những dòng đã và đang được sử dụng để trồng rừng đại trà từ trước đến nay tại Ban QLRPH Xuân Lộc nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung. Tại thời điểm trồng thí nghiệm và hiện nay thì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Ban QLRPH Xuân Lộc, dòng AH1, AH7, KL2, KL20 chưa được sử dụng để trồng rừng sản xuất đại trà, đây là những dòng mới đưa vào trồng thí nghiệm tại Ban QLRPH Xuân Lộc. Thí nghiệm được trồng từ tháng 7 năm 2011.
4.1.1. Tỷ lệ sống của các dòng Keo lai trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc Xuân Lộc
Tỷ lệ sống của cây trồng là một trong những chỉ tiêu thể hiện khả năng thích nghi của nó với điều kiện sinh thái và lập địa nơi chúng sinh sống, ngoài ra
đó còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá rừng sau khi trồng có thành rừng hay không. Tỷ lệ sống của cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, điều kiện lập địa, chất lượng cây con đem trồng. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ theo dõi tỷ lệ sống của các dòng Keo lai, không đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống.
Kết quả điều tra về tỷ lệ sống của 6 dòng Keo lai trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc được trình bày ở các bảng 4.1 và hình 4.1.
Bảng 4.1. Tỷ lệ sống của 6 dòng Keo lai trồng tại Ban QLRPH Xuân Lộc từ tuổi 1 đến tuổi 4
STT Dòng Nbđ
Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 N ht Tỷ lệ sống (%) N ht Tỷ lệ sống (%) N ht Tỷ lệ sống (%) N ht Tỷ lệ sống (%) 1 BV32 333 308 92,5 276 82,9 267 80,2 258 77,5 2 BV33 333 316 94,9 269 80,8 257 77,2 240 72,1 3 AH1 333 310 93,1 262 78,7 252 75,7 230 69,1 4 AH7 333 285 85,6 251 75,4 244 73,3 227 68,2 5 KL2 333 313 94,0 260 78,1 256 76,9 232 69,7 6 KL20 333 316 94,9 279 83,8 258 77,5 244 73,3
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ sống của 6 dòng Keo lai
0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 90,0 100,0 BV32 BV33 AH1 AH7 KL2 KL20 Tuổi 1 Tỷ lệ sống (%) Tuổi 2 Tỷ lệ sống (%) Tuổi 3 Tỷ lệ sống (%) Tuổi 4 Tỷ lệ sống (%)
Từ kết quả tổng hợp tại bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy, ở tuổi 1 các dòng Keo lai có tỷ lệ sống tương đối cao và đồng đều, không có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ sống giữa các dòng và đạt từ 85,6% đến 94,9%. Tỷ lệ sống đạt cao nhất là dòng Keo lai BV33 và dòng Keo lai KL20 đạt94,9%, dòng AH7 có tỷ lệ sống đạt thấp nhất (85,6%). Tuy nhiên tỷ lệ sống của các dòng Keo lai đạt từ 85,6% - 94,9%, đảm bảo tiêu chí xác định rừng trồng thành rừng.
Kết quả điều tra tỷ lệ sống của các dòng Keo lai ở tuổi 4 cho thấy, tỷ lệ sống của các dòng Keo lai giảm mạnh so với tuổi 1 và mức độ giảm gần như đồng đều giữa các dòng thí nghiệm. Dòng BV32 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 77,5%, dòng KL20 có tỷ lệ sống cao thứ 2 đạt 73,3%, thấp nhất là dòng AH1 và AH 7 có tỷ lệ sống đạt 69% và 68%. Nguyên nhân tỷ lệ sống của các dòng Keo lai giảm mạnh sau 4 năm trồng là do cây bị đổ gãy do ảnh hưởng của mưa, gió. Mặt khác Ban QLRPH Xuân Lộc là vùng giáp ranh với tỉnh Bình Thuận nên mùa khô thường đến sớm và kéo dài, mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm do vậy một số lượng lớn cây chết do bị nắng hạn và một số cây khác bị chết do nấm bệnh. Như vậy, qua kết quả thu được có thể nhận định: chưa thấy ảnh hưởng của các dòng keo lai khác nhau đến tỷ lệ sống của rừng trồng Keo lai, mỗi dòng Keo lai đều có sự thích nghi nhất định với môi trường sống và ổn định dần theo thời gian.