Đặc điểm lớp cây tái sinh triển vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tái sinh tự nhiên trong các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn tại tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 113)

Đánh giá về tiềm năng phát triển của các cây tái sinh trong các mô hình, nhất là các cây có chiều cao > 1,0 m. Đây là những cây tái sinh có khả năng tiếp tục phát triển và tham gia vào tầng tán rừng trong tương lai. Kết quả đánh giá cây tái sinh có triển vọng trong 4 mô hình được tổng hợp tại bảng 4.40.

Số liệu ở bảng 4.40 chỉ cho thấy tỷ lệ cây tái sinh triển vọng của MH1 cao nhất, với mật độ trung bình là 240 cây/ha, chiếm tỷ lệ 24,5% so với tổng số cây tái sinh. Trong khi tỷ lệ cây tái sinh triển vọng trong các MH5, MH6 và MH7 không có sự khác biệt lớn, và chiếm tỷ lệ không cao, và thấp hơn so với ở MH1. Tỷ lệ cây triển vọng trong MH5 là 12,5%, MH6 và MH7 đạt trung bình là 11,2%. Kết quả nghiên cứu này một phần đánh giá được tiềm năng của các lớp cây tái sinh dưới tán rừng. Tuy mật độ cây tái sinh trong các MH5, MH6 và MH7 cao, nhưng tỷ lệ cây triển vọng thấp, đặc điểm này rất có thể do quá trình cạnh tranh không gian dinh dưỡng ở các MH5, 6 và 7 diễn ra mạnh mẽ hơn so với MH1. Thực tế cho thấy mặc dù ở MH1 cây tái sinh triển vọng chiếm tỷ lệ cao, nhưng do khác biệt lớn về tầng tái rừng, nên hầu hết các cây này hiện tại còn nằm dưới tán. Cho nên, để đánh giá khách quan hơn cần có nghiên cứu nhiều hơn đối với cây tái sinh triển vọng, nhất là các cây có chiều cao trên 3m.

Bảng 4. 40. Cây tái sinh có triển vọng trong các mô hình MH OTC N (cây/ha) Triển vọng

Ntv (cây/ha) % MH1 1 978 178 18.2 2 756 178 23.5 3 978 267 27.3 4 1022 267 26.1 5 1156 311 26.9 TB 978 240 24.5 MH5 1 1556 222 14.3

3 1422 178 12.5 TB 1526 193 12.6 MH6 1 1644 178 10.8 2 1600 178 11.1 3 1511 178 11.8 TB 1585 178 11.2 MH7 1 1600 222 13.9 2 1556 133 8.6 3 1600 178 11.1 TB 1585 178 11.2

4.3.3. Đặc điểm cây tái sinh theo nguồn gốc, chất lượng trong các mô hình

Số liệu điều tra về nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh dưới tán rừng trong 4 mô hình được thể hiện tại bảng 4.41.

Bảng 4. 41. Phân bố cây tái sinh theo nguồn gốc và phẩm chất Mô

hình

Phẩm chất cây tái sinh Nguồn gốc Tốt Trung bình Xấu Hạt chồi

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

MH1 720±59 169±35 62±22 924±61 27±15 MH5 1052±144 341±118 133±65 1407±152 119±63 MH6 1067±144 341±111 178±78 1467±147 119±64 MH7 1037±177 385±125 163±68 1452±175 133±74

Thông qua số liệu tại bảng 4.41 nhận thấy, nguồn gốc cây tái sinh trong cả 4 mô hình có 2 dạng: tái sinh hạt và tái sinh chồi, trong đó tái sinh hạt chiếm tỷ lệ cao, trong đó ở MH1 cây tái sinh hạt chiếm 94,5%; trong khi ở MH5, 6 và 7 chiếm tỷ lệ lần lượt là 92,3%, 92,6% và 91,6%. Xét về phẩm chất cây tái sinh, đề tái đánh giá cây tái sinh trên 3 cấp độ: tốt, trung bình và xấu. Qua số liệu tại bảng 4.39 thấy rằng tình hình cây tái sinh trong 4 mô hình khá tốt, tỷ lệ cây có năng lực sinh trưởng cấp độ tốt chiếm tỷ lệ cao. Phẩm chất cây tái sinh tốt ở MH1 là 720 cây/ha (chiếm 73,6%), ở MH5 là 1052 cây/ha (chiếm 69,0%), MH6 là 1067 cây/ha (chiếm 67,3%) và MH7 là 1037 cây/ha (chiếm 65,4%). Cây có phẩm chất kém, sinh trưởng phát

triển yếu, bị sâu, bệnh hại chiếm tỷ lệ không cao. Tỷ lệ cây có phẩm chất xấu ở MH1 chiếm 6,3%, MH5 là 8,7%, MH6 là 11,2% và MH7 là 10,3%.

4.3.2. Tổ thành loài cây tái sinh trong các mô hình

Kết quả điều tra, tính toán về tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng trong 4 mô hình được tổng hợp tại bảng 4.42 – 4.45

(1) Mô hình 1 (trồng Sao đen thuần loài)

Bảng 4. 42. Đặc điểm tổ thành loài cây tái sinh trong MH1 TT Tên loài Ký hiệu RD (%) RF (%) IVI

1 Sao đen Sad 50.0 40.0 45.0

2 Cò ke Cok 8.2 8.8 8.5 3 Bá bệnh Bab 6.4 6.3 6.3 4 Ba bét Bbe 5.5 6.3 5.9 5 Sang mã Sam 5.5 6.3 5.9 6 11 loài khác # 24.6 32.5 28.5 Tổng 100 100 100

Số liệu bảng 4.42 cho thấy tổng cộng có 16 loài cây tái sinh xuất hiện dưới tán rừng của MH1. Trong đó công thức tổ thành cây tái sinh ở Mô hình là:

MH1 = 0.45 Sad + 0.085 Cok + 0.063Bab + 0,059 Bbe + 0,059 Sam + 0,28 Khac

Trong đó Sao đen chiếm tỷ lệ cao nhất với 45%, 5 loài thường xuất hiện và xuất hiện với mật độ cao là Sao đen, Cò ke, Bá bệnh, Ba bét và Sang mã. Ngoài 5 loài chủ yếu thì còn có 11 loài khác, chiếm tr lệ 28,5%.

(1) Mô hình 5 (Sao đen + Giáng Hương + Tái sinh)

Nhìn vào số liệu tại bảng 4.43 cho thấy tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng của MH5 có tổng cộng 15 loài cây khác nhau. Trong đó có 9 loài thường xuất hiện và chiếm mật độ cao. Công thức tổ thành loài cây tái sinh ở MH5 có dạng:

MH5 = 0,17 Sad + 0,11 Huo + 0,099Dac + 0,078 Qua + 0,077Cok + 0,077 Bab + 0,066 Bbe + 0,061 Tht + 0.05 Gom + 0,214 Khác

Kết quả cũng chỉ cho thấy rằng, Sao đen là loài chiếm ưu thế trong mô hình, với chỉ số IV là 16,8%. ngoài 9 loài thường xuất hiện thì có 6 loài khác.

Bảng 4. 43. Đặc điểm tổ thành loài cây tái sinh trong MH5 TT Tên loài Ký hiệu RD (%) RF (%) IVI

1 Sao den Sad 15.2 18.4 16.8

2 Giáng Hương Huo 11.4 10.7 11.0 3 Dầu con rái Dac 10.1 9.7 9.9

4 Quao Qua 8.9 6.8 7.8 5 Cò ke Cok 7.6 7.8 7.7 6 Bá bệnh Bab 7.6 7.8 7.7 7 Ba bét Bbe 6.3 6.8 6.6 8 Thanh thất Tht 6.3 5.8 6.1 9 Gõ mật Gom 5.1 4.9 5.0 10 6 loài khác # 21.5 21.4 21.4 11 Tổng 100 100 100

(2) Mô hình 6 (Sao đen + Dầu con rái + Tái sinh)

Bảng 4. 44. Đặc điểm tổ thành loài cây tái sinh trong MH6 TT Tên loài Ký hiệu RD (%) RF (%) IVI (%)

1 Sao Sao 13.3 15.9 14.6

3 Dầu con rái Dac 10.8 9.3 10.1

2 Sến Sen 8.4 9.3 8.9

7 Giáng Hương Huo 8.4 6.5 7.5

4 Cò ke Cok 6.0 8.4 7.2 5 Sang mã Sam 6.0 7.5 6.8 8 Ba bét Bbe 7.2 5.6 6.4 6 Dầu mít Dam 6.0 6.5 6.3 9 Thanh thất Tht 6.0 5.6 5.8 10 Re Re1 6.0 4.7 5.3 11 6 loài khác # 21.7 20.6 21.1 12 Tổng 100 100 100

Căn cứ số liệu tổng hợp tại bảng 4.44, cho thấy công thức tổ thành của cây tái sinh trong MH6 gồm có tổng cộng 15 loài khác nhau. Có 9 loài thường xuất hiện là Sao đen, Dầu con rái, Sến mủ, Giáng hương, Cò ke, Sang mã,.. thì còn có 6 loài khác. Công thức tổ thành loài cây tái sinh như sau:

MH6: 0,146 Sao + 0,10 Dac + 0,089 Sen + 0,075 Huo + 0,072 Cok + 0,068Sam + 0,064Bbe + 0,063 Dam + 0,058Tht + 0,053Re1 + 0,21 Khác.

Trong công thức tổ thành, Sao đen có tỷ lệ cao nhất với 14,6%. Ngoài 9 loài thường xuất hiện với mật độ cao thì có 6 loài khác với vai trò tham gia là 21,1%.

(3) Mô hình 7 (Gõ đỏ + Cây tái sinh)

Thông qua số liệu tổng hợp tại bảng 4.45, thấy tổ thành loài cây tái sinh trong MH7 cao hơn so với MH6, MH5 và MH1. Tổng cộng có 21 loài cây khác nhau tham gia vào công thức tổ thành. Trong đó Gõ mật có tỷ lệ và vai trò cao nhất với 11,1%, sau đó có 8 loài khác có chỉ số IV > 5%. Công thức tổ thành cây tái sinh trong MH7 là:

MH7= 0,11Gom + 0,09 Sao + 0,086 Dac + 0,08 Sen + 0,07 Bbe + 0,07 Gao + 0,064Cam + 0,062Huo + 0,055 Thn + 31,2 Khác.

Bảng 4. 45. Đặc điểm tổ thành loài cây tái sinh trong MH7 TT Tên loài Ký hiệu RD (%) RF (%) IVI (%)

1 Gõ mật Gom 12.1 10.0 11.1

2 Sao đen Sao 9.3 8.8 9.0

3 Dầu con rái Dac 8.4 8.8 8.6

4 Sến mật Sen 8.4 7.5 8.0

5 Ba bét Bbe 6.5 7.5 7.0

6 Gáo Gao 6.5 7.5 7.0

7 Cẩm Cam 6.5 6.3 6.4

8 Giáng hương Huo 7.5 5.0 6.2

9 Thành ngạnh Thn 4.7 6.3 5.5

10 12 loài khác # 29.9 32.5 31.2

Tổng 100.0 100.0 100.0

4.3.3. Đặc tính đa dạng loài thực vật tái sinh dưới tán các mô hình

Kết quả tính toán các chỉ số đa dạng sinh học của các loài cây tái sinh trong các mô hình được tổng hợp tại bảng 4.46 và hình 4.56 – 4.58.

Số liệu bảng 4.44 chỉ cho thấy, số loài xuất hiện dưới tán trong 4 mô hình, thì cao nhất ở MH7 là 21 loài cao hơn MH1 và MH6 là 16 loài, và số loài ít nhất ở MH5. Căn cứ vào chỉ số đa dạng Simpson (1-λ') cho thấy MH7 có tính đa dạng cao nhất, thấp nhất ở MH1. Xét tổng thể các mô hình rừng trồng theo phương thức bổ sung có mức đa dạng cao hơn so với MH1.

Bảng 4. 46. Chỉ số đa dạng thực vật cây tái sinh trong các mô hình Mô hình Các chỉ số Đa dạng sinh học loài cây tái sinh

S N D J' H'(loge) 1-λ'

MH1 16 100 3.26 0.75 2.09 0.78

MH5 15 100 3.04 0.95 2.58 0.92

MH6 16 100 3.26 0.96 2.65 0.93

MH7 21 100 4.34 0.94 2.86 0.94

Hình 4. 57. Biểu đồ tính tương đồng giữa các loài cây tái sinh trong các Mô hình Quan sát biểu đồ Cluster của các loài cây tái sinh trong 4 mô hình rừng khác nhau cho thấy, nếu với mức độ tương đồng 65%, thì sự tương đồng của các loài được chia thành 8 nhóm. Trong đó nhóm 1 có chỉ số IV cao nhất là Sao đen; nhóm 2 gồm 3 loài là Quao, Muồng đen và Vừng; nhóm 3 gồm có Bá bệnh, Cò ke, Ba bét và Gáo; nhóm 4 gồm có 3 loài là Sến mủ, Giáng hương và Dầu con rái; nhóm 5 có

Buỏi bung, Dầu con rái và Dầu mít; nhóm 6 gốm có 4 loài là Tràm, Thanh thất, Re và Sang mã; nhóm 6 có cẩm, thành ngạnh; nhóm 7 có Chiêu liêu.

Hình 4. 58. Biểu đồ PCR về mối quan hệ tương đồng các loài cây tái sinh Từ biểu đồ PCR cho thấy các loài tổ hợp thành từng nhóm, trong đó xuât hiện các mối quan hệ trong quần xã. Nhóm Sang mã và Sao đen có quan hệ nghịch với một số loài như Giáng hương, Dầu con rái,... quan hệ thuận với một số loài như Quao, Bá bệnh, Cò ke, Sến, Gõ mật,... Cũng tại biểu đồ PCR cho thấy Sao đen có chỉ số quan trọng (IVI) cao nhất, chúng chiếm ưu thế trong mô hình. Thông qua biểu đồ PCR có thể thấy rõ được các kết nhóm sinh thái của các loài cây tái sinh với nhau trong quần xã, đây là cơ sở quan trọng cho việc tiến hành áp dụng các biện pháp lâm sinh để điều tiết các nhóm cây, phối hợp các nhóm cây trồng với nhau.

Hình 4. 59. Biểu đồ đường cong tích lũy loài cây tái sinh trong quần xã Từ biểu đồ đường cong tích lũy, cho thấy mức độ đa dạng về loài của MH7 cao nhất sau đó đến MH6 kế đến là MH5 và cuối cùng là MH1. Đặc điểm này còn phản ánh mức độ đông đúc, giàu có về số lượng cá thể của các loài. Kết quả từ 4 đường cong tích lũy (Dominance) cho thấy mức độ giàu có về số lượng cá thể của một loài ở MH1 cao nhất, chính vì vậy ở MH1 xuất hiện loài ưu thế (Sao đen) nên mức độ đa dạng sẽ kém đi. Thông qua biểu đồ đường cong Dominance giúp cho việc tiến hành áp dụng và tỉa thưa nhân tạo đối với các loài cây. Cho thấy với giả định đảm bảo độ đầy của không gian dinh dưỡng thì trong MH1 cần đảm bảo cho khoảng 13-14 loài, nhưng MH7 có thể chứa đến trên 15 loài.

4.3.4. Đặc điểm mạng lưới phân bố cây tái sinh trên mặt đất.

Kết quả sử dụng các chỉ đố Hệ số phân tán (C), Chỉ đố độ tụ hợp (I) và Chỉ số phân tán (Iƍ) và các hệ số, chỉ số được kiểm nghiệm bằng phân bố χ2, để mô phỏng mạng lưới phân bố của cây tái sinh, kết quả tổng hợp tại bảng 4.47.

Từ số liệu bảng 4.45 chỉ cho thấy, tổng thể cây tái trong các mô hình đều có dạng phân bố cụm. Thông qua hệ số phân tán (C) cho thấy cây tái sinh trong các OTC của 4 bô hình đều > 0, và chỉ số độ tụ hợp (I) đều > 0 chứng tỏ cây tái sinh

phân bố trên mặt đất đang ở trạng thái cụm. Tuy nhiên, khi kiểm tra bằng chỉ số phân tán (Iƍ) thì thấy rằng cây tái sinh trong các OTC của MH1 đều > 1, do đó có thể thấy được xu thế cây tái sinh phân bố trên mặt đất đang chuyển dần và tiệm cận với dạng phân bố lý tưởng đó là phân bố đều. Các mô hình còn lại cho chỉ số phân tán đều < 1,0 điều này cho thấy cây tái sinh có trạng thái phân bố cụm.

Bảng 4. 47. Đặc điểm mạng lưới phân bố cây tái sinh trên mặt đất Mô hình OTC Xtb S 2 C I Iƍ I* χ2tính χ2(0.05, 9) Phân bố MH1 1 2.44 3.00 1.23 2.08 1.15 2.67 11.05 16.92 Cụm 2 1.89 4.54 2.41 5.11 1.85 3.29 21.65 16.92 NN 3 2.44 3.00 1.23 2.08 1.15 2.67 11.05 16.92 Cụm 4 2.56 2.69 1.05 1.73 1.07 2.61 9.48 16.92 Cụm 5 2.89 1.32 0.46 0.70 0.84 2.35 4.12 16.92 Cụm MH5 1 3.9 2.1 0.54 0.73 0.91 3.43 4.86 16.92 Cụm 2 4 0.44 0.11 0.15 0.8 3.11 1 16.92 Cụm 3 3.6 1.36 0.38 0.53 0.85 2.94 3.44 16.92 Cụm MH6 1 4.1 0.99 0.24 0.32 0.84 3.35 2.16 16.92 Cụm 2 4 1.33 0.33 0.44 0.86 3.33 3 16.92 Cụm 3 3.8 1.06 0.28 0.38 0.83 3.06 2.53 16.92 Cụm MH7 1 4 1.33 0.33 0.44 0.86 3.33 3 16.92 Cụm 2 3.9 2.1 0.54 0.73 0.91 3.43 4.86 16.92 Cụm 3 4 0.44 0.11 0.15 0.8 3.11 1 16.92 Cụm Kết quả kiểm nghiệm χ2 cho thấy có OTC2 ở MH1 có χ2tính > χ2(0.05, 9) kết quả kiểm nghiệm thống kê cho biết cây tái sinh ở OTC 2 có dạng phân bố ngẫu nhiên.

Với kết quả tính toán như bảng 4.45 một lần nữa khẳng định tình trạng cây tái sinh dưới tán rừng của các mô hình đang trong quá trình hình thành, phát triển, và quá trình cạnh tranh không gian dinh dưỡng đã xuất hiện, nhưng mức độ cạnh tranh không gian dinh dưỡng ở các mô hình có sự khác nhau. Trong đó, ở MH1 cây tái sinh diễn ra quá trình cạnh tranh mạnh nhất.

4.4. Một số giải pháp tác động đối với các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn.

Thông qua kết quả nghiên cứu, kết hợp với những thông tin định hướng phát triển tài nguyên rừng của địa phương, đề tài đi đến đề xuất một số giải pháp sau:

(1) Nhóm giải pháp về quản lý

Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý các mô hình rừng trồng đã xây dựng tại địa phương. Trong đó, cần tập trung quản lý hoạt động sản xuất nông lâm kết hợp dưới tán rừng. Trong 7 mô hình nghiên cứu, hiện tại các mô hình 2, 3, 4 đang tổ chức sản xuất NLKH dưới tán, tại các mô hình này khả năng tái sinh dưới tán không xuất hiện. Đồng thời, dự báo trong 1-3 năm tới tán cây trồng rừng sẽ khép tán, do vậy cần thực hiện tốt các quy định trong hợp đồng giao khoán quản lý bảo vệ rừng và sản xuất NLKH dưới tán rừng, theo hướng trả lại không gian dinh dưỡng dưới tán để thực hiện các giải pháp xúc tiến tái sinh trong 3 mô hình này.

(2) Nhóm giải pháp kỹ thuật

- Kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng của cây rừng, đối chiếu với tình hình sinh trưởng của các mô hình trồng rừng ở các địa phương khác, cho thấy khả năng thành rừng của các mô hình đang diễn biến tích cực. Khẳng định việc lựa chọn các loài cây trồng phối hợp trong mô hình khá hợp lý, quy cách trồng phù hợp. Trong đó, hiện tại các mô hình đều trong quá trình sinh trưởng phát triển mạnh cả về đường kính, chiều cao, đường kính tán,... do vậy chưa cần áp dụng các biện pháp tỉa thưa, nhưng đối với các mô hình 5, 6 và 7 cần áp dụng các biện pháp chăm sóc rừng thông qua phát luỗng dây leo, cỏ dại, phòng chống cháy rừng,... nhất là Mô hình 7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tái sinh tự nhiên trong các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn tại tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)