CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Đặc điểm phân bố của loài Đỗ quyên tại khu vực nghiên cứu:
4.3.2. Đặc điểm phân bố của loài Đỗ quyên tại khu vực nghiên cứu
Từ những kết quả ghi nhận được, chúng tôi sử dụng phần mềm mapinfo xây dựng được bản đồ phân bố của 3 loài Đỗ quyên tại khu vực nghiên cứu theo các bước như sau:
Bước 1: Điều tra tình hình phân bố của 3 loài Đỗ quyên nghiên cứu, sử dụng GPS để xác định tọa độ và độ cao của mỗi cây Đỗ quyên tìm được. Ghi lại độ cao và tọa độ đó.
Bước 2: Sử lí số liệu và nhập vào phần mềm Mapinfo.
Bước 3: Tô màu lên phần phân bố của Đỗ quyên và xuất file ở dạng ảnh.
Hình 4.4. Phần mềm Mapinfo giúp xây dựng bản đồ phân bố cây
Từ bản đồ 4.5 ta nhận thấy Đỗ quyên quang trụ phân bố chủ yếu ở độ cao từ 2000-3000m, dọc theo các đường leo núi xuất hiện nhiều. Theo ghi nhận từ những tài liệu và cán bộ kiểm lâm nơi đây thì loài Đỗ quyên này trước kia có phân bố từ khoảng 1600m trở lên nhưng những cá thể dưới 1600m giờ đây hầu như không còn tồn tại do khai thác quá mức của người dân và những nguyên nhân khách quan khác.
Từ bản đồ 4.6 cho ta thấy Đỗ quyên cành thô phân bố dọc đường phân cách giữa xac Phúc Khoa và xã San Sả Hồ, phân bố ở độ 2400-2900m, dọc đường leo núi Phanxipang.
Từ phần tô màu xanh của bản đồ 4.7 là phân bố của Đỗ quyên mộc lan trên bản đồ nhận thấy Đỗ quyên mộc lan phân bố chủ yếu từ 1.800- 2.400 m, Thác Bạc đến đỉnh đèo, Sín Chải, Cát Cát. Tuy nhiên cũng như 2 loài Đỗ quyên trên thì hầu như những cá thể Đỗ quyên phân bố dưới 2.000m đã không còn. Đa số những cá thể còn tồn tại tập trung trên 2.000m và phân bố ở những địa hình khá hiểm trở, khó bị khai thác.