Phương pháp thu thập số liệu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố của một số loài đỗ quyên ở vườn quốc gia hoàng liên (Trang 30)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.5. Phương pháp nghiên cứu:

2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu:

2.5.1.1. Thu thập các tài liệu có liên quan:

-Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng.

-Tài liệu về khí tượng thủy văn, điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.

2.5.1.2. Điều tra sơ bộ:

-Sau khi tham khảo tài liệu nghiên cứu về cây Đỗ quyên, tiến hành phỏng vấn cán bộ và nhân dân địa phương về tình hình xuất hiện của các loài Đỗ quyên có trong khu vực.

-Căn cứ vào bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng xác định ranh giới khu vực điều tra và vạch tuyến điều tra trên bản đồ.

-Điều tra sơ thám ngoài thực địa để nắm bắt được đặc điểm địa hình và sơ bộ về tình hình xuất hiện cũng như phân bố của các loài Đỗ quyên, cụ thể: Dạng địa hình, đai độ cao, phân biệt các kiểu rừng, các trạng thái rừng, đồng thời đánh giá sơ bộ về thành phần loài cũng như mức độ sinh trưởng và phát triển của thực vật.

2.5.1.3. Điều tra tỉ mỉ:

Vì diện tích VQG Hoàng Liên rất lớn hơn nữa thời gian thực tập ngắn nên chúng tôi chỉ bố trí các tuyến đi qua một số dạng địa hình và các đai độ cao. Trên tuyến chúng tôi thu thập số liệu về phát hiện loài và khu phân bố, trên cơ sở đó bố trí các ô tiêu chuẩn điển hình. Lấy tiêu bản để giám định, chụp ảnh và mô tả tại chỗ các loài Đỗ quyên.

-Thu thập số liệu về đặc điểm phân bố:

+ Sau khi có thông tin về tình hình xuất hiện của loài Đỗ quyên thì tiến hành điều tra tìm hiểu sự phân bố của chúng ngoài thực địa theo các tuyến đã xác định. Cụ thể đỉnh núi có Đỗ quyên thiết kế các tuyến điều tra theo hướng từ chân lên đỉnh. Các tuyến này đi theo các tuyến du lịch lên đỉnh Phanxipang:

Tuyến 1: Trạm Tôn - Đỉnh phanxipang. Tuyến 2: Bản Cát Cát – Đỉnh phanxipang. Tuyến 3: Xã Sín Chải - Đỉnh phanxipang.

+ Đi trên các tuyến đều ghi chép tình hình phân bố của loài Đỗ quyên theo hướng phơi và độ cao. Trong quá trình điều tra có thể sử dụng GPS để xác định vị trí xuất hiện loài Đỗ quyên.

+ Trên các tuyến điều tra chọn ra tuyến có loài Đỗ quyên phân bố nhiều nhất và phân bố rộng nhất để tiến hành lập các ô tiêu chuẩn 1000m2 ở các độ cao khác nhau. Xác định mật độ cây Đỗ quyên trong các ô.

+ Phương pháp lập ô tiêu chuẩn: sử dụng địa bàn cầm tay, thước dây, cọc dây để đo đạc mở góc vuông theo định lý pitago (xác định tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông là 10 và 5m, cạnh huyền là 12m) từ đó kéo dài các cạnh, lập ô tiêu chuẩn hình chữ nhật có kích thước là 25 và 40m (sai số cho phép là 1/200), cạnh dài của ô tiêu chuẩn song song với đường đồng mức.

-Điều tra thành phần loài Đỗ quyên tại khu vực nghiên cứu: Sau khi thực hiện các bước trên, phát hiện các loài Đỗ quyên có trong khu vực nghiên cứu và ghi thông tin vào biểu sau:

Biểu 1: Biểu điều tra thành phần loài Đỗ quyên

STT Tên loài Tên khoa học Số lượng (cây)

Tỉ lệ Ghi chú

-Tìm hiểu về đặc điểm hình thái loài Đỗ quyên ở khu vực nghiên cứu: Sau khi điều tra được thành phần loài cùng tỉ lệ các loài Đỗ quyên có trong khu vực nghiên cứu, chọn ra loài có phân bố lớn nhất và tiến hành tìm hiểu về đặc điểm hình thái và ghi lại kết quả vào biểu sau:

+ Số liệu về thân cây: Dung lượng N ≥ 30 cây.

Biểu 2: Biểu số liệu đo đếm thân cây

OTC: Ngày điều tra:

Loài: Độ dốc:

Vị trí: Người điều tra:

Stt D0.0 (cm) D1.3 (cm) Hvn (cm) Dạng thân Số thân phụ Màu sắc Ghi chú + Thu thập số liệu về lá:

Từ kết quả điều tra D1.3, Hvn trên mỗi OTC chọn ra 1 cây tiêu chuẩn trung bình có D1.3, Hvn xấp xỉ hay bằng với D1.3, Hvn bình quân của OTC, trên cây chọn ra 9 cành: 1 cành ở ngọn, 4 cành ở giữa tán, 4 cành gần giữa tán theo

hướng Đông – Tây, Nam – Bắc. Trên mỗi cành chọn ngẫu nhiên 4 lá đã thành thục, không sâu bệnh, không bị dị dạng và không bị tổn thương cơ giới để đo đếm các chỉ tiêu về lá.

Kích thước lá thì đo chiều dài phiến lá từ sát cuống đến đỉnh, bề rộng phiến lá thì đo theo bề ngang rộng nhất bằng thước đo có độ chính xác đến mm. Kết quả đo đếm được ghi vào biểu sau:

Biểu 3: Biểu đo kích thước lá

OTC: Ngày điều tra:

Địa điểm: Người điều tra:

Loài: STT Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Chiều dài cuống Hình dạng Ghi chú

+ Thu thập số liệu về hoa: N ≥ 30. Điều tra và thu thập số liệu về hoa rồi ghi vào biểu sau:

Biểu 4: Thu thập số liệu về hoa

OTC: Ngày điều tra:

Loài: Người điều tra:

Stt Màu sắc H. cuống (cm) D hoa H. hoa H. ống hoa (cm) Hợp tràng Ghi chú

+ Tính số lượng lá bắc, đài, tràng, nhị, nhụy: Chọn ngẫu nhiên một số hoa (n ≥ 30), đồng thời với việc quan sát tiến hành mô tả các bộ phận giải phẫu hoa, vẽ hoa đồ và đo đếm các bộ phận ghi vào biểu sau:

Biểu 5: Biểu giải phẫu hoa

STT Số lá bắc Số đài Số tràng

Số nhị Số nhụy Ghi chú

-Tìm hiểu về đặc điểm khí hậu khu vực nghiên cứu: Tiến hành thu thập số liệu về khí tượng thủy văn tại trạm khí tượng gần nhất đồng thời tham khảo những tài liệu đã nghiên cứu về khí hậu Việt Nam của Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc vẽ biểu đồ để biểu thị quy luật biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa trong năm.

-Tìm hiểu về đất đai: Tại đỉnh chọn một ô tiêu chuẩn (OTC) đại diện cho khu vực nghiên cứu ở đó bố trí một phẫu diện đất cách gốc cây tiêu chuẩn theo một hướng nhất định. Tổng số phẫu diện ở đây là 2.

-Tìm hiểu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Đỗ quyên phân bố:

+ Điều tra tầng cây cao:

Theo quan điểm lâm học thì đó là những cây có tán tham gia vào tầng rừng chính, đó là tất cả các cây có D1.3 ≥ 6cm trở lên.

Đường kính thân cây D1.3 được đo bằng thước đo kẹp kích và độ chính xác tới 0.1cm. Mỗi cây tiến hành đo theo 2 chiều Đông – Tây, Nam – Bắc và tính trung bình.

Đường kính tán lá được đo bằng thước dây theo phương pháp chiếu trên mặt phẳng nằm ngang với độ chính xác tới dm, mỗi cây cũng tiến hành

đo theo 2 chiều Đông – Tây và Nam – Bắc rồi lấy trị số trung bình.Chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành được đo bằng thước đo cao, độ cao chính xác đến 0,5m.

Biểu 6: Biểu đo đếm tầng cây cao

Stt Tên cây D0.0 (cm) D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc (m) Đt (m) % độ tàn che Đ-T N-B T-B Đ- T N- B T- B Đ- T N- B T- B + Vẽ phẫu đồ cấu trúc tầng tán.

Trong khu vực nghiên cứu chọn một OTC có loài Đỗ quyên phân bố nhiều nhất, trong ô chọn một dải điển hình có kích thước 40x10m để vẽ phẫu đồ cấu trúc hình thái.

+ Tổ thành loài cây gỗ nơi có các loài Đỗ quyên phân bố.

-Điều tra cây bụi, thảm tươi: Trong OTC 100m2, tiến hành lập 4 OTC dạng bảng ở 4 góc và 1 ô ở giữa OTC 100m2 (kích thước mỗi ô dạng bảng 5x5m), kết quả ghi vào biểu sau:

Biểu 7: Điều tra cây bụi thảm tươi

Số hiệu OTC dạng bản: Ngày điểu tra: Số hiệu OTC 100m2: Người điều tra:

Stt Tên loài cây Htb (m) Số cây

+ Phân cấp cho cây tái sinh chiều cao:

Cây tái sinh có chiều cao < 0.2m là cây mạ hay cây con dưới 1 tuổi, tầng cây này thường k ổn định dễ bị chết do nhiều yếu tố gây ra như tác động cơ giới, thiếu ánh sáng hoặc môi trường sống thay đổi bất lợi.

Cây tái sinh có chiều cao 0.2m – 0.5m, ở tầng cây này chịu ảnh hưởng rất lớn của tầng thảm tươi dưới tán rừng.

Cây tái sinh có chiều cao 0.5m – 1m, ở độ cao này cây tái sinh sắp vượt qua tầng thảm tươi và có khả năng tồn tại, phát triển.

+ Phân cấp cây tái sinh theo chất lượng:

Cây sinh trưởng tốt là cây thân thẳng, tán đều, không cong queo, sâu bệnh, cây sinh trưởng và phát triển nhanh.

Cây sinh trưởng trung bình là cây sinh trưởng và phát triển bình thường, thân thẳng, không sâu bệnh.

Ngược lại là cây sinh trưởng xấu.

Biểu 8: Biểu điều tra cây tái sinh tự nhiên

Ô dạng

bản

Tên loài

Phân cấp chiều cao (m) Sinh trưởng Nguồn gốc Ghi chú <0.2 0.2- 0.5 0.5-1 >1 Tốt T B Xấ u Hạt Chồi

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

VQG Hoàng Liên nằm trong khu vực Tây Bắc Việt Nam, có vị trí địa lý từ 22°09' - 23°30' độ vĩ Bắc và 103°00 - 103°59' độ kinh Đông, về địa giới hành chính nó thuộc 6 xã: San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Văn, Bản Hồ, Mường Khoa, Thân Thuộc thuộc huyện Sapa và huyện Than Uyên (tỉnh Lào Cai), có ranh giới tiếp giáp với:

- Phía Đông giáp xã Thanh Kinh, Nậm Sài, Nậm Cang, huyện Sapa và xã Tả Phìn, thị xã Cam Đường, Lào Cai.

- Phía Tây giáp xã Bản Bo, Bình Lư, Hồ Thầu huyện Tam Đường Lai Châu.

- Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Văn Bàn và phần còn lại của hai xã Mường Khoa, Thân Thuộc và các xã Hố Mít, Pắc Ca, huyện Than Uyên Lào Cai.

- Phía Bắc giáp phần nằm ngoài khu điều tra thuộc xã Tả Giàng Phình, Tả Phin, Bản Khoang, Trung Trải huyện Sapa.

- Trụ sở của Ban quản lý VQG Hoàng Liên nằm tại thị trấn Sapa, cách thành phố Lào Cai 36km và cách Hà Nội 300km. Tổng diện tích đất đai thuộc quản lý của VQG Hoàng Liên là 51.800ha, trong đó vùng lõi là 29.845ha, là phần cuối cùng của dãy Himalaya chạy dọc sông Hồng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ranh giới vùng lõi của VQG cũng được phân chia theo dãy núi này, theo đó vùng lõi của VQG thuộc sườn phía Đông Bắc còn phần vùng đệm (thuộc huyện Than Uyên) thì thuộc sườn Tây Bắc.

3.1.2. Địa hình, địa mạo VQG Hoàng Liên

Hoàng Liên là một hệ thống các đỉnh núi cao trên 2000m chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đặc biệt, ở VQG có đỉnh núi Phansipan cao 3.143m so với mặt nước biển, đây là đỉnh núi cao nhất Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung (nóc nhà Đông Dương). Các hệ chính của dãy núi thoải dần theo hướng Đông Bắc và Tây Nam tạo thành hai sườn chính của dãy Hoàng Liên trong đó sườn Đông Bắc thuộc huyện Sapa và sườn Tây Nam thuộc huyện Than Uyên. Phần lớn các đỉnh núi có độ cao trung bình từ 2000 - 2500m còn độ cao có bình độ thấp nhất phía Sapa là 380m (xã Bản Hồ). Càng về phía Nam các thung lũng càng bằng phẳng, rộng hơn và đa số được đồng bào dân tộc sử dụng làm ruộng bậc thang. Các dạng địa hình chủ yếu của VQG Hoàng Liên gồm núi cao, thung lũng, sườn núi đồi. Mức độ chia cắt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng rất mạnh tạo ra sự phức tạp của địa hình và độ dốc lớn. Độ dốc trung bình phổ biến từ 20 - 30°, có nơi 40° và dốc đứng. Hiện tượng sạt lở đất, lở núi đã xảy ra ở nhiều nơi trên các sườn núi cao.

3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng

3.1.3.1. Địa chất

Theo Vũ Tự Lập (1999), Hoàng Liên được cấu tạo từ các loại đá nguồn gốc mắc-ma như granit, amphibolit, filit, đá vôi, trong đó đá granit là phổ biến nhất, trong điều kiện nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm, chúng có lớp vỏ phong hóa dày ở khu vực chân núi nhưng ở sườn dốc do sự bào mòn mạnh của nước chảy nên sự xâm thực nhanh hơn nhiều so với phong hóa, đá gốc lộ ra nhiều làm cho các đỉnh hầu như có dạng sắc nhọn. Ngoài ra còn do hoạt động kiến tạo mới với các đá kết tinh biến chất có tuổi rất cổ (thuộc đại Nguyên sinh và Cổ sinh sớm), bản thân dãy núi được tạo thành từ vận động ca-lê-đôn và hoàn toàn thoát khỏi biển sau vận động in-đô-xi-ni. Vào đại Tân sinh, một khối

mắc-ma đã chọc một mũi đột phá xuyên qua khối núi đó, mở đầu cho một giai đoạn mới, thời kỳ toàn lãnh thổ được nâng lên cao hơn và gần như đều khắp. Vận động đó làm tăng cường sự xâm thực của nước do đó có nhiều sườn dốc tuột thẳng xuống và thung lũng thì sâu thăm thẳm. Phần đáy của thung lũng bao gồm đá diệp thạch và phạm vi hẹp hơn đá granit. Đá granit mở rộng từ suối Mường Hoa đến đỉnh của Phansipan và chạy sang sườn bên kia suối. Vì độ ẩm và lượng mưa lớn nên sự phong hoá xẩy ra khá phổ biến, thể hiện rõ lượng đất sét nhiều trong đất. Các loại khoáng sản gồm có: FeS2, Au, Ag,...

3.1.3.2. Thổ nhưỡng

Địa chất và địa hình, kết hợp với khí hậu làm nên thổ nhưỡng, quy luật phân bố các loại đất đai ở VQG Hoàng Liên theo đai độ cao được thể hiện rõ. Kết quả điều tra phân loại đất đã xác định trong khu vực có 2 nhóm, gồm 8 loại đất chính như sau:

- Đất mùn thô than bùn màu xám trên núi cao phân bố từ 1600 - 2800m. - Đất mùn alit màu vàng nhạt trên núi cao, phân bố từ 1600m - 2800m. - Đất feralit màu vàng đỏ núi cao phát triển trên đá axit từ 600 - 1600m. - Đất feralit mùn vàng đỏ núi cao phát triển trên đá biến chất 600 -1600m. - Đất feralit vàng đỏ vùng núi phát triển trên đá axit từ 300 - 600m.

- Đất feralit vàng đỏ núi cao phát triển trên đá biến chất từ 300 - 600m. - Đất feralit biến đổi do trồng lúa.

- Đất dốc tụ trồng lúa.

Từ các loại đá mẹ gneiss, granit lớp phủ thổ nhưỡng đuợc phong hoá trong điều kiện chủ yếu là thoát hơi nước tốt, trên các đai độ cao khác nhau, đất feralit hình thành trong các điều kiện phong hoá địa hình cao, từ 500m trở lên, tính chất điển hình của chúng không còn nữa. Tuy nhiên, quá trình feralit hoá trong một số trường hợp vẫn còn xuất hiện ở những độ cao lớn hơn (tới

1600m). Từ độ cao 1600m, đất chuyển sang loại đất nhiều mùn dạng thô thuộc loại alit trên núi cao.

Nhìn chung, các loại đất ở đây có tầng A1 và B1 phát triển, hàm lượng mùn cao, phần lớn là dạng viên nhỏ, quá trình xói mòn và rửa trôi yếu, độ tơi xốp cao, độ ẩm lớn, độ dầy tầng đất phổ biến là ở mức trung bình (từ 50 -120 cm), thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình (đối với các loại đất từ 1- 6) và thịt trung bình, thịt nặng. Tính chất đất rừng còn thể hiện rõ, thuận lợi cho việc trồng và hồi phục lại rừng. Trên địa hình dốc nên đất dễ bị rửa trôi và bào mòn, kết hợp với quá trình hoạt dộng địa chất lâu dài, những hoạt dộng xâm thực, phong hoá, bồi tụ đã hình thành nên các thung lũng phủ đầy phù sa màu mỡ nằm rải rác trong VQG Hoàng Liên.

3.1.4. Khí hậu, thủy văn

3.1.4.1. Khí hậu

Đặc điểm của các yếu tố khí hậu: Với vị trí ở phía Đông của dãy Hoàng Liên, có địa hình phức tạp nên chế độ khí hậu khu vực VQG Hoàng Liên cũng bị phân hóa mạnh mẽ theo độ cao và huớng địa hình. Một đặc trưng của khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố của một số loài đỗ quyên ở vườn quốc gia hoàng liên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)