Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng keo lai (acacia auriculiformis x acacia mangium) trồng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc​ (Trang 34 - 39)

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai

Hiệu quả kinh tế được xác định thông qua phân tích về chi phí và thu nhập qua chiết khấu của từng mô hình cụ thể:

- Về chi phí: tính toán đầy đủ theo giá hiện hành về các nội dung công việc từ khảo sát thiết kế - trồng – chăm sóc – bảo vệ và đến khi thu hoạch sản phẩm bao gồm tập hợp cả chi phí và lãi suất

- Về thu nhập: tính giá trị sản phẩm thu được đối với mỗi mô hình trồng rừng keo lai.

- Về giá cả: sản phẩm được tập hợp theo giá trị tại thời điểm nghiên cứu, tuy nhiên có xét đến sự biến động của giá cả trong khoảng thời gian bố trí thí nghiệm đến hết thời điểm nghiên cứu của luận văn.

- Khối lượng: sản phẩm sẽ được dự tính trên cơ sở khả năng sinh trưởng cụ thể b ng phương pháp điều tra sinh trưởng (đã nêu phần trên) và dự đoán sản lượng.

Dựa trên cơ sở số liệu về chi phí và thu nhập cho mỗi đối tượng nghiên cứu, sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế là:

- Chỉ tiêu NPV

NPV là giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (Net present value) là tổng giá trị hiện tại của các khoản lợi nhuận đạt được trong cả chu k kinh doanh của 1 chương trình đầu tư nào đó (hay còn gọi là giá trị đã được chiết khấu của lợi nhuận). Công thức tính như sau:

         n i i i i r C B NPV 1 1 Trong đó:

Bi: Thu nhập đạt được ở năm thứ i Ci: Chi phí của rừng trồng năm thứ i (Bi –Ci): lợi nhuận đạt được ở năm thứ i

r: tỷ lệ lãi suất vốn đầu tư Nếu NPV>0: dự án có lãi Nếu NPV=0: dự án hoà vốn Nếu NPV<0: dự án lỗ vốn

- Chỉ tiêu IRR

Tỉ lệ hoàn vốn nội tại IRR (Internal Rate of Return) là một hệ số mà nếu chương trình đầu tư vay vốn b ng đúng tỷ lệ đó sẽ hoà vốn.

Tức là nếu r = IRR thì : NPV(IRR)= 0 hay:          0 1 i i i IRR C B NPV          n i n i i i i IRR C IRR B 1 1 1 (1 )

IRR là chỉ số cho biết khả năng sinh lời tối đa của một chương trình đầu tư. Trong đó 1 phần lợi nhuận sẽ được trả cho ngân hàng, phần còn lại mới thuộc về người kinh doanh:

Nếu IRR >r: dự án có lãi Nếu IRR =r: dự án hoà vốn Nếu IRR <1: dự án lỗ vốn

Để tính chỉ số IRR của dự án sử dụng thuật toán nội suy ứng dụng trong excel để tính toán.

- Chỉ số BCR

Tỷ suất thu nhập so với chi phí BCR (Benefits to Costs ratio) là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của thu nhập so với giá trị hiện tại của chi phí trong cả chu k kinh doanh của 1 chương trình đầu tư nhất định. Công thức tính như sau:

       n i i i n i i i r C r B BCR 1 1 ) 1 ( ) 1 ( Nếu BCR >1: dự án có lãi Nếu BCR =1: dự án hoà vốn Nếu BCR <1: dự án lỗ vốn

Để tính BCR ta cần tính CPV và BPV. CPV (Cost present value) là giá trị hiện tại của chi phí (đồng) được tính theo công thức sau: CPV = 

  n i r Ci t 0 (1 ) . BPV (Bennefit present value) là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng) được tính theo công thức: BPV=    n i r Bi t 0 ((1 ) .

- Xử lý số liệu trên máy tính các chỉ tiêu như: NPV, IRR, BCR, tính b ng chương trình Microsoft office Excel trên máy vi tính.

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Vị trí địa lý – kinh tế

Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc n m trên địa bàn huyện Xuân Lộc, ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý như sau:

+ Kinh độ : Từ 107027’07’’ - 107033’54’’ độ Kinh Đông + Vĩ độ : Từ 10051’43’’ – 11000’49’’ độ Vĩ Bắc

Ranh giới quản lý của Ban QLRPH Xuân Lộc được xác định như sau : - Phía Đông giáp xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh, xã Tân Đức huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận;

- Phía Tây giáp xã Xuân Thành, Xuân Trường, Xuân Tâm, Xuân Hưng thuộc huyện Xuân Lộc;

- Phía Nam giáp Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc;

- Phía Bắc giáp xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận;

Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc có diện tích n m trên ranh giới hành chính của 5 xã (gồm Xuân Trường, Xuân Thành, Xuân Hưng, Xuân Hòa và Xuân Tâm) thuộc huyện Xuân Lộc, tổng diện tích tự nhiên của đơn vị là 10.393 ha, chiếm 24,2% diện tích tự nhiên của 5 xã, chiếm 14,3% diện tích tự nhiên huyện Xuân Lộc, diện tích đất lâm nghiệp trên các xã như sau: xã Xuân Thành (diện tích 3.528,61 ha chiếm 33,95% diện tích tự nhiên); xã Xuân Trường (diện tích 1.046,67 ha chiếm 10,07%); xã Xuân Tâm (diện tích 684,69 ha, chiếm 6,59%); xã Xuân Hưng (diện tích 1.380,08 ha, chiếm 13,28%) và xã Xuân Hòa (diện tích 3.753,73 ha, chiếm 36,12%).

Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc n m ở vị trí địa lý thuận lợi cách thành phố Biên Hoà khoảng 80 km theo quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Thiết 100 km về phí Đông, có hệ thống giao thông thuận lợi (Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, ga Trảng Táo…) nên Ban quản lý rừng phòng hộ có điều

kiện thuận lợi trong phát triển, tạo cho đơn vị nói riêng và huyện Xuân Lộc nói chung có lợi thế về phát triển kinh tế và mở rộng giao lưu với các tỉnh lân cận, nhưng đây cũng là áp lực lớn đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng.

3.2. Về khí hậu

Khu vực n m trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo với những đặc trưng chính sau:

- Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154 – 158 Kcal/cm2/năm). Nắng nhiều (trung bình từ 5,7 – 6 giờ/ngày). Nhiệt độ cao và đều quanh năm, (trung bình 24,50C), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.2710C/năm). Hầu như không có thiên tai như bão, lụt; rất thuận lợi cho phát triển nông lâm ngư nghiệp.

- Lượng mưa trung bình lớn (từ 1.956 – 2.139 mm/năm), mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào cuối tháng 11, mưa nhiều và mưa to vào thời k từ tháng 7 đến tháng 9, giữa mùa mưa thường có tiểu hạn kéo dài khoảng 10-15 ngày.

Mùa khô thường bắt đầu từ đầu tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau, vào mùa này bức xạ nhiệt lớn và bốc thoát hơi nước mạnh, do bị mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân ẩm vào mùa này nên khả năng gây cháy rừng rất cao và hạn chế đến sinh trưởng cây trồng rất lớn, cây trồng co nhu cầu nước rất lớn, nếu cung cấp đủ nước thì sản xuất thường cho hiệu quả cao và ổn định.

- Chế độ gió: Có hai hướng gió chính là gió Tây Nam hoạt động thịnh hành vào mùa mưa từ tháng 5 – 11, gió Đông Bắc hoạt động thịnh hành vào mùa khô, từ tháng 12- 4

Nhìn chung, đặc điểm khí hậu chi phối mạnh mẽ đến sinh trưởng của cây cối và sản xuất nông lâm nghiệp trong vùng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa,

nền nhiệt cao đều quanh năm với tổng tích ôn rất cao là điều kiện đảm bảo nhiệt lượng cao cho cây trồng phát triển. Mùa mưa cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô kéo dài, đất đai khô c n, cây cối phát triển rất kém và nguy cơ cháy rừng rất cao.

3.3. Tài nguyên đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng keo lai (acacia auriculiformis x acacia mangium) trồng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc​ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)