Một số giải pháp tác động đối với các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tái sinh tự nhiên trong các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn tại tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 122)

Thông qua kết quả nghiên cứu, kết hợp với những thông tin định hướng phát triển tài nguyên rừng của địa phương, đề tài đi đến đề xuất một số giải pháp sau:

(1) Nhóm giải pháp về quản lý

Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý các mô hình rừng trồng đã xây dựng tại địa phương. Trong đó, cần tập trung quản lý hoạt động sản xuất nông lâm kết hợp dưới tán rừng. Trong 7 mô hình nghiên cứu, hiện tại các mô hình 2, 3, 4 đang tổ chức sản xuất NLKH dưới tán, tại các mô hình này khả năng tái sinh dưới tán không xuất hiện. Đồng thời, dự báo trong 1-3 năm tới tán cây trồng rừng sẽ khép tán, do vậy cần thực hiện tốt các quy định trong hợp đồng giao khoán quản lý bảo vệ rừng và sản xuất NLKH dưới tán rừng, theo hướng trả lại không gian dinh dưỡng dưới tán để thực hiện các giải pháp xúc tiến tái sinh trong 3 mô hình này.

(2) Nhóm giải pháp kỹ thuật

- Kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng của cây rừng, đối chiếu với tình hình sinh trưởng của các mô hình trồng rừng ở các địa phương khác, cho thấy khả năng thành rừng của các mô hình đang diễn biến tích cực. Khẳng định việc lựa chọn các loài cây trồng phối hợp trong mô hình khá hợp lý, quy cách trồng phù hợp. Trong đó, hiện tại các mô hình đều trong quá trình sinh trưởng phát triển mạnh cả về đường kính, chiều cao, đường kính tán,... do vậy chưa cần áp dụng các biện pháp tỉa thưa, nhưng đối với các mô hình 5, 6 và 7 cần áp dụng các biện pháp chăm sóc rừng thông qua phát luỗng dây leo, cỏ dại, phòng chống cháy rừng,... nhất là Mô hình 7 (trồng gõ đỏ).

- Tiếp tục thực hiện xây đựng các mô hình này đối với các lâm phần rừng khác. Ưu tiên vận dụng mô hình 5 và 6. vì qua đánh giá cho thấy mô hình 5 và 6 có nhiều ưu điểm.

- Đối với các mô hình 2, 3, 4 cần tiến hành trồng bổ sung hoặc xúc tiến tái sinh dưới tán khi dừng hoạt động NLKH ở một cường độ nhất định. Lý do, vì hiện tại nguồn giống để tái sinh khá yếu, các chồi gốc của cây rừng cũ đã không còn khả năng tái sinh, trong khi khả năng gieo giống của cây mẹ chưa đạt. Do vậy, cần áp dụng biện pháp trồng bổ sung, gieo hạt,.. từ đó thúc đẩy tình hình tái sinh trở lại.

- Đối với các mô hình 1, 5, 6 và 7 đặc điểm tầng cây tái sinh sinh trưởng phát triển khá tốt. Trong đó, có nhiều loài cây gỗ quý, có giá trị kinh tế cao, là cây bản địa đã tái sinh trở lại. Do vật cần tiến hành áp dụng các biện pháp hỗ trợ cho tầng cây này, nhất là các cây tái sinh triển vọng.

(3) Giải pháp về chính sách

Cho đến nay, thực trạng về cơ chế quản lý, bảo vệ, phát triển các mô hình còn nhiều vướng mắc, bất cập. Chính vì vậy, cần tập trung trong việc xây dựng cơ chế chính sách cho việc nhận rộng và phát triển các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn này, nhất là các mô hình 5, 6 và 7. Bởi kết quả kiểm kê rừng 2016 tại Khu bảo tồn tỷ lệ các lâm phần rừng nghèo kiệt còn khá cao, tập trung ở các phân khu phục hồi sinh thái,.. các lâm phần này cần áp dụng biện pháp xúc tiến tái sinh. Nhưng để triển khai nhân rộng các mô hình này đòi hỏi có cơ chế chính sách hợp lý.

(4) Nhóm giải pháp kinh tế

Cần tăng tường tìm nguồn vốn để tiếp tục nuôi dưỡng các mô hình rừng trồng hiệu quả này, nhất là các mô hình 5, 6 và 7. Đồng thời hỗ trợ các bên liên quan khi thực hiện dừng hợp đồng sản xuất NLKH, từ đó giúp cho các MH 2, 3 và 4 có đủ điều kiện phục hồi và phát triển. Mặt khác, các loài cây trồng đều là cây gỗ lớn, kể cả mô hình 1 đã được xây dựng từ 1985, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy các mô hình đang trong quá trình sinh trưởng phát triển mạnh. Do vậy, cần nhiều thời gian cho các MH phát triển theo đúng năng lực. Điều đó đồng nghĩa với việc cần có nguồn vốn hỗ trợ cho sản xuất, chăm sóc, bảo vệ mô hình.

(5) Giải pháp bảo tồn

Tiến tục thực hiện việc bảo tồn các mô hình rừng trồng, khi thực hiện được tốt công tác bảo tồn các mô hình, sẽ là điều kiện tiền đề cho bảo vệ các loài cây gỗ quý, cây bản địa, cây có giá trị cao về kinh tế đang hiện hữu trong các MH, nhất là lớp cây tái sinh. Mặt khác, do các mô hình này đang hiện hữu trong khu rừng đặc dụng, do vậy việc kết hợp các giải pháp bảo tồn với phục hồi, phát triển các mô hình, các lâm phần, các điều kiện hoàn cảnh rừng, giá trị sinh thái của rừng,.. sẽ làm cho công tác quản lý rừng, BVR của đơn vị đạt được kết quả tối ưu.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đi đến một số kết luận sau:

- Trồng rừng cây gỗ lớn đã được triển khai khá sớm, trong 7 mô hình trồng rừng cây gỗ lớn được trồng theo 2 phương thức là trồng mới và bổ sung. các loài cây trồng trong mô hình là Sao đen, giáng hương, dầu con rái, muồng đen, gõ đỏ. Chúng được trồng thuần loài hoặc hỗn loài. Mật độ trồng là 500 cây/ha ở các MH1, 2, 3 và 4; mật độ 300 – 350 cây/ha ở các MH 5, 6 và 7. Quy cách trồng hàng cách hàng 6 m, cây cách cây 3,5 m (hoặc 5x4m).

- Tỷ lệ cây sống trong các mô hình thuộc nhóm trồng bổ sung cao hơn so với các mô hình trồng mới. Tỷ lệ cây sống trung bình của các mô hình trồng mới đạt 84,4% thấp hơn 3,1% so với tỷ lệ cây sống trung bình của mô hình rừng trồng bổ sung (đạt 87,0%). Tỷ lệ cây sống của Sao đen (87,9%) > Muồng (82,7%) > Giáng Hương (77,4%), ở mô hình trồng bổ sung Dầu con rái (92.2%) > Gõ đỏ (86,7%) > Sao đen (85,95%) và > Giáng Hương (84,4%). Tỷ lệ sống của Sao đen sống trong mô hình trồng mới (87,9%) > ở mô hình trồng bổ sung (85,9), Giáng hương trong mô hình trồng bổ sung (84,4%) > ở mô hình trồng mới (77,4%).

- MH1 có N là 418 cây/ha, Hvn là 11.59 m, trữ lượng đạt 137 m3/ha; MH2, Giáng Hương có D1.3 là 14.5 cm > Sao đen (12,7 cm), Hvn của Sao đen đạt 8,7 m < Giáng Hương. MH3, Dầu con rái có N là 227 cây/ha, D1.3, Hvn và M của Dầu con rái là 12,8 cm, 9,5 m và 13,6 m3/ha, Giáng hương có D1.3 là 15,8 cm, Hvn là 10,6 m. Mô hình 4 có mật độ 440 cây/ha, Sao đen có N là 233 cây/ha (chiếm 53% ), D1.3 là 13,6 cm; Muồng đen D1.3 là 15,0 cm, Hvn của 2 loài lần lượt là 10,3 m và 11,3 m. Mật độ của 3 mô hình MH5, MH6 và MH7 lần lượt là 257 cây/ha, 310 cây/ha và 260 cây/ha. Ở Mô hình 5, Sao đen có D1.3 là 12,5 cm, Hvn là6,2 m, Giáng có D1.3 là 14,4 cm, Hvn là 7,56 m. MH6, mật độ Dầu con rái là 157 cây/ha, chiếm 50,6% , D1.3 đạt 9.9

cm, Hvn đạt 6,0 m. MH7 Gõ đỏ có mật độ là 260 cây/ha, D1.3, Hvn, G, M của Gõ đỏ trong Mô hình 7 đều thấp hơn so với các MH khác.

- Tăng trưởng đường kính của mô hình có xu thế giảm dần khi tuổi của mô hình tăng dần. Cụ thể ΔD (cm/năm) trung bình trong 7 MH từ cao đến thấp là MH7>MH2>MH4>MH6>MH3>MH5>MH1. Trong đó tăng trưởng bình quân của MH7 (Gõ đỏ) cao nhất là 0,97 cm/năm, thấp nhất tại MH1 (Sao đen) là 0.85 cm/năm. Nhóm mô hình có tuổi 11 – 12 tuổi (MH6 và MH7) có ΔD cao hơn so với nhóm mô hình có tuổi 14-16 tuổi (MH2, MH4, MH5 và MH3), và ΔD cao hơn ở MH có tuổi cao nhất (MH1, 32 tuổi).

- Phân bố N - D của các loài cây trồng và các mô hình đều tuân thủ theo phân bố Weibull (đều có χ2 tính < χ2(0,05; k)). Dạng đường cong có 1 đỉnh, lệch trái. Tuy nhiên đỉnh đường cong đạt tại các cấp đường kính khác nhau, tùy thuộc vào loài cây, và mô hình khác nhau. Phân bố N-H đa số phù hợp với phân bố Weibull, đa số đường cong N-H có dạng một đỉnh, lệch phải.

- Trong 4 mô hình thì mật độ cây tái sinh ở MH1 thấp nhất với 978 cây/ha, ở MH5 mật độ là 1526 cây/ha, MH6 và MH7 có mật độ tương đồng là 1585 cây/ha. Mật độ cây tái sinh giảm khi cấp chiều cao cây tái sinh tăng. Mật độ tái sinh trong MH5, MH6 và MH7 có mật độ cao hơn so với MH1. cây tái sinh triển vọng của MH1 cao nhất, với mật độ trung bình là 240 cây/ha, chiếm tỷ lệ 24,5% so với tổng số cây tái sinh. Trong khi tỷ lệ cây tái sinh triển vọng trong các MH5, MH6 và MH7 không có sự khác biệt lớn, và chiếm tỷ lệ không cao, giao động từ 11,2 - 12,5%. Nguồn gốc cây tái sinh ở MH1 cây tái sinh hạt chiếm 94,5%; trong khi ở MH5, 6 và 7 chiếm tỷ lệ lần lượt là 92,3%, 92,6% và 91,6%. Phẩm chất cây tái sinh trong 4 mô hình khá tốt, tỷ lệ cây có năng lực sinh trưởng cấp độ tốt chiếm tỷ lệ cao.

- MH có 16 loài cây tái sinh xuất hiện, trong đó Sao đen chiếm tỷ lệ cao nhất với 45%, và 5 loài thường xuất hiện và xuất hiện với mật độ. MH5 có tổng cộng 15 loài cây khác nhau, có 9 loài thường xuất hiện và chiếm mật độ cao, Sao đen là loài chiếm

ưu thế trong mô hình. MH6 gồm có tổng cộng 15 loài khác nhau, có 9 loài thường xuất hiện. MH7 có 21 loài cây khác nhau tham gia vào công thức tổ thành, Gõ mật có tỷ lệ và vai trò cao nhất với 11,1%.

- MH7 có chỉ số đa sạng Simpson (1-λ') cao nhất, thấp nhất ở MH1. Xét tổng thể các mô hình rừng trồng theo phương thức bổ sung có mức đa dạng cao hơn so với MH1. Với mức độ tương đồng 65%, thì sự tương đồng của các loài được chia thành 8 nhóm cây tái sinh khác nhau.

- Cây tái sinh trong các mô hình đều có dạng phân bố cụm do có hệ số phân tán C > 0, và chỉ số độ tụ hợp (I) đều > 0. Cây tái sinh trong MH1 có xu thế phân bố trên mặt đất đang chuyển dần và tiệm cận với dạng phân bố lý tưởng đó là phân bố đều.

- Đã đề xuất được 5 nhóm giải pháp cho việc tác tộng, quản lý, bảo vệ, phát triển và nhân rộng các mô hình trồng cây gỗ lớn.

2. Tồn tại

Bên cạnh nhưng kết quả đạt được, đề tài còn một số tồn tại sau:

- Đánh giá hiệu quả của mô hình mới chỉ dừng lại thông qua đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đặc điểm tái sinh,... trong khi chưa đánh giá được hiệu quả vể kinh tế, môi trường.

- Số lượng diện tích của các mô hình đưa vào nghiên cứu chưa cao, số lượng mô hình đánh giá còn ít.

- Hồ sơ rừng trồng bị thất lạc, do vậy nhiều thông tin về đặc điểm mô hình chủ yếu là phỏng vấn. Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng còn gặp khó khăn.

- Đề tài chưa đánh giá được chất lượng mô hình thông qua phẩm chất cây trồng, đặc điểm tình hình sâu, bệnh hại.

- Đề tài chưa đánh giá được các nhân tố nhân tác và tự nhiên ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của mô hình. Do vậy những phân tích còn mang tính suy đoán cao.

- Các đề xuất giải pháp chưa được kiểm chứng, mà mới chỉ là những căn cứ vào kết quả nghiên cứu về cấu trúc, sinh trưởng,... để đưa ra khuyến nghị.

3. Kiến nghị

Để khắc phục những tồn tại trên, đồng thời cho kết quả nghiên cứu thực sự trở thành cơ sở quan trọng cho việc áp dụng các biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển các mô hình,... đề tài kiến nghị như sau:

- Tiếp tục nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các mô hình trên các tiêu chí kinh tế, môi trường, và các tiêu chí khác về sinh trưởng.

- Tiếp tục nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm của mô hình, từ đó có thể có cơ sở căn cứ tốt hớn.

- Các giái pháp đề ra trước khi vận hành cần tiến hành thí điểm, kiểm nghiệm. - Tiếp tục tìm kiếm các điều kiện phù hợp, tương đồng cho việc triển khai nhận rộng các mô hình trồng cây gỗ lớn có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH LIÊN QUAN

1. Khu bảo tồn BCPB (2017). Báo cáo công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng năm 2017. Xuyên Mộc.

2. Khu tảo tồn BCPB (2018). Hồ sơ rừng trồng từ 2008 - 2014. Bà Rịa Vũng Tàu: Khu bảo tồn BCPB.

3. Nguyễn Trọng Bình (2014). Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng và tính đa dạng sinh học kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim tại VQG Bidoup - Núi Bà. Tạp chí khoa học lâm nghiệp. 2014,2/2014:3255-3263. 4. Phạm Mạnh Hà (2004). Đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng phổ biến ở xã Hương Phú - Nam Đông - Thừa Thiên Huế [Luận văn thạc sỹ]. Hà Nội: Đại học Lâm nghiệp.

5. Võ Đại Hải (2006). Đánh giá chất lượng rừng trồng phong hộ trên cát ven biển dự án 661 tại Quảng Bình. Tạp chí khoa học lâm nghiệp. 2006,3:139-147. 6. Pham Van Huong (2016). Research on Sterculia lychnophora Hance

regeneration under natural secondary forest and characteristics of seedling in nursery condition. Fujian: Fujian Agriculture and Forestry University.

7. Phạm Văn Hường (2010). Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến cây họ Sao - Dầu (Dipterocarpaceae) trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ấm nhiệt đới ở Đồng Nai [Luận văn thạc sỹ]. Tp. Hồ Chí Minh: ĐH Nông lâm. 8. Chu Thị Hồng Huyền (2009). Điều tra, đánh giá hiệu quả một số mô hình rừng trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên [Luận văn thạc sỹ sinh học]. Thái nguyên: Đại học Sư phạm Thái nguyên.

9. Lương Thị Thanh Huyền (2009). Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại vùng đầu nguồn hồ Thác Bà, tỉnh yên bái [Luận văn thạc sỹ]. Thái Nguyên: Đại học sự phạm.

10. Cao Phi Long (2011). Nghiên cứu mốt số đăc điểm sinh thái tái sinh của quần thể Trai (Fagraea fragrans Roxb trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở Khu bảo tồn Bình Châu Phước Bửu. [Luận văn thạc sỹ]. Tp. Hồ Chí Minh: ĐH Nông lâm.

11. Trần Văn Mùi (2015). Nghiên cứ cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại khu BTTN Văn hóa Đồng Nai [Luận án Tiến sỹ]. Hà Nội: Đại học Lâm nghiệp.

12. Hoàng Phú Mỹ (2014). Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú Yên [Luận án tiến sỹ]. Hà Nội: Đại học Lâm nghiệp.

13. Nguyễn Thị Oanh (2012). Nghiên cứu phát triển các mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ Hòa Bình. (thí điểm tại tiểu khi 54 lòng hồ Sông Đà và khoảng 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình [Luận văn thạc sỹ]. Hà Nội: Đại học khoa học tự nhiên.

14. Myers G P và Ctv (2000). The influence of canopy gap size on natural regeneration of Brazil nut (Bertholletia excelsa) in Bolivia. Forest Ecology and Management. 2000,127:119-128.

15. Nguyễn Văn Quý (2011). Nghiên đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) trồng trong các mô hình phục hồi rừng tại Khu BTTN văn hóa Đồng Nai [Luận văn thạc sỹ]. Đồng Nai: Đại học Lâm nghiệp.

16. Van Steenis (1956). Basis principals of rain forest sociology proceeding of symposium in Kandy.

17. UBND tỉnh Bà rịa vũng tàu (2007). Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2020. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: UBND.

18. Hoàng Văn Thắng (2007). Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng cây lá rộng bản địa cung cấp gỗ lớn tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa và Chu Lai - Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tái sinh tự nhiên trong các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn tại tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)