Tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng keo lai (acacia auriculiformis x acacia mangium) trồng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc​ (Trang 43)

Tổng diện tích tự nhiên của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là 10.300,4 ha. Chi tiết các loại rừng và đất lâm nghiệp như trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của BQLRPH Xuân Lộc

Trạng thái rừng Tổng

DT

Phân theo ba loại rừng

PH SX

Diện tích tự nhiên (ha) 10.300 6.161 4.139

A. Đất có rừng (ha) 9.638 5.868 3.770 I. Rừng tự nhiên 60 - 60 1. Rừng gỗ 60 - 60 - Rừng phục hồi 60 - 60 II. Rừng trồng (ha) 9.577 5.868 3.710 1. Rừng gỗ có trữ lượng 6.316 3.762 2.554 2. Rừng gỗ chưa có trữ lượng 686 381 305 3. Rừng cây đặc sản 2.575 1.724 851 B. Đất trống QH cho LN (ha) 348 77 270 1. Cỏ, lau lách (Ia) 348 77 270 C. Đất khác (ha) 315 216 99

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm sinh trƣởng của 6 dòng Keo lai

Trong sản xuất kinh doanh rừng trồng thì việc thành công hay thất bại là do mức độ thỏa mãn của rừng đối với mục đích kinh doanh, với yêu cầu của thị trường, tình hình sinh trưởng phát triển, ảnh hưởng của rừng đến môi trường và giá thành của rừng trồng quyết định. Vì vậy sự thành bại của rừng trồng là do xác định loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng có chính xác hay không quyết định, trong đó chọn loại cây trồng là biện pháp có ý nghĩa quyết định nhất. Mặt khác biện pháp chọn loại cây trồng còn giữ vai trò chi phối hoặc làm thay đổi các biện pháp khác trong loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng, do đó chọn loại cây trồng luôn được coi là biện pháp kỹ thuật giữ vị trí then chốt trong loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng.

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài thực hiện thí nghiệm trồng 6 dòng keo lai gồm BV32, BV33, AH1, AH7, KL2, KL20, mật độ trồng 2220 cây/ha và thí nghiệm trồng Keo lai dòng BV32, BV33 hỗn giao theo hàng với tỷ lệ 1:1 theo ba công thức mật độ gồm 1660 cây/ha, 2220 cây/ha, 3330 cây/ha tại Ban QLRPH hộ Xuân Lộc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Trong đó dòng BV32, BV33 là những dòng đã và đang được sử dụng để trồng rừng đại trà từ trước đến nay tại Ban QLRPH Xuân Lộc nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung. Tại thời điểm trồng thí nghiệm và hiện nay thì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Ban QLRPH Xuân Lộc, dòng AH1, AH7, KL2, KL20 chưa được sử dụng để trồng rừng sản xuất đại trà, đây là những dòng mới đưa vào trồng thí nghiệm tại Ban QLRPH Xuân Lộc. Thí nghiệm được trồng từ tháng 7 năm 2011.

4.1.1. Tỷ lệ sống của các dòng Keo lai trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc Xuân Lộc

Tỷ lệ sống của cây trồng là một trong những chỉ tiêu thể hiện khả năng thích nghi của nó với điều kiện sinh thái và lập địa nơi chúng sinh sống, ngoài ra

đó còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá rừng sau khi trồng có thành rừng hay không. Tỷ lệ sống của cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, điều kiện lập địa, chất lượng cây con đem trồng. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ theo dõi tỷ lệ sống của các dòng Keo lai, không đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống.

Kết quả điều tra về tỷ lệ sống của 6 dòng Keo lai trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc được trình bày ở các bảng 4.1 và hình 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ sống của 6 dòng Keo lai trồng tại Ban QLRPH Xuân Lộc từ tuổi 1 đến tuổi 4

STT Dòng Nbđ

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 N ht Tỷ lệ sống (%) N ht Tỷ lệ sống (%) N ht Tỷ lệ sống (%) N ht Tỷ lệ sống (%) 1 BV32 333 308 92,5 276 82,9 267 80,2 258 77,5 2 BV33 333 316 94,9 269 80,8 257 77,2 240 72,1 3 AH1 333 310 93,1 262 78,7 252 75,7 230 69,1 4 AH7 333 285 85,6 251 75,4 244 73,3 227 68,2 5 KL2 333 313 94,0 260 78,1 256 76,9 232 69,7 6 KL20 333 316 94,9 279 83,8 258 77,5 244 73,3

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ sống của 6 dòng Keo lai

0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 90,0 100,0 BV32 BV33 AH1 AH7 KL2 KL20 Tuổi 1 Tỷ lệ sống (%) Tuổi 2 Tỷ lệ sống (%) Tuổi 3 Tỷ lệ sống (%) Tuổi 4 Tỷ lệ sống (%)

Từ kết quả tổng hợp tại bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy, ở tuổi 1 các dòng Keo lai có tỷ lệ sống tương đối cao và đồng đều, không có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ sống giữa các dòng và đạt từ 85,6% đến 94,9%. Tỷ lệ sống đạt cao nhất là dòng Keo lai BV33 và dòng Keo lai KL20 đạt94,9%, dòng AH7 có tỷ lệ sống đạt thấp nhất (85,6%). Tuy nhiên tỷ lệ sống của các dòng Keo lai đạt từ 85,6% - 94,9%, đảm bảo tiêu chí xác định rừng trồng thành rừng.

Kết quả điều tra tỷ lệ sống của các dòng Keo lai ở tuổi 4 cho thấy, tỷ lệ sống của các dòng Keo lai giảm mạnh so với tuổi 1 và mức độ giảm gần như đồng đều giữa các dòng thí nghiệm. Dòng BV32 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 77,5%, dòng KL20 có tỷ lệ sống cao thứ 2 đạt 73,3%, thấp nhất là dòng AH1 và AH 7 có tỷ lệ sống đạt 69% và 68%. Nguyên nhân tỷ lệ sống của các dòng Keo lai giảm mạnh sau 4 năm trồng là do cây bị đổ gãy do ảnh hưởng của mưa, gió. Mặt khác Ban QLRPH Xuân Lộc là vùng giáp ranh với tỉnh Bình Thuận nên mùa khô thường đến sớm và kéo dài, mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm do vậy một số lượng lớn cây chết do bị nắng hạn và một số cây khác bị chết do nấm bệnh. Như vậy, qua kết quả thu được có thể nhận định: chưa thấy ảnh hưởng của các dòng keo lai khác nhau đến tỷ lệ sống của rừng trồng Keo lai, mỗi dòng Keo lai đều có sự thích nghi nhất định với môi trường sống và ổn định dần theo thời gian.

4.1.2. Tỷ lệ cây 2 thân và phẩm chất cây trồng các dòng Keo lai tại tuổi 4

Mức độ thích nghi của các dòng Keo lai với điều kiện sống từ tuổi 1 và tuổi 3 biến động tương đối lớn (thể hiện qua tỷ lệ sống từ tuổi 1 và tuổi 3) do đó tỷ lệ cây hai thân và phẩm chất các dòng Keo lai cũng có sự biến động, từ tuổi 3 và tuổi 4 tỷ lệ sống của cây trồng biến đổi tương đối ổn định hơn do đó đề tài chỉ tính tỷ lệ cây đa thân và phẩm chất cây trồng các dòng Keo lai tại tuổi 4.

Tỷ lệ cây hai thân và phẩm chất cây trồng là một trong những yếu tố để xác định năng suất, chất lượng rừng trồng và định hướng mục đích sản phẩm trong kinh doanh rừng trồng. Nếu mục đích là kinh doanh gỗ nguyên liệu thì yếu tố cây hai thân là rất cần thiết và là một trong những chỉ tiêu để lựa chọn dòng

Keo lai trồng rừng. Nếu mục đích là kinh doanh gỗ xẻ thì cây hai thân là yếu tố không được xem xét lựa chọn mà đòi hỏi cây phải có hình dáng thân thẳng, tán đều, đáp ứng được chỉ số về đường kính và chiều cao để kinh doanh gỗ xẻ.

Phẩm chất cây trồng là một trong những chỉ tiêu phản ánh tình hình sinh trưởng của cây trồng, là yếu tố quan trọng quyết định việc thúc đẩy năng suất, sản lượng rừng trồng. Qua đó thể hiện được kết quả tác động của các biện pháp lâm sinh sử dụng trong trồng rừng và chăm sóc rừng. Phẩm chất cây trồng được chia thành 3 cấp định tính: tốt (a), trung bình (b), xấu (c).

Kết quả điều tra về tỷ lệ cây đa thân của rừng trồng các dòng Keo lai được tổng hợp ở bảng 4.2 và hình 4.2.

Bảng 4.2: Tỷ lệ cây hai thân của các dòng Keo lai tại tuổi 4

STT Dòng keo lai Số cây điều tra Số cây 2 thân Tỷ lệ (%)

1 BV32 258 31 12,0 2 BV33 240 23 9,5 3 AH1 230 6 2,6 4 AH7 227 0 0 5 KL2 232 18 7,6 6 KL20 244 43 17,6

Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ cây hai thân của 6 dòng Keo lai tuổi 4 trồng tại Ban QLRPH Xuân Lộc

Qua bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy tỷ lệ cây hai thân ở dòng KL20 chiếm tỷ lệ cao nhất (17,6 %), tiếp đến là dòng BV32 (12%), dòng AH7 ở tuổi 4 không có cây hai thân, dòng AH1 tỷ lệ cây hai thân rất thấp (2,6%). Qua đó cho thấy nếu mục đích của đơn vị là sản xuất kinh doanh gỗ nguyên liệu thì ngoài xem xét tăng trưởng về đường kính và chiều cao thì căn cứ tỷ lệ cây đa thân có thể xem xét lựa chọn dòng KL20 và BV32; nếu mục đích là sản xuất kinh doanh gỗ xẻ thì dòng AH1 và AH7 được ưu tiên lựa chọn để trồng rừng.

Kết quả đánh giá phẩm chất cây trồng được tổng hợp tại bảng 4.3 và hình 4.3 như sau.

Bảng 4.3: Phẩm chất 6 dòng Keo lai tuổi 4 tại BQLRPH Xuân Lộc

STT Dòng Keo lai Phẩm chất cây trồng (%) A B C 1 BV32 39,15 39,15 21,71 2 BV33 41,67 34,17 24,17 3 AH1 59,13 29,60 13,90 4 AH7 63,44 23,35 13,22 5 KL2 46,98 35,34 16,21 6 KL20 33,61 54,51 11,89

Qua bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy phẩm chất cây trồng loại A đạt cao nhất ở dòng AH7(63,44%) và tiếp đến là dòng AH1 (59,13%), hai dòng này cũng có tỷ lệ cây đạt phẩm chất loại B và loại C thấp hơn so với các dòng còn lại. Nhìn chung các dòng BV32, BV33, KL2, KL20 có tỷ lệ cây loại A, Loại B, Loại C tương đối đồng đều và tỷ lệ cây loại A đạt thấp hơn dòng AH1 và AH7. Nếu mục đích của đơn vị là sản xuất kinh doanh gỗ xẻ thì hai dòng AH1, AH7 nên được ưu tiên xem xét lựa chọn, nếu mục đích là kinh doanh gỗ nguyên liệu thì cơ hội lựa chọn các dòng là ngang nhau. Để khẳng định chính xác dòng Keo lai nào phù hợp với mục đích kinh doanh nhất, cần phải xem xét đánh giá tổng hợp nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là chỉ tiêu tăng trưởng về đường kính, chiều cao của cây trồng.

4.1.3. Tình hình sinh trưởng của 6 dòng Keo lai trồng tại Ban QLRPHXL

Trong trồng rừng kinh tế thì năng suất rừng trồng và chất lượng gỗ quyết định đến giá trị và hiệu quả của kinh doanh nghề rừng. Trong đó yếu tố năng suất và sản lượng giữ vai trò trọng tâm, then chốt và được quyết định trực tiếp bởi các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính, chiều cao và thể tích thân cây, thể tích thân cây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sinh trưởng về đường kính và chiều cao của một đơn vị sản xuất là cây rừng. Chính vì vậy, trong chọn giống phục vụ trồng rừng kinh tế chính là chọn được giống có sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích là lớn nhất trong một khoảng thời gian ngắn nhất.

Để đánh giá sinh trưởng của các dòng Keo lai trồng tại Ban QLRPH Xuân Lộc, đề tài lần lượt so sánh và đánh giá sinh trưởng D1.3, Hvn, từ tuổi 1 đến tuổi 4.

4.1.3.1. Sinh trưởng về đường kính của 6 dòng Keo lai từ tuổi 1 đến tuổi 4

Đường kính là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ sinh trưởng của cây rừng, là một trong những nhân tố tạo nên trữ lượng rừng.

Ngoài ra thông qua sinh trưởng của đường kính để phản ánh trung thực hiệu quả của việc lựa chọn loài cây trồng cũng như tính thích nghi của loài với điều kiện lập địa nơi trồng.

Kết quả điều tra sinh trưởng về đường kính của 6 dòng Keo lai được tổng hợp tại bảng 4.4, và hình 4.4, kết quả tính toán chi tiết theo phụ lục 2.

Bảng 4.4. Sinh trưởng về đường kính của 6 dòng Keo lai từ tuổi 1 đến tuổi 4

STT

Dòng keo

lai

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4

D1.3 S (%) D1.3 S (%) D1.3 S (%) D1.3 S (%) 1 BV32 6,4 18,6 8,4 14,8 9,5 18,5 10,3 19,4 2 BV33 6,9 20,8 8,9 15,8 10,3 19,9 10,6 20,7 3 AH1 7,2 23,7 9,3 14,6 10,8 18,8 11,8 18,7 4 AH7 7,7 19,3 9,3 13,8 10,7 16,8 11,4 17,7 5 KL2 6,9 22,6 8,9 16,9 10,2 21,9 11,1 21,9 6 KL20 6,3 19,3 8,3 12,5 9,7 15,5 10,5 17,6

Hình 4.4: Biểu đồ sinh trưởng về đường kính của các dòng Keo lai từ tuổi 1 đến tuổi 4.

Qua số liệu tổng hợp tại bảng 4.4 và hình 4.4 cho thấy sinh trưởng về đường kính của các dòng keo lai có sự khác biệt, chứng tỏ các dòng Keo lai khác nhau có ảnh hưởng tới sinh trưởng đường kính của Keo lai. Tại tuổi 1, dòng Keo lai AH7 sinh trưởng về đường kính cao nhất đạt 7,7cm, tiếp đến là dòng AH1 đạt 7,2 cm, thấp nhất là dòng BV32 và dòng KL20 đạt 6,4 cm và 6,3 cm. Tại tuổi 3 và tuổi 4 dòng Keo lai AH1 sinh trưởng về đường kính cao nhất đạt 10,8cm ở tuổi 3 và 11,8cm ở tuổi 4, thấp nhất là dòng BV32 tại tuổi 4 đạt 10,3 cm, và dòng KL20 tại tuổi 4 đạt 10,5 cm. Qua kết quả điều tra về sinh trưởng đường kính cho thấy từ tuổi 1 đến tuổi 4 dòng AH1 và dòng AH7 đạt sinh trưởng về đường kính tốt nhất.

Từ kết quả phân tích hệ số biến động S % (Bảng 4.4) cho thấy hệ số biến động về đường kính của các dòng Keo lai tại tuổi 1 từ 18,6% đến 23,7%, tuổi 2 từ 12,5% đến 16,9%, tuổi 3 từ 15,5% đến 21,9%, tuổi 4 từ 17,6% đến 21,9%, điều này có nghĩa là mức độ phân hóa cây rừng ở mỗi dòng Keo lai ở từng tuổi là thấp, khả năng sinh trưởng về đường kính của Keo lai trong các dòng khác nhau là tương đối đồng đều.

Để thấy được rõ sự ảnh hưởng khác nhau của các dòng Keo lai tác động lên chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính của rừng trồng Keo lai tại Ban QLRPH Xuân Lộc, đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố, kết quả phân tích (phụ lục 2) cho thấy sinh trưởng về đường kính của rừng trồng các dòng Keo lai từ tuổi 1 đến tuổi 4 đều có sự khác biệt về mặt thống kê, vì đều nhận được xác suất F nhỏ hơn 0,05. Có thể kết luận r ng sinh trưởng đường kính của rừng trồng các dòng Keo lai là có sự sai khác ở mức 95%. Nếu chỉ dừng lại ở kiểm tra phương sai thì mới cho biết là các dòng Keo lai có sự sai khác nhau về sinh trưởng đường kính, tuy nhiên chưa có sự khác biệt giữa từng dòng để lựa chọn dòng nào tốt nhất.

Để xác định được dòng Keo lai nào cho sinh trưởng về đường kính cao nhất đề tài sử dụng tiêu chuẩn Duncan để so sánh từng cặp công thức khác

nhau (Phụ biểu 1) kết quả tìm được dòng AH1, dòng AH7 đạt sinh trưởng đường kính D1.3 (cm) tốt nhất.

4.1.3.2. Sinh trưởng về chiều cao của 6 dòng Keo lai

Ngoài chỉ tiêu về sinh trưởng đường kính, chiều cao cũng là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sinh trưởng cây trồng. Chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tại vị trí 1,3m (D1.3) là căn cứ để tạo trữ lượng cho lâm phần.

Kết quả điều tra về chiều cao (Hvn) của 6 dòng Keo lai từ tuổi 1 đến tuổi 4 trồng tại Ban QLRPH Xuân Lộc được tổng hợp tại bảng 4.5 và hình 4.5 như sau.

Bảng 4.5: Sinh trưởng về chiều cao của 6 dòng Keo lai từ tuổi 1 đến tuổi 4

TT Dòng keo lai

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4

Hvn(m) S(%) Hvn(m) S(%) Hvn(m) S(%) Hvn(m) S(%) 1 BV32 8,9 11,4 11,3 6,2 13,4 13,8 15,8 11,1 2 BV33 8,9 18,1 11,2 7,7 13,3 14,0 15,5 12,9 3 AH1 9,3 15,3 11,6 7,8 13,9 12,8 16,1 11,9 4 AH7 9,6 13,1 11,5 6,6 14,3 10,1 16,2 41,9 5 KL2 9,4 38,8 11,2 8,5 13,8 11,9 15,0 14,8 6 KL20 8,9 9,9 10,9 7,4 13,3 9,8 15,6 11,6 Hình 4.5

Qua số liệu tổng hợp tại bảng 4.5 và hình 4.5 cho thấy sinh trưởng về chiều cao của các dòng keo lai có sự khác biệt, chứng tỏ các dòng Keo lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng keo lai (acacia auriculiformis x acacia mangium) trồng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)