CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Đặc điểm phân bố của loài Đỗ quyên tại khu vực nghiên cứu:
4.3.1. Điều tra phát hiện loài Đỗ quyên trong khu vực nghiên cứu
Từ đặc điểm diện tích rộng lớn của vườn quốc gia Hoàng Liên với địa hình phức tạp nên tôi chỉ tiến hành điều tra trên 3 tuyến đường đi từ chân lên đến đỉnh núi Phanxipang là:
Tuyến 1: Trạm Tôn – đỉnh Phanxipang Tuyến 2: Bản Cát Cát – đỉnh Phanxipang Tuyến 3: Xã Sín Chải – đỉnh Phanxipang.
Để phát hiện được ba loài Đỗ quyên đã chọn trong khu vực nghiên cứu, đầu tiên tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ nhân viên vườn quốc gia và người dân địa phương xung quanh khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy đa số người dân không nhận biết được 3 loài hoa này (Phỏng vấn 50 người dân
xung quanh khu vực vườn và ở thị trấn thì hầu như không ai nhận biết được những loài này, chỉ có ít người là nhận biết được loài Đỗ quyên mộc lan). Có thể hiểu được điều này là do đa số những loài Đỗ quyên nghiên cứu là những loài mọc ở độ cao trên 2000m và ở những địa hình hiểm trở.
Sau đó, với sự giúp đỡ của các chuyên viên phòng Khoa học và hợp tác quốc tế - Vườn quốc gia Hoàng Liên, chúng tôi đã tiến hành điều tra sự phân bố và đặc điểm hình thái của 3 loài Đỗ quyên trên theo 3 tuyến đã định trước và kết quả ghi nhận được sự xuất hiện của các loài Đỗ quyên như sau:
-Đỗ quyên quang trụ: xuất hiện dải rác từ độ cao 1600-3000m. Tuy nhiên những cá thể Đỗ quyên dưới 2000m hầu như không còn tồn tại, do bị khai thác để bán hoặc bị chết do thời tiết biến đổi, cháy rừng, …
-Đỗ quyên cành thô: Bản Khoang, đường lên Phanxipang, 2400-2900m. -Đỗ quyên mộc lan: 1.800- 2.400m, Thác Bạc đến đỉnh đèo, Sín Chải, Cát Cát.