Đặc điểm biến động mật độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tái sinh tự nhiên trong các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn tại tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 51)

Kết quả tổng hợp về hiện trạng các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn tại khu vực nghiên cứu, kết quả biểu thị mức biến động mật độ như bảng 4.3.

Bảng 4. 3. Đặc điểm biến động mật độ trong các mô hình Tên

MH

Năm trồng

Tuổi

cây Loài cây

N0 (Cây/ha) N2018 (Cây/ha) Nchết (Cây/ha) Tỷ lệ sống (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) MH1 1985 32 Sao đen 500 418 82 83.6 MH2 2003 14 Sao đen 250 217 33 86.7 Giáng Hương 250 200 50 80.0 Toàn MH 500 417 83 83.3 MH3 2001 16

Dầu con rái 250 227 23 90.7

Giáng Hương 250 187 63 74.7 Toàn MH 500 413 87 82.7 MH4 2002 15 Sao đen 250 233 17 93.3 Muồng đen 250 207 43 82.7 Toàn MH 500 440 60 88.0 MH5 2002 15 Giáng Hương 150 127 23 84.4 Sao đen 150 130 20 86.7 Toàn MH 300 257 43 85.6 MH6 2005 12

Dầu con rái 170 157 13 92.2

Sao đen 180 153 27 85.2

Toàn MH 350 310 40 88.6

MH7 2006 11 Gõ đỏ 300 260 40 86.7

Thông qua số liệu tại bảng 4.3 cho thấy rằng, các mô hình được xây dựng theo 2 phương thức, trong đó phương thức trồng mới có mô hình MH1, MH2, MH3 và MH4; số mô hình còn lại được trồng theo phương thức trồng nâng cao, bổ sung.

- Đối với các mô hình trồng mới, MH1 trồng sớm nhất vào năm 1985, trồng thuần loài Sao đen, đến năm 2018 MH1 đạt 32 tuổi (với giả định khi cây con đem trồng trong mô hình đã đạt được 1 năm tuổi). Theo dữ liệu hồ sơ cho thấy các năm 2001 mô hình 3 được xây dựng, năm 2002 mô hình 4 được xây dựng và năm 2003

mô hình 2 được xây dựng, tuổi của các mô hình đến 2018 đạt từ 15 đến 32 tuổi. Tương tự cũng căn cứ vào hồ sơ trồng rừng, các mô hình trồng bổ sung nâng cao (MH5, MH6 và MH7) đến 2018 đã có tuổi đạt tương ứng là 15 năm, 12 năm và 11 năm.

- Đối chiếu số liệu điều tra mật độ của các loài cây trong các mô hình năm 2018 với dữ liệu hồ sơ xây dựng mô hình, cho thấy tỷ lệ cây sống trong các mô hình thuộc nhóm trồng bổ sung cao hơn so với các mô hình trồng mới. Tỷ lệ cây sống trung bình của các mô hình trồng mới đạt 84,4% thấp hơn 3,1% so với tỷ lệ cây sống trung bình của mô hình rừng trồng bổ sung (đạt 87,0%). Trường hợp không xét MH1 (trồng thuần sao đen), thì mô hình có tỷ lệ cây sống từ cao xuống thấp lần lượt là: MH4>MH6>MH7>MH5>MH2 và > MH3, tổng quát cho thấy các các mô hình trồng bổ sung nâng cao tốt hơn so với trồng mới, về nguyên nhân rất có thể do trồng các MH trồng bổ sung còn điều kiện hoàn cảnh rừng tốt hơn, nên trong những năm đầu cây trồng được hỗ trợ tốt hơn, nên tỷ lệ chết thấp hơn.

- Kết quả phân tích tỷ lệ cây sống của các mô hình thấy rằng: (1) ở nhóm mô hình trồng mới MH4>MH1>MH2>MH3; (2) ở các mô hình rừng trồng bổ sung thì MH6>MH7 và >MH5. Sơ bộ nhận thấy tỷ lệ cây sống trong các mô hình là khá cao, điển hình như: MH4 trồng Sao đen + Muồng đen; MH6 trồng Sao đen + Dầu con rái + cây tái sinh và MH5 trồng Giáng Hương + Sao đen + cây tái sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ chết thấp ở các mô hình, rất có thể là do các mô hình này chưa trải qua quá trình đấu tranh đào thải tự nhiên ở cường độ cao.

- So sánh tỷ lệ cây sống của cây trồng chính trong mô hình, cho thấy tỷ lệ sống trung bình của các loài trong các mô hình trồng mới theo thứ tự Sao đen (87,9%) > Muồng (82,7%) > Giáng Hương (77,4%). Tỷ lệ cây sống trung bình trong các mô hình trồng bổ sung theo thứ tự lần lượt là: Dầu con rái (92.2%) > Gõ đỏ (86,7%) > Sao đen (85,95%) và > Giáng Hương (84,4%). So sánh tỷ lệ cây sống của cùng loài trong 2 nhóm mô hình cho thấy tỷ lệ cây Sao đen sống trong mô hình trồng mới

(87,9%) > ở mô hình trồng bổ sung (85,9), Giáng hương trong mô hình trồng bổ sung (84,4%) > ở mô hình trồng mới (77,4%).

4.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của các mô hình

4.2.2.1. Đặc điểm các chỉ tiêu sinh trưởng

Phân tích đặc điểm sinh trưởng của các mô hình thông qua đường kính, chiều cao, tỷ lệ % độ dày tán, tổng tiết diện ngang và trữ lượng được thể hiện tại bảng 4.4. - Số liệu tại bảng 4.4 chỉ cho thấy, mật độ hiện tại của MH1 là 418 cây/ha, Sao đen có D1.3 là 27,33 cm, với chiều cao trung bình đạt 11,59 m; trữ lượng đạt 137 m3/ha; tỷ lệ % độ dày tán là 35%.

- Trong MH2, Giáng Hương có D1.3 là 14,5 cm cao hơn Sao đen (12,7 cm), chiều cao Sao đen đạt 8,7 m thấp hơn so với Giáng Hương, trữ lượng của Sao đen (12,8 m3/ha) và Giáng hương (14,8 m3/ha), tổng mô hình đạt 27,6 m3/ha. Tỷ lệ % độ dày tán của MH2 là 45,6%, cao hơn MH1, tương đương MH3 (46,2%), điều này chứng tỏ MH2 và 3 mức độ tỉa thưa cành nhánh thấp hơn sơ với MH1. Tại MH3, Dầu con rái có N là 227 cây/ha (chiếm 55,0% của MH3), D1.3, Hvn và M của Dầu con rái trong MH3 là 12,8 cm, 9,5 m và 13,6 m3/ha; trong đó Giáng hương có D1.3 là 15,8 cm, Hvn là 10,6 m, M là 14,8 m3/ha. Tỷ lệ % về trữ lượng của Dầu con rái và Giáng hương so với tổng MH3 là 42% và 58%. Mô hình 4 là sự tổ hợp của 2 loài Sao đen và Muồng đen, mật độ của MH4 là 440 cây/ha, trong đó Sao đen là 233 cây/ha (chiếm 53% ) so với tổng mật độ của MH4, D1.3 của Sao đen là 13,6 cm, Muồng đen là 15,0 cm; Hvn của 2 loài lần lượt là 10,3 m và 11,3 m, trữ lượng của Sao đen là 17,52 m3/ha (chiếm 46,6%) so với trữ lượng của MH4. Tỷ lệ % độ dày của tán Ht (%) của cả Sao đen và Muồng đen trong MH4 còn khá cao, tương ứng là 41% và 45%.

- Do mật độ trồng ban đầu trong các mô hình MH5, MH6 và MH7 thấp, hiện tại mật độ của 3 mô hình MH5, MH6 và MH7 lần lượt là 257 cây/ha, 310 cây/ha và

260 cây/ha. Ở Mô hình 5 mật độ của 2 loài Sao đen, Gáng hương lần lượt là 130 cây/ha và 127 cây/ha. D1.3 , của Sao đen đạt 12,5 cm, thấp hơn so với Giáng Hương (14,4 cm), tương tự chiều cao của Sao đen là 6,2 m thấp hơn Giáng Hương (7,56 m). Sao đen và Giáng Hương đã có đóng góp trữ lượng vào trong lâm phần là 12,1 m3/ha, cả Sao đen và Giáng hương đều có tỷ lệ độ dày tán thấp, trung bình đạt 39,4%, kết quả này rất có thể là do sự cạnh trạnh không gian dinh dưỡng tầm thấp của cây trồng bổ sung với cây tái sinh, nhất là cây bụi diễn ra mạnh mẽ hơn. Trong MH6, mật độ Dầu con rái là 157 cây/ha, chiếm 50,6% so với mật độ cây trồng chính trong mô hình. D1.3 và Hvn của Sao đen đều thấp hơn so với Dầu con rái, cụ thể D1.3 đạt 9,9 cm thấp hơn 23,9%; Hvn đạt 6,0 m thấp hơn 16,4%. Tương tự mô hình 5, tỷ lệ % của tán cũng khá thấp, Ht (%) của MH 6 là 37,4%. MH7 trồng bổ sung Gõ đỏ, mật độ Gõ trong MH7 là 260 cây/ha; do được xây dựng muộn (năm 2006) cho nên hiện D1.3, Hvn, G, M của Gõ đỏ trong Mô hình 7 đều thấp hơn so với các MH khác. So với MH5 và MH6 thì Ht (%) của Gõ đỏ còn khá cao, chứng tỏ mức độ tỉa thưa cành nhánh của Gõ so với các loài như Sao đen, Dầu Con rái, Giáng hương là thấp hơn.

Bảng 4. 4. Đặc điểm sinh trưởng của các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn

Tên MH Loài cây N

(Cây/ha) D (Cm) Hvn (m) Dt (m) Hdc (m) G (m 2/ha) V (m3/ha) Ht (%) MH1 Sao đen 418 27.33±0.34 11.59±0.12 5.53±0.07 7.98±0.10 25.29±0.63 137.40±4.85 35.01±0.71 MH2 Sao đen 217 12.65±0.44 8.68±0.21 4.54±0.11 4.87±0.19 2.97±0.23 12.84±1.38 44.71±1.07 Giáng Hương 200 14.46±0.39 9.13±0.20 4.78±0.09 4.95±0.19 3.43±0.20 14.84±1.17 46.47±1.28 Mô hình 417 13.52±0.31 8.90±0.15 4.66±0.07 4.91±0.14 6.37±0.31 27.59±1.82 45.56±0.83 MH3

Dầu con rái 227 12.78±0.33 9.46±0.18 4.21±0.12 4.82±0.15 3.04±0.17 13.63±0.97 49.35±1.05 Giáng Hương 187 15.80±0.43 10.63±0.17 5.28±0.14 6.16±0.17 3.81±0.22 18.86±1.31 42.37±1.06 Mô hình 413 14.14±0.30 9.99±0.14 4.69±0.10 5.42±0.13 6.83±0.30 32.41±1.79 46.20±0.81 MH4 Sao đen 233 13.63±0.40 10.30±0.16 4.75±0.11 6.03±0.11 3.60±0.20 17.52±1.18 41.67±0.44 Muồng đen 207 14.97±0.41 11.25±0.18 5.12±0.11 6.10±0.14 3.81±0.20 20.08±1.33 45.81±1.03 Mô hình 440 14.26±0.29 10.75±0.13 4.92±0.08 6.06±0.09 7.41±0.29 37.59±1.82 43.61±0.56 MH5 Giáng Hương 127 14.41±0.27 7.56±0.19 4.12±0.14 4.57±0.16 2.09±0.08 7.31±0.42 39.95±0.92 Sao đen 130 12.47±0.33 6.22±0.19 3.02±0.17 3.83±0.14 1.63±0.08 4.75±0.36 38.85±0.90 Mô hình 257 13.42±0.24 6.88±0.15 3.56±0.12 4.19±0.12 3.72±0.13 12.06±0.63 39.39±0.64 MH6

Dầu con rái 157 12.32±0.29 7.02±0.14 3.49±0.13 4.32±0.10 1.92±0.09 6.27±0.41 38.50±0.71 Sao đen 153 9.94±0.26 6.03±0.06 2.29±0.11 3.85±0.05 1.22±0.06 3.36±0.20 36.21±0.56 Mô hình 310 11.14±0.23 6.53±0.09 2.90±0.10 4.09±0.06 3.14±0.13 9.62±0.54 37.37±0.47 MH7 Gõ đỏ 260 10.68±0.24 4.66±0.13 3.45±0.09 2.41±0.08 2.42±0.11 5.35±0.37 48.03±1.27

4.2.2.2. Đặc điểm tăng trưởng của các mô hình

Giả định toàn bộ cây đưa vào trồng trong các mô hình đều đạt 1 tuổi, thì kết quả tính toán tăng trưởng bình quân về đường kính (D1.3, cm) và chiều cao vút ngọn (Hvn, m) của các loài cây trong các mô hình được trình bày tại bảng 4.5.

Bảng 4. 5. Đặc điểm tăng trưởng bình quân về đường kính, chiều cao trong mô hình Mô hình Loài cây Tuổi cây N (Cây/ha) D1.3 (Cm) Hvn (m) ΔD (cm/năm) ΔH (m/năm) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) MH1 Sao đen 32 418 27.33±0.34 11.59±0.12 0.85±0.01 0.36±0.00 MH2 Sao đen 14 217 12.65±0.44 8.68±0.21 0.90±0.03 0.62±0.02 Giáng Hương 200 14.46±0.39 9.13±0.20 1.03±0.03 0.65±0.01 Mô hình 417 13.52±0.31 8.90±0.15 0.97±0.02 0.64±0.01 MH3

Dầu con rái

16 227 12.78±0.33 9.46±0.18 0.80±0.02 0.59±0.01 Giáng Hương 187 15.80±0.43 10.63±0.17 0.99±0.03 0.66±0.01 Mô hình 413 14.14±0.30 9.99±0.14 0.88±0.02 0.62±0.01 MH4 Sao đen 15 233 13.63±0.40 10.30±0.16 0.91±0.03 0.69±0.01 Muồng đen 207 14.97±0.41 11.25±0.18 1.00±0.03 0.75±0.01 Mô hình 440 14.26±0.29 10.75±0.13 0.95±0.02 0.72±0.01 MH5 Giáng Hương 15 127 14.41±0.27 7.56±0.19 0.96±0.02 0.50±0.01 Sao đen 130 12.47±0.33 6.22±0.19 0.83±0.02 0.41±0.01 Mô hình 257 13.42±0.24 6.88±0.15 0.89±0.02 0.46±0.01 MH6

Dầu con rái

12

157 12.32±0.29 7.02±0.14 1.03±0.02 0.59±0.01 Sao đen 153 9.94±0.26 6.03±0.06 0.84±0.02 0.50±0.005 Mô hình 310 11.14±0.23 6.53±0.09 0.94±0.02 0.54±0.01 MH7 Gõ đỏ 11 260 10.68±0.24 4.66±0.13 0.97±0.02 0.42±0.01

Từ số liệu bảng 4.5 cho cho thấy tăng trưởng bình quân tương đối của 2 chỉ tiêu về D1.3 và Hvn của các cây trồng trong mô hình có một số đặc điểm sau:

- Tăng trưởng đường kính của mô hình có xu thế giảm dần khi tuổi của mô hình tăng dần. Cụ thể ΔD (cm/năm) trung bình trong 7 MH từ cao đến thấp là MH7>MH2>MH4>MH6>MH3>MH5>MH1. Trong đó tăng trưởng bình quân của MH7 (Gõ đỏ) cao nhất là 0.97cm/năm, thấp nhất tại MH1 (Sao đen) là 0.85cm/năm. Nhóm mô hình có tuổi 11 – 12 tuổi (MH6 và MH7) có ΔD cao hơn so với nhóm mô

hình có tuổi 14-16 tuổi (MH2, MH4, MH5 và MH3), và ΔD cao hơn ở MH có tuổi cao nhất (MH1, 32 tuổi).

- Các loài cây trồng trong mô hình có tăng trưởng bình quân khác nhau, trong đó loài cây có ΔD cao nhất là Giáng Hương (1,03 cm/năm), Muồng đen (1,00 cm/năm) và Dầu con rái (1,03 cm/năm); Sao đen trong các mô hình đều có ΔD thấp hơn so với các loài cây khác. Sao đen trồng trong các mô hình 5, 6 và 7 có tăng trưởng bình quân thấp hơn ở mô hình 2 và 4. Giáng Hương ở MH trồng bổ sung cũng có tăng trưởng bình quân thấp hơn so với trồng ở mô hình trồng mới (MH2 và MH3). Tuy nhiên, Dầu con rái ở mô hình trồng bổ sung (MH6) có ΔD cao hơn so với MH trồng mới (MH3). Vậy có thể thấy rằng tăng trưởng bình quân về đường kính của Sao đen và Giáng Hương trong mô hình trồng mới cao hơn trong mô hình trồng bổ sung, trong khi Dầu con rái có tăng trưởng bình quân về đường kính ngược lại.

- Xét về chỉ tiêu tăng trưởng bình quân năm của chiều cao, thông qua số liệu tại bảng 4.5 thấy rằng, xu thế chung là các loài cây ở các mô hình trồng mới có tăng trưởng bình quân chiều cao (ΔH) tốt hơn so với ở mô hình trồng bổ sung. Trung bình ΔH của MH2, MH3 và MH4 là 0,66 m/năm cao hơn so với ở 2 mô hình 5 và 7 là 0,50 m/năm. Riêng chiều cao của Sao đen trong MH1 có tăng trưởng bình quần thấp nhất là 0,36 m/năm, chứng tỏ khi tuổi mô hình cao thì tốc độ tăng trưởng bình quân có xu hướng giảm. Mặt khác, còn chỉ rõ cho thấy các loài cây trồng theo phương thức khác nhau cũng có ΔH khác nhau. Cụ thể, ΔH của Sao đen trong MH2 và MH4 đạt trung bình 0,65 m/năm cao hơn so với ở MH5 và MH6 (0,46 m/năm). ΔH của Giáng Hương trung bình trong MH2 và MH3 là 0,65 m/năm cao hơn so với ở MH5 là 0,5 m/năm. Dầu con rái có ΔH giữa 2 phương thức trồng không khác nhau. Vậy có thể nhận định các mô hình có phương thức trồng bổ sung không hỗ trợ cho cây trồng tăng trưởng chiều cao tốt bằng so với phương thức trồng mới. Muồng đen, Giáng Hương có ΔH cao hơn các loài cây họ dầu như Sao đen, Dầu

con rái. Muồng đen cũng là loài có sinh trưởng nhanh nhất về chiều cao (ΔH đạt 0,75 m/năm). ΔH của Gõ đỏ khá thấp, thực tế cho thấy Gõ đỏ sinh trưởng chậm.

Kết quả điều tra thực tế còn nhận thấy, hiện nay trừ mô hình 1 (Sao đen) thì các mô hình còn lại cây trồng đang trong quá trình sinh trưởng, phát triển khá tốt, cây ít bị sâu, bệnh hại, và hầu hết các mô hình đang có tốc độ tăng trưởng khá cao.

4.2.3. Đặc điểm phân bố cấu trúc của các mô hình

4.2.3.1. Đặc điểm phân bố N-D (1) Đặc điểm phân bố Weibull

Thông qua quá trình phân tích, tính toán, khảo sát và kiểm nghiệm sự phù hợp của các dạng phân bố, đề tài có sử dụng phân bố 2 dạng phân bố là khoảng cách và Weibull để kiểm nghiệm. Kết quả chỉ cho thấy phân bố N-D của các loài cây và các mô hình đa số có dạng một đỉnh, phù hợp với phân bố Weibull, không phù hợp với phân bố khoảng cách. Kết quả tính toán các tham số của mô hình Weilbull mô phỏng phân bố N-D của các loài cây và các mô hình được tổng hợp trong bảng 4.6 và đặc trưng của phân bố được tổng hợp tại bảng 4.7.

Bảng 4. 6. Tham số và kiểm nghiệm mô hình phân bố Weibull (N-D1.3) Mô hình Loài cây Tham số phân bố Weibull Kiểm nhiệm χ

2 Giả thuyết c α β χ2 tính χ2(0.05, k) MH1 Sao đen 18 0.0087 2.016 4.078 7.815 H+ MH2 Sao đen 5 0.0135 2.172 2.049 9.488 H+ Giáng hương 5 0.0010 3.126 2.036 5.991 H+ Mô hình 2 5 0.0051 2.509 9.277 11.07 H+ MH3 Giáng hương 5 0.0000 4.374 2.687 5.991 H+ Dầu con rái 5 0.0019 3.125 1.009 5.991 H+ Mô hình 3 5 0.0010 3.197 2.652 7.815 H+ MH4 Sao đen 5 0.0022 2.842 2.925 7.815 H+ Muồng 5 0.0001 4.144 5.792 7.815 H+ Mô hình 4 5 0.0006 3.286 6.395 9.488 H+ MH5 Sao + Hương 5 0.0039 2.586 10.222 11.07 H+ MH6 Sao đen 5 0.0027 3.042 1.204 3.841 H+ Dầu con rái 5 0.0142 2.856 0.346 3.841 H+ Mô hình 6 5 0.0150 2.399 5.909 5.991 H+

Từ tham chiếu các tham số của mô hình Weibull và kiểm nghiệm χ2 cho thấy, ngoại trừ mô hình 7 (trồng bổ sung Gõ đỏ) là phù hợp kém với phân bố Weibull (χ2tính là 23,11 > χ2

(0.05, k)là 5,99). Phân bố N - D của các loài cây trồng và các mô hình đều tuân thủ theo phân bố Weibull (đều có χ2 tính < χ2(0,05; k)).

(2) Đặc trưng của phân bố.

Từ số liệu ở bảng 4.6 và 4.7 cho thấy, phân bố N-D của các loài cây và của các mô hình đa số có dạng một đỉnh, lệch trái. So sánh số liệu D1.3 với trung vị (Me) và Mode (Mo) chỉ cho thấy đa số phân bố N-D của các loài cây và của các mô hình đều tập trung đạt cao ở cấp đường kính thứ 2 đến thứ 3, bởi vì độ khác biệt giữa D1.3, Me và Mo không rõ nét. Đồng thời xem xét chỉ tiêu Ku, cho thấy phần lớn phân bố N-D của các loài cây và trung bình của các mô hình trồng theo phương thức trồng mới (MH1, MH2, MH3 và MH4) có dạng nhọn, còn các loài cây và trung bình của mô hình trồng theo phương thức bổ sung (MH5, MH6 và MH7) có dạng tù.

- Ở mô hình 1, số cây có đường kính giao động từ 17,5 cm đến 42,2 cm, trung bình đạt 27,3 cm, hệ số biến động là 4,8%, đường cong phân bố N-D có dạng một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tái sinh tự nhiên trong các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn tại tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 51)