất rừng.
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn
4.1.1. Lược sử hình thành và kỹ thuật xây dựng các mô hình.
Kết quả điều tra, tổng hợp từ các hồ sơ rừng trồng, kết hợp với điều tra đo đếm ngoài thực địa về hồ sơ các mô hình rừng trồng gỗ lớn tại Khu bảo tồn Bình Châu Phước Bửu cho được kết quả như bảng 4.1.
Từ kết quả điều tra cho thấy, công tác trồng rừng cây gỗ lớn đã được triển khai khá sơm, có các mô hình trồng rừng được triển khai từ những năm 1985. Những mô hình này được xây dựng từ khi chưa thành lập Khu bảo tồn, được chuyển giao từ lâm trường Xuyên Mộc. Trong 7 mô hình trồng rừng cây gỗ lớn đưa vào nghiên cứu, thuộc 2 nhóm: trồng rừng bằng cây gỗ lớn trên đất trống (đã không còn rừng), gọi là phương thức trồng mới; phương thức thứ hai gọi là trồng bổ sung (trồng nâng cao), tức là lựa chọn các loài cây gỗ lớn để trồng bổ sung vào các lâm phần rừng có trữ lượng thấp, nghèo kiệt, khả năng tự phục hồi kém.
Trong 7 mô hình rừng trồng, thì MH1, MH2, MH3 và MH4 là trồng mới trên đất đã mất rừng; MH5, MH6 và MH7 trồng bổ sung. Trong đó, MH1 là trồng thuần loài Sao đen, MH2 trồng hỗn loài Giáng hương và Sao đen, MH3 trồng Dầu con rái và Giáng hương, MH4 trồng Sao đen và Muồn đen; ở các mô hình trồng bổ sung, với đặc thù trên các lâm phần còn sót lại các cây rừng tự nhiên, và tiến hành lựa chọn các loài cây gỗ lớn để trồng bổ sung. Trong đó, MH5 trồng xen Giáng hương và Sao đen, MH6 trồng xen Dầu con rái và Sao đen, MH7 là trồng bổ sung thêm Gõ đỏ.
Thời gian xây dựng mô hình, để đảm bảo đánh giá được sinh trưởng của mô hình, đề tài đã lựa chọn các mô hình có từ trên 10 năm tuổi để nghiên cứu. Đối chiếu hồ sơ trồng rừng kết hợp với phỏng vấn người quản lý, cho thấy MH1 được
trồng từ năm 1985, MH3 trồng năm 2001, MH4 trồng năm 2002, MH2 trồng năm 2003; thời gian xây dựng MH5, MH6 và MH7 tương ứng ở các năm 2002, 2005 và 2006. Tính đến thời điểm điều tra (năm 2018) các mô hình đều đạt trên 10 năm.
Mật độ trồng trong các mô hình có khác nhau, đối với nhóm mô hình trồng mới có mật độ trồng là 500 cây/ha, các MH5, MH6 và MH7 trồng bổ sung với mật độ 300 – 350 cây/ha.
Tiêu chuẩn cây con trồng rừng, cho đến nay không còn hồ sơ lưu, tuy nhiên theo kết quả phỏng vấn cho thấy: cây con đưa vào trồng rừng đều đạt tiêu chuẩn, với chiều cao lớn hơn 1,0 m và đường kính cổ rễ lớn hơn 1,0 cm, các các cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, cây trồng rừng có túi bầu. Từ kết quả này, đề tài đặt giả thuyết cây trồng rừng đồng nhất về tiêu chuẩn, và có 1 tuổi (ở giai đoạn vườn ươm). Do vậy đây là cơ sở xác định tuổi của cây rừng trong các mô hình.
Quy cách trồng được thực hiện tùy theo phương thức trồng rừng, đối với