Dân số và phân bố dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tái sinh tự nhiên trong các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn tại tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 43)

Theo số liệu thống kê đến năm 2015 dân số của huyện Xuyên Mộc là 145.246 người, mật độ dân số đạt 226 người/km2. Trong tổng dân số huyện Xuyên Mộc, dân số nông thôn là 123.044 người chiếm 85%.

Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu nằm trên địa bàn 4 xã và 1 thị trấn gồm Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Thuận và thị trấn Phước

Bửu. Đến năm 2014 tổng số dân cư trên địa bàn 4 xã và 1 thị trấn là 54.747 người với 12.670 hộ, bình quân 4,32 người/hộ, mật độ dân số bình quân là 233 người/km2; riêng thị trấn Phước Bửu là có mật độ dân số cao nhất lên đến 1.569 người/km2, thấp nhất là hai xã Bưng Riềng và Bông Trang.

Nhóm dân tộc lớn nhất sinh sống trên địa bàn của 4 xã và 1 thị trấn là dân tộc kinh chiếm 96.5%.

Bảng 3.1. Dân số, lao động của các xã huyện Xuyên Mộc Tên xã Diện tích (km2) Dân số (người) Số hộ (hộ) Lao động (người) Mật độ dân số (người/km2) TT Phước Bửu 9,2 14.433 3.424 9.678 1.569 Xã Bình Châu 89,85 21.480 4.943 14.680 239 Xã Bưng Riềng 49,99 5.805 1.319 3.125 116 Xã Bông Trang 34,84 4.169 974 2.439 120 Xã Phước Thuận 50,64 8.860 2.010 5.150 175 Tổng cộng 234,52 54.747 12.670 35.072 233 3.2.2. Lao động, việc làm

Tổng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện đến năm 2015 là 92.096 người, chiếm 63,4% dân số, số lao động tham gia nền kinh tế quốc dân là 84.728 người, trong đó lao động nông nghiệp 72.295 người chiếm 78,5% so tổng số lao động toàn huyện. Như vậy lao động tập trung chủ yếu khu vực nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm.

3.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp

Huyện Xuyên Mộc có bình quân đất tự nhiên, đất nông nghiệp trên đầu người và lao động cao hơn so bình quân chung toàn tỉnh, theo số liệu đến năm 2014 bình quân diện tích đất tự nhiên của huyện là 4.430 m2/người, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 2.194 m2/người và bình quân diện tích đất nông nghiệp của huyện cho lao động nông nghiệp là 3.460 m2/lao động.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê năm 2010, nhóm đất nông nghiệp có diện tích là 50.081ha, bằng 77,84% so tổng diện tích tự nhiên,

bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp 31.868 ha, chiếm 63,6% nhóm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp 17.452 ha chiếm 34,55% nhóm đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản 593,57 ha chiếm 1,19% nhóm đất nông nghiệp và đất nông nghiệp khác 107 ha chiếm 0,33%.

Bảng 3.2. Quan hệ dân số, lao động và sử dụng đất năm 2015

Hạng mục ĐVT Huyện Xuyên Mộc Ghi chú

- Dân số trung bình Người 145.246

- Tổng số lao động Lao động 92.096

- Diện tích đất tự nhiên Ha 64.343

- Diện tích sản xuất nông nghiệp Ha 31.868 - Chỉ số bình quân

+ Bình quân đất tự nhiên. m2/người 4.430 + Bình quân đất sx nông nghiệp m2/người 2.194

Đất sản xuất nông nghiệp 31.868 ha bao gồm: đất trồng cây hàng năm 4.030 ha chiếm 11,55% và đất sản xuất trồng cây lâu năm 27.836 ha chiếm 87,35% đất sản xuất nông nghiệp. Trong đất trồng cây hàng năm, đất trồng lúa nước 1.801 ha, đất trồng cây hàng năm khác 2.187 ha và đất trồng cỏ cho chăn nuôi 2,5 ha. Trong đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây ăn quả (lâu năm ) là 1.275 ha, đất trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, hồ tiêu,…. ) 26.090 ha và đất trồng cây lâu năm khác 471 ha.

Đất nuôi trồng thuỷ sản 593,57 ha gồm: đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn 351,47 ha, chiếm 54,2% và đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt 242,2 ha chiếm 40,8%.

3.3. Nhận xét chung

Từ điều kiện tự nhiên ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu cho thấy đất chủ yếu là đất cát và đất xám trên phù sa cổ rất nghèo dinh dưỡng; lượng mưa trung bình hàng năm thấp so các khu vực khác của vùng Đông Nam bộ (với chế độ mưa mùa, lượng mưa tập trung trong mùa mưa, mùa khô rất thiếu nước,

lượng bốc hơi cao và rất khô nóng), nhất là những năm gần đây do ảnh hưởng của biển đổi khí hậu toàn cầu nên lượng mưa lại càng thấp; hệ thống sông suối rất ít thường cạn nước vào mùa khô, mực nước ngầm rất sâu và ít có khả năng khai thác. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát sinh những đám cháy rừng lớn và là những khó khăn trong việc trồng lại rừng, nhất là rừng cây gỗ lớn. Vì vậy, để bảo vệ và phát triển rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu thì cần phải tập trung bảo vệ vốn rừng hiện có và khoanh nuôi phục hồi đối với rừng non. Dân số trung bình toàn huyện Xuyên Mộc đến năm 2015 là 145.246 người, trong đó lao động nông nghiệp là 72.295 người chiếm 78,5% so tổng số lao động của huyện. Như vậy, lao động tập trung chủ yếu khu vực nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm.

Về thu nhập: đến năm 2015 bình quân đầu người của huyện theo giá trị thực tế đạt 29,25 triệu đồng/người/năm bằng 26,6% so bình quân toàn tỉnh là 110 triệu đồng/người/năm, (5.443 USD không tính dầu khí). Như vậy, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện còn thấp so với mức thu nhập bình quân đầu người của toàn tỉnh. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa huyện Xuyên Mộc là 31.868ha chiếm 49,52% so tổng diện tích tự nhiên; tuy nhiên các mô hình, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chỉ diễn ra ở một số trang trại trong tổng số 58 trang trại trên địa bàn huyện (số liệu đến hết năm 2015).

Do thu nhập thấp và chủ yếu là lao động nông nghiệp chỉ sản xuất theo mùa vụ nên một số người dân trên địa bàn huyện (tập trung chủ yếu tại các xã Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Thuận, Xuyên Mộc, thị trấn Phước Bửu) thường lén lút vào rừng Khu bảo tồn để thực hiện các hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản vào những thời kỳ nông nhàn và phá rừng, lấn chiếm đất để canh tác nông nghiệp.

Điều kiện dân sinh kinh tế nêu trên cần phải có hệ thống giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động; đồng thời phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao để gia tăng giá trị, thu nhập nhằm giảm áp lực phá rừng, lấn chiếm đất rừng.

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn

4.1.1. Lược sử hình thành và kỹ thuật xây dựng các mô hình.

Kết quả điều tra, tổng hợp từ các hồ sơ rừng trồng, kết hợp với điều tra đo đếm ngoài thực địa về hồ sơ các mô hình rừng trồng gỗ lớn tại Khu bảo tồn Bình Châu Phước Bửu cho được kết quả như bảng 4.1.

Từ kết quả điều tra cho thấy, công tác trồng rừng cây gỗ lớn đã được triển khai khá sơm, có các mô hình trồng rừng được triển khai từ những năm 1985. Những mô hình này được xây dựng từ khi chưa thành lập Khu bảo tồn, được chuyển giao từ lâm trường Xuyên Mộc. Trong 7 mô hình trồng rừng cây gỗ lớn đưa vào nghiên cứu, thuộc 2 nhóm: trồng rừng bằng cây gỗ lớn trên đất trống (đã không còn rừng), gọi là phương thức trồng mới; phương thức thứ hai gọi là trồng bổ sung (trồng nâng cao), tức là lựa chọn các loài cây gỗ lớn để trồng bổ sung vào các lâm phần rừng có trữ lượng thấp, nghèo kiệt, khả năng tự phục hồi kém.

Trong 7 mô hình rừng trồng, thì MH1, MH2, MH3 và MH4 là trồng mới trên đất đã mất rừng; MH5, MH6 và MH7 trồng bổ sung. Trong đó, MH1 là trồng thuần loài Sao đen, MH2 trồng hỗn loài Giáng hương và Sao đen, MH3 trồng Dầu con rái và Giáng hương, MH4 trồng Sao đen và Muồn đen; ở các mô hình trồng bổ sung, với đặc thù trên các lâm phần còn sót lại các cây rừng tự nhiên, và tiến hành lựa chọn các loài cây gỗ lớn để trồng bổ sung. Trong đó, MH5 trồng xen Giáng hương và Sao đen, MH6 trồng xen Dầu con rái và Sao đen, MH7 là trồng bổ sung thêm Gõ đỏ.

Thời gian xây dựng mô hình, để đảm bảo đánh giá được sinh trưởng của mô hình, đề tài đã lựa chọn các mô hình có từ trên 10 năm tuổi để nghiên cứu. Đối chiếu hồ sơ trồng rừng kết hợp với phỏng vấn người quản lý, cho thấy MH1 được

trồng từ năm 1985, MH3 trồng năm 2001, MH4 trồng năm 2002, MH2 trồng năm 2003; thời gian xây dựng MH5, MH6 và MH7 tương ứng ở các năm 2002, 2005 và 2006. Tính đến thời điểm điều tra (năm 2018) các mô hình đều đạt trên 10 năm.

Mật độ trồng trong các mô hình có khác nhau, đối với nhóm mô hình trồng mới có mật độ trồng là 500 cây/ha, các MH5, MH6 và MH7 trồng bổ sung với mật độ 300 – 350 cây/ha.

Tiêu chuẩn cây con trồng rừng, cho đến nay không còn hồ sơ lưu, tuy nhiên theo kết quả phỏng vấn cho thấy: cây con đưa vào trồng rừng đều đạt tiêu chuẩn, với chiều cao lớn hơn 1,0 m và đường kính cổ rễ lớn hơn 1,0 cm, các các cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, cây trồng rừng có túi bầu. Từ kết quả này, đề tài đặt giả thuyết cây trồng rừng đồng nhất về tiêu chuẩn, và có 1 tuổi (ở giai đoạn vườn ươm). Do vậy đây là cơ sở xác định tuổi của cây rừng trong các mô hình.

Quy cách trồng được thực hiện tùy theo phương thức trồng rừng, đối với phương thức trồng mới quy cách trồng hàng cách hàng 6m, cây cách cây 3,5m (6x3,5m); đối với phương thức trồng bổ sung quy cách trồng ở những lỗ trống, trảng cỏ, cây bụi là 6 x 3,5m; hoặc trồng theo quy cách hàng cách hàng 5m, cây cách cây 4m. Cách phối trí cây trồng ở phương thức trồng mới loài A – loài B theo tỷ lệ 1:1; tương tự ở phương thức trồng bổ sung trên lỗ trống phối trí loài A – loài B với tỷ lệ 1:1; hoặc bố trí theo đám.

Kỹ thuật xử ký thực bì, ở MH1, MH2, MH3 và MH4 được xử lý toàn diện, hoặc theo dải; trong khi ở phương thức trồng bổ sung thực bì được xử lý theo đám hoặc dải.

Kích thước hố trồng, hố trồng được đào với kích thước 50x50x50cm. Sau khi thực hiện các kỹ thuật trồng cây, sau 30 ngày tiến hành kiểm tra, đối với các cây bị chết được tiến hành trồng dặm.

Bảng 4. 1. Đặc điểm các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn

TT Mô hình Loài cây trồng N (cây/ha) Năm trồng Tiêu chuẩn cây trồng Quy cách trồng Phương thức Kích thước hố trồng Xử lý thực bì 1 MH1 Sao đen 500 1985 Hvn>1m, Do> 1cm 6 x 3,3 m Mới 50x50x50cm Toàn diện, dải 2 MH2 Giáng hương + Sao đen 500 2003 Hvn>1m,

Do> 1cm 6 x 3,3 m Mới 50x50x50cm

Toàn diện, dải 3 MH3 Dầu con rái + G. hương 500 2001 Hvn>1m,

Do> 1cm 6 x 3,3 m Mới 50x50x50cm

Toàn diện, dải 4 MH4 Sao đen + Muồng đen 500 2002 Hvn>1m,

Do> 1cm 6 x 3,3 m Mới 50x50x50cm

Toàn diện, dải 5 MH5 G. hương + Sao đen 300 2002 Hvn>1m,

Do> 1cm

6 x 3,3 m

5 x 4 m Bổ sung 50x50x50cm Đám, dải 6 MH6 Dầu con rái + Sao đen 350 2005 Hvn>1m,

Do> 1cm 6 x 3,3 m 5 x 4 m Bổ sung 50x50x50cm Đám, dải 7 MH7 Gõ đỏ 300 2006 Hvn>1m, Do> 1cm 6 x 3,3 m 5 x 4 m Bổ sung 50x50x50cm Đám, dải

4.1.2. Hiện trạng các mô hình

Qua khảo sát sơ bộ, và tiến hành đo đếm tỷ mỷ trên hiện trường kết quả xác định được hiện trạng các mô hình trồng rừng cây gỗ lớn có tuổi từ 10 năm trở lên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (BCPB) được tổng hợp tạo bảng 4.2

Bảng 4. 2. Đặc điểm hiện trạng các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn TT Mã mô hình Loài cây trồng Phương thức trồng Diện tích (ha) Phân loại Vị trí

1 MH1 Sao đen Trồng mới 21,6 Tốt

TK22, TK23 2 MH2 Giáng hương + Sao đen Trồng mới 12,3 Tốt

3 MH3 Dầu con rái + G. hương Trồng mới 9,2 Tốt 4 MH4 Sao đen + Muồng đen Trồng mới 7,1 TB 5 MH5 G. hương + Sao đen Bổ sung 9,5 Tốt

TK23, TK24 6 MH6 Dầu con rái + Sao đen Bổ sung 8,7 Tốt

7 MH7 Gõ đỏ Bổ sung 4,9 Tốt

Đối chiếu với đối tượng nghiên cứu, đề tài lựa chọn được 7 mô hình và đặt tên ký hiệu từ MH1 đến MH7, trong đó 4 mô hình (MH1, MH2, MH3 và MH4) trồng theo phương thức trồng mới; 3 mô hình MH5, MH6, MH7 trồng theo phương thức trồng bổ sung, nâng cao.

Tính đến năm 2018: MH1 có diện tích là 21,6 ha, mô hình 2 có diện tích 12,3 ha, MH3 có diện tích 9,2 ha và MH4 có diện tích 7,1ha. Đánh giá sơ bộ 4 mô hình cho thấy sinh trưởng phát triển khá tốt. Trong đó có MH1 đã khép tán, MH2, MH3 và MH4 hiện tại đang tổ chức sản xuất nông lâm kết hợp dưới tán (trồng Sắn - Mỳ), cây rừng chưa khép tán; các mô hình 5, 6 và 7 sinh trưởng khá tốt, hiện đã tạo thành tầng tán rừng.

Kết quả điều tra sơ bộ còn nhận thấy cây rừng trong mô hình sinh trưởng khá tốt, ít bị sâu hại, bệnh hại, trong các mô hình 1, 5, 6 và 7 đã xuất hiện cây tái sinh, trong đó có nhiều loài cây gỗ quý, bản địa, cây gỗ lớn tái sinh đã phục hồi trở lại.

4.2. Đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc của cây trồng trong các mô hình.

4.2.1. Đặc điểm biến động mật độ

Kết quả tổng hợp về hiện trạng các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn tại khu vực nghiên cứu, kết quả biểu thị mức biến động mật độ như bảng 4.3.

Bảng 4. 3. Đặc điểm biến động mật độ trong các mô hình Tên

MH

Năm trồng

Tuổi

cây Loài cây

N0 (Cây/ha) N2018 (Cây/ha) Nchết (Cây/ha) Tỷ lệ sống (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) MH1 1985 32 Sao đen 500 418 82 83.6 MH2 2003 14 Sao đen 250 217 33 86.7 Giáng Hương 250 200 50 80.0 Toàn MH 500 417 83 83.3 MH3 2001 16

Dầu con rái 250 227 23 90.7

Giáng Hương 250 187 63 74.7 Toàn MH 500 413 87 82.7 MH4 2002 15 Sao đen 250 233 17 93.3 Muồng đen 250 207 43 82.7 Toàn MH 500 440 60 88.0 MH5 2002 15 Giáng Hương 150 127 23 84.4 Sao đen 150 130 20 86.7 Toàn MH 300 257 43 85.6 MH6 2005 12

Dầu con rái 170 157 13 92.2

Sao đen 180 153 27 85.2

Toàn MH 350 310 40 88.6

MH7 2006 11 Gõ đỏ 300 260 40 86.7

Thông qua số liệu tại bảng 4.3 cho thấy rằng, các mô hình được xây dựng theo 2 phương thức, trong đó phương thức trồng mới có mô hình MH1, MH2, MH3 và MH4; số mô hình còn lại được trồng theo phương thức trồng nâng cao, bổ sung.

- Đối với các mô hình trồng mới, MH1 trồng sớm nhất vào năm 1985, trồng thuần loài Sao đen, đến năm 2018 MH1 đạt 32 tuổi (với giả định khi cây con đem trồng trong mô hình đã đạt được 1 năm tuổi). Theo dữ liệu hồ sơ cho thấy các năm 2001 mô hình 3 được xây dựng, năm 2002 mô hình 4 được xây dựng và năm 2003

mô hình 2 được xây dựng, tuổi của các mô hình đến 2018 đạt từ 15 đến 32 tuổi. Tương tự cũng căn cứ vào hồ sơ trồng rừng, các mô hình trồng bổ sung nâng cao (MH5, MH6 và MH7) đến 2018 đã có tuổi đạt tương ứng là 15 năm, 12 năm và 11 năm.

- Đối chiếu số liệu điều tra mật độ của các loài cây trong các mô hình năm 2018 với dữ liệu hồ sơ xây dựng mô hình, cho thấy tỷ lệ cây sống trong các mô hình thuộc nhóm trồng bổ sung cao hơn so với các mô hình trồng mới. Tỷ lệ cây sống trung bình của các mô hình trồng mới đạt 84,4% thấp hơn 3,1% so với tỷ lệ cây sống trung bình của mô hình rừng trồng bổ sung (đạt 87,0%). Trường hợp không xét MH1 (trồng thuần sao đen), thì mô hình có tỷ lệ cây sống từ cao xuống thấp lần lượt là: MH4>MH6>MH7>MH5>MH2 và > MH3, tổng quát cho thấy các các mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tái sinh tự nhiên trong các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn tại tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 43)