Tình trạng bảo tồn loài Đỗ quyên tại khu vực nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố của một số loài đỗ quyên ở vườn quốc gia hoàng liên (Trang 74)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Tình trạng bảo tồn loài Đỗ quyên tại khu vực nghiên cứu:

Vườn quốc gia Hoàng Liên là một trong những vườn quốc gia quan trọng của Việt Nam cũng như trên thế giới. Việc bảo tồn nguồn ĐDSH nơi đây là vô cùng cần thiết, trong đó có công tác bảo tồn loài Đỗ quyên. Để công

tác bảo tồn có hiệu quả, trước hết việc tìm ra các giải pháp cho từng nguyên nhân gây ra sự suy giảm loài đã nêu ở phần trên.

Bảng 4.10: Các biện pháp bảo vệ loài Đỗ quyên tại khu vực nghiên cứu TT Nguyên nhân Các biện pháp Hiệu quả

1 Phát nương làm rẫy trái phép để mở rộng đất sản

xuất nông

nghiệp.

- Quản lý, kiểm soát quỹ đất hiện có (Bao gồm cả đất rừng và rừng).

- Khuyến khích tái sử dụng nương rẫy bỏ hoang

- Áp dụng tiến bộ KHKT trong nông nghiệp, chuyển giao công nghệ, giống, thâm canh tăng vụ,...

- Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng.

Hiện nay bà con nông dân đã và đang dần bỏ thói quen đốt rừng làm nương rẫy. 2 Phá rừng trồng thảo quả - Điều tra xác định rõ số lượng nương thảo quả hiện có để quản lý không cho mở rộng. - Kiểm soát không cho sấy tại rừng mà hướng dẫn phương pháp sấy thảo quả bằng than, điện,…

- Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng trồng, rừng tái sinh

- Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng.

Diện tích trồng thảo quả trong những năm qua ổn định và không có dấu hiệu tăng.

3 Khai thác trái phép các lâm sản phi gỗ (bao gồm cả các sản phẩm động vật)

- Thiết lập các trạm kiểm soát nhằm ngăn chặn tận gốc nạn khai thác trái phép

- Khuyến khích nuôi trồng các loại lâm sản đã được thuần hoá. - Tạo việc làm bằng các hình thúc lao động khác, phát triển nghề phụ. Duy trì việc khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ gia đình tại các nơi nhạy cảm - Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng

Nghề du lịch phát triển tạo thêm thu nhập cho người dân, đời sống được nâng cao. Nạn chặt phá rừng cũng giảm đáng kể. 4 Khai thác gỗ, củi và động vật hoang dã trái phép

- Thiết lập các trạm kiểm soát để ngăn chặn nạn khai thác trái phép

- Khuyến khích các hộ tham gia các chương trình trồng rừng, phát triển các mô hình vườn rùng hộ gia đình

- Kiểm soát chặt chẽ tài nguyên hiện còn sót lại, đặc biệt là Pơ mu

- Cần có biện pháp quản lý việc tận thu Pơ mu tỉnh đã đề ra - Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ động vật hoang dã

Nghề du lịch phát triển tạo thêm thu nhập cho người dân, đời sống được nâng cao. Nạn chặt phá rừng cũng giảm đáng kể.

- Hoạt động khai thác trái phép có dấu hiệu giảm mạnh. Một phần là do chính sách chặt chẽ, một phần là do các nguồn tài nguyên gần như đã cạn kiệt.

5 Cháy rừng và thiên tai

- Kiểm soát tình hình ra vào rừng - Tuyên truyền PCCCR - Kiện toàn BCH và thành lập các tổ đội xung kích về PCCCR Hàng năm tổ chức tập huân, diễn tập PCCCR

- Tăng cường trang thiết bị dự bảo và PCCCR. Những năm gần đây cháy rừng ít khi xảy ra và chưa có vụ cháy nào nghiêm trọng 6 Chăn thả gia súc

- Quy hoạch vùng chân thả, lập hàng rào vùng đệm - lõi - Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng

- Tập huấn và hướng dẫn người dân chăn nuôi gia súc bằng hình thức làm chuồng trại. Gia súc đã được chăn thả tập trung, không thả tự do lên rừng nữa.

Ngoài ra, cần kết hợp tổng hợp với các biện pháp sau để đạt kết quả tốt nhất trong công tác bảo tồn loài Đỗ quyên tại nơi đây:

-Quan trọng và cần thiết nhất hiện nay là cần có những công trình nghiên cứu các biện pháp nhân giống và phát triển các loài Đỗ quyên trên, vì hiện nay các loài Đỗ quyên trên đang trên bờ vực bị đe dọa do sự suy giảm nhanh chóng về số lượng và môi trường sống. Trong ba loài nghiên cứu thì có hai loài là Đỗ quyên mộc lan, Đỗ quyên cành thô được sách đỏ của IUCN xếp vào loài quý hiếm ở mức độ như sau: Đỗ quyên mộc lan (VU B1ab), Đỗ quyên cành thô (VU B2ab). Còn ở Việt Nam thì Đỗ quyên cành thô và Đỗ quyên quang trụ là những quần thể Đỗ quyên cổ có giá trị cao về bảo tồn. Nhưng hiện tại lại chưa có công trình nghiên cứu nào về nhân giống của các loài này được thực hiện.

-Nâng cao nhận thức về ĐDSH và pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường cho cộng đồng sống trong và quanh VQG: Hiện tại, những hiểu biết của cộng đồng dân cư đang sinh sống trong vùng lõi và vùng đệm VQG Hoàng Liên về quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường sinh thái là hết sức hạn chế. Do vậy để phát triển bền vững tài nguyên rừng, thì sự tham gia của người dân là hết sức quan trọng, nhất là đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học của một VQG thì điều đó càng quan trọng hơn. Công tác giáo dục, tuyên truyền để cộng đồng dân cư hiểụ được giá trị tài nguyên môi trường là hết sức cần thiết. Việc làm này phải được quan tâm đúng mức và cần có sự phối hợp của các cấp, các ngành, cần phải có nhiều hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng.

-Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng: Hiện tại đại đa sô dân cư sống trong vũng lõi và ngoài vùng đệm của VQG Hoàng Liên đều có mức thu nhập rất thấp, sản xuất lương thực vẫn chiếm vị trí quan trọng trong kinh tế hộ gia đình. Đời sống phụ thuộc rất lớn vào khai thác tài nguyên rừng

như gỗ, lâm sản ngoải gỗ, động vật rừng. Do vậy các hoạt động chính cần tiến hành là:

+ Triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp thôn bản theo hướng quản lý bền vững, trong đó cần đặc biệt chú trọng sự tham gia của người dân trong quá trình làm quy hoạch.

+ Đẩy mạnh và hoàn thiện công tác giao đất lâm nghiệp và khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ gia đinh, tăng cường đầu tư và khuyến khích nhân dân trồng cây gây rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng.

+ Lựa chọn và phổ cập các mô hình canh tác cho năng suất, hiệu quả cao và bền vững cho người dân trong vùng biết và học tập. Đồng thời nghiên cứu phát triển, gây trồng một số loài cây phù hợp với điều kiện tự nhiên và trồng cây đặc sản của địa phương như cây dược liệu, cây ăn quả, các loại hoa,... Những hoạt động này không được tiến hành trong khu vực rừng bảo vệ nghiêm ngặt.

+ Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm. Phổ cập hướng dẫn kỹ thuật canh tác mới và bồi dưỡng kiến thức về thị trường và quản lý kinh tế hộ gia đình cho nông dân.

+ Thành lập và phát triển các quỹ tín dụng giúp cho nhân dân có thể vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập.

+ Tăng cường hỗ trợ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm,... tạo điều kiện phát triển toàn diện kinh tế xã hội cho các địa phương trong và ngoài vùng của VQG Hoàng Liên.

+ Hướng dẫn người dân các phương pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên rừng như đun bếp cải tiến, thuỷ điện nhỏ, làm nhà tiết kiệm gỗ,...

+ Nghiên cứu phổ cập và phát triển một số ngành nghề phi nông nghiệp cho nhân dân địa phương nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tại chỗ, tạo việc làm và thu nhập cho nhân dân trong vùng, trong đó cần quan tâm đặc

biệt tới phát triển nghề thủ công mỹ nghệ, khuyến khích người dân tham gia dịch vụ du lịch sinh thái.

- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ: Để tránh tình trạng người dân và lâm tặc vào rừng lấy cây Đỗ quyên một cách tự do để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch hay nhu cầu làm thuốc thì ta cần:

+ Tăng cường thêm người cho lực lượng kiểm lâm từ đó thành lập các trạm kiểm lâm ngay tại cửa rừng để ngăn chặn tận gốc các hiện tượng chặt phá rừng.

+ Tiến hành xây dựng và áp dụng các quy ước, hương ước về quản lý bảo vệ rừng ở các thôn, bản. Các quy ước, hương ước này phải do tập thể cộng đồng thôn, bản thảo luận, cùng quyết định và cùng theo dõi giám sát.

+ Thành lập và duy trì các tổ quản lý bảo vệ rừng ngay ở các thôn, bản và có hỗ trợ kinh phí xây dựng quỹ quản lý bảo vệ rừng của các thôn, bản để hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ rừng ngay ở địa phương.

+ Mở rộng việc khoán quản lý bảo vệ cho các cộng đồng thôn, bản hoặc cho các dòng họ.

+ Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương từ cấp thôn, bản cho đến xã trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

+ Tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, đặc biệt là phụ nữ tham gia tích cực vào công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại các địa phương.

+ Tổ chức và xây dựng các trạm kiểm lâm và đóng các cột mốc bê tông làm ranh giới và thành lập đội cơ động trang bị xe máy và hệ thống thông tin, bộ đàm để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng.

-Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, điều tra giám sát và bảo tồn ĐDSH ở VQG Hoàng Liên: Công tác nghiên cứu khoa học của VQG Hoàng Liên cần tập trung vào các hoạt động sau:

+ Tăng cường hoạt động nghiên cứu đa dạng sinh học vào các nguồn gen quý hiếm theo hướng cần tập trung.

+ Tập hợp các nghiên cứu đã thực hiện trước đây là Khu Bảo tồn Hoàng Liên Sapa của các tổ chức trong và ngoài nước.

+ Tăng cường công tác bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm ngoại vi: Với đặc điểm rất riêng về địa lý, địa hình, khí hậu, VQG Hoàng Liên có nét riêng về tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ngoài những loài động thực vật riêng của vùng, ở đây còn có sự giao lưu của những loài có nguồn gốc vùng Nam Trung Hoa và những loài có nguồn gốc vùng Himalaya.

+ Xây dựng vườn thực vật: Do phá rừng làm nương rẫy, do sức ép của hoạt động khai thác lâm sản và do quản lý yếu kém nên nguồn tài nguyên rừng nói chung và nhiều loài Đỗ quyên nói riêng đã và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Việc xây dựng vườn thực vật là rất cần thiết vì chúng không những góp phần bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm bản địa mà còn là địa điểm thực hiện giáo dục môi trường và tham quan du lịch.

+ Cần có sự hợp tác trong nghiên cứu: Bên cạnh đó cần phải hợp tác nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học với các cơ quan khoa học trong và ngoài nước và các tổ chức phi Chính phủ thực hiện.

-Giải pháp ổn định dân số: Giữa dân số và diện tích canh tác có mối quan hệ khăng khít với nhau. Dân số càng tăng thì diện tích canh tác bình quân cho đầu người càng giảm, gây thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội tạo ra vòng luẩn quẩn dân số tăng nhanh, môi trường càng suy thoái, dân càng nghèo đi. Nhìn chung tỷ lệ tăng dân số trong vùng còn tương đối cao, tỷ lệ tăng dân số chung là 2,25%. Tỷ lệ tăng dân số cao gây áp lực cho công tác bảo vệ tài nguyên rừng. Nhiệm vụ đặt ra hàng đầu là vận động bà con thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Mục đích của Đảng bộ huyện Sapa đặt ra đến năm 2008 tỷ lệ tăng dân số sẽ giảm xuống còn 1,0%.

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Tại khu vực vườn Quốc gia Hoàng Liên đã phát hiện được trên 30 loài Đỗ quyên với những công dụng khác nhau, đa số cho hoa đẹp, có thể trồng làm cảnh quan, một số dùng để chữa bệnh, ...

- Đã bước đầu mô tả được hình thái của 3 loài Đỗ quyên tại khu vực nghiên cứu và phân loại dựa theo nhóm chức năng thì nhận thấy: Đa số loài Đỗ quyên nơi đây có thể trồng làm cảnh (28/30 loài), một số loài có thể trồng cảnh quan (06/30 loài), còn lại ít loài có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

- Xây dựng được bản đồ phân bố của 3 loài Đỗ quyên tại khu vực nghiên cứu: Đỗ quyên quang trụ, Đỗ quyên cành thô và Đỗ quyên mộc lan.

- Mô tả được đặc điểm cấu trúc rừng và đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi nơi có 3 loài Đỗ quyên phân bố: Đỗ quyên quang trụ, Đỗ quyên cành thô và Đỗ quyên mộc lan.

- Mô tả được đặc điểm thổ nhưỡng nơi 3 loài Đỗ quyên phân bố: Đỗ quyên quang trụ, Đỗ quyên cành thô và Đỗ quyên mộc lan.

- Đề xuất được một số biện pháp giúp bảo vệ loài Đỗ quyên tại khu vực nghiên cứu khỏi nguy cơ bị đe dọa do cháy rừng, sự khai thác quá mức của người dân, vấn đề chăn thả gia súc, …

2. Tồn tại

- Do hạn chế về thời gian nên đề tài chưa đi sâu tìm hiểu hết được những loài Đỗ quyên tại khu vực nghiên cứu.

- Địa hình vườn quốc gia Hoàng Liên rất phức tạp, thời tiết luôn có mưa và sương mù nên còn hạn chế việc điều tra.

- Đa số loài Đỗ quyên nghiên cứu phân bố ở độ cao trên 2000m và ở địa hình hiểm trở nên việc thu thập số liệu rất khó khăn và chưa được đầy đủ.

- Các tài liệu nghiên cứu về Đỗ quyên là rất hạn chế, chưa có tài liệu đi sâu và mô tả chi tiết và các loài Đỗ quyên nên việc tham khảo và phân tích kết quả chưa được sâu sắc.

- Các số liệu thu thập được chỉ là bước đầu vì để mô tả được chi tiết những loài Đỗ quyên nơi đây cần có các công trình nghiên cứu cụ thể và chi tiết hơn. Bởi vì mỗi loài Đỗ quyên phân bố nơi đây lại có những đặc điểm hình thái rất riêng theo từng đai độ cao khác nhau.

3. Kiến nghị

Trong quá trình điều tra, nghiên cứu về loài Đỗ quyên ở vườn quốc gia Hoàng Liên tôi có một số đề xuất như sau:

- Cần có những nghiên cứu tiếp theo, để xác định được phạm vi phân bố một cách chính xác từ đó nghiên cứu bổ sung hoàn thiện các đặc điểm hình thái và sinh thái, vì theo từng đai độ cao cùng một loài Đỗ quyên sẽ có những đặc điểm hình thái khác nhau. Để mô tả được đầy đủ và đúng nhất về các loại hình thái này cần có những đề tài nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.

- Cần tiến hành nghiên cứu thêm về công dụng của những loài Đỗ quyên nơi đây và tiến hành thí nghiệm giâm hom nhân giống để bảo tồn và phát triển kinh tế địa phương nhờ vào loài Đỗ quyên.

- Cần có biện pháp bảo vệ và quản lý những nguồn gen thực vật quí hiếm trong vườn quốc gia Hoàng Liên, trong đó có loài Đỗ quyên trước những nguy cơ đe dọa tuyệt chủng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Lê Mộng Chân, Đoàn Sỹ Hiền và Lê Nguyên, 1967. Cây rừng Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Võ Văn Chi (2004), Từ điển Thực vật thông dụng. NXB KH&KT, Hà Nội. 4. Võ Văn Chi, Trần Hợp (2002), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập II, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

5.Cục Lâm nghiệp (2007), Tuyển tập tài liệu về Quản lý và kỹ thuật giống cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố của một số loài đỗ quyên ở vườn quốc gia hoàng liên (Trang 74)