Trữ lượng của rừng trồng các dòng Keo lai tuổi 4 tại Ban QLRPH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng keo lai (acacia auriculiformis x acacia mangium) trồng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc​ (Trang 55)

Xuân Lộc

Trữ lượng rừng trồng là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện năng suất, sản lượng rừng trồng. Căn cứ vào các chỉ tiêu về đường kính D1.3 và chiều cao Hvn, tỉ lệ sống đã đo đếm được ở từng dòng Keo lai, tỷ lệ cây hai thân, đề tài tiến hành tính toán được trữ lượng của rừng trồng các dòng Keo lai tuổi 4, kết quả được tổng hợp tại bảng 4.6 và hình 4.6 như sau:

Bảng 4.6. trữ lượng của rừng trồng Keo lai tuổi 4 tại Ban QLRPH Xuân Lộc

Dòng D1.3 Hvn Nhc Cây hai thân Tổng số cây M (m3/ha) BV32 10,3 15,8 258 31 289 126,76 BV33 10,6 15,5 240 23 263 119,85 AH1 11,8 16,1 230 6 236 138,44 AH7 11,4 16,2 227 0 227 125,05 KL2 11,1 15,0 232 18 250 120,9 KL20 10,5 15,6 244 43 287 129,16

Hình 4.6. Biểu đồ trữ lượng rừng trồng Keo lai 4 tuổi 110 115 120 125 130 135 140 BV32 BV33 AH1 AH7 KL2 KL20 M (m3)

Qua bảng 4.6 và hình 4.6 cho thấy sau 4 năm trữ lượng của dòng AH1 đạt cao nhất là 138,44m3/ha, các dòng BV32, AH7, KL20 có trữ lượng tương đối đồng đều từ 125 đến 129 m3

/ha, thấp nhất là dòng KL2 và dòng BV33 đạt 120 đến 121m3/ha. Năng suất bình quân của các dòng Keo lai từ 30m3

/ha/năm đến 34,6m3/ha/năm, trong đó đạt năng suất bình quân cao nhất là dòng AH1 đạt 34,6m3/ha/năm và thấp nhất là dòng BV33 đạt 30m3/ha/năm.

Thảo luận chung: Theo kết quả của Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự khi khảo nghiệm hai dòng Keo lai AH1 và AH7 tại Cà Mau và Thanh Hóa cho thấy sau 2 năm trồng năng suất đều đạt trên 25m3/ha/năm, còn dòng KL2 đạt 22,3m3/ha/năm. Một kết quả khảo nghiệm khác của Nguyễn Hoàng Nghĩa tại Bầu Bàng (Bình Dương) cho thấy Keo lai dòng AH1 sau 52 tháng tuổi năng suất đạt 30m3/ha/năm và dòng AH7 đạt 34,9m3/ha/năm. Qua kết quả của đề tài so sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa cho thấy sinh trưởng của dòng Keo lai AH1 và AH7 ở Ban QLRPH Xuân Lộc và Bầu Bàng (Bình Dương) là tương đối b ng nhau và sinh trưởng tốt hơn so với vùng Thanh Hóa và Cà Mau. Qua đó có thể nhận định r ng hai dòng AH1 và AH7 phù hợp với điều kiện gây trồng tại Đồng Nai nói chung và vùng Đông Nam Bộ.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Hu nh Đức Nhân và cộng sự cho thấy dòng KL2 năng suất đạt 41 – 46m3/ha/năm và dòng KL20 năng suất đạt 26 – 31m3/ha/năm. Tuy nhiên so với kết quả nghiên cứu của đề tài thì Dòng KL2 trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc có năng suất thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Hu nh Đức Nhân, dòng KL20 trồng tại Ban QLRPH Xuân Lộc có kết quả phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả, cụ thể dòng KL2 đạt 30,2m3/ha/năm, dòng KL20 đạt 32,3m3/năm.

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Đình Khả và cộng sự cho thấy dòng BV32 và dòng BV33 đạt năng suất đạt 15 – 20m3/ha/năm ở lập địa xấu, 20– 25m3/ha/năm ở lập địa trung bình, 30– 35m3/ha/năm ở lập địa tốt[27]. Kết quả nghiên cứu của Đề tài cho thấy dòng BV32 đạt 31,6m3/ha/năm, dòng BV33

đạt 30,0m3/ha/năm, qua đó cho thấy kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả ở các vùng khác.

Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu của đề tài về các chỉ tiêu đường kính, chiều cao, năng suất rừng trồng các dòng Keo lai, phẩm chất thân cây và kết hợp so sánh với các kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc dòng Keo lai AH1 và AH7 là hai dòng vừa đáp ứng được mục đích sản xuất kinh doanh gỗ xẻ vừa đáp ứng được mục đích sản xuất kinh doanh gỗ nguyên liệu. Do đó khuyến cáo đơn vị sản xuất kinh doanh rừng trồng nên lựa chọn dòng Keo lai AH1 và AH7 để trồng rừng.

4.2. Đặc điểm sinh trƣởng của rừng trồng Keo lai theo 3 công thức mật độ khác nhau

Mật độ trồng rừng là số lượng cây trồng trên một đơn vị diện tích (cây/ha). Những nhân tố cơ bản để tạo ra kết cấu một quần thể rừng trồng là do mật độ trồng, sự sắp xếp vị trí các cây trồng và tình hình sinh trưởng phát triển của từng cá thể thực vật, trong đó nhân tố mật độ là quan trọng nhất. Mật độ không những là một trong những nhân tố trực tiếp tạo ra sản lượng mà còn thông qua kết cấu của rừng trồng mà ảnh hưởng đến điều kiện hoàn cảnh của lâm phần, đến sinh trưởng phát triển, đến quy cách phẩm chất sản phẩm.

4.2.1. Tỷ lệ sống của rừng trồng keo lai ở ba công thức mật độ khác nhau

Tỷ lệ sống của Keo lai trồng ở ba công thức mật độ 1660 cây/ha (CT1), 2220 cây/ha (CT2), 3330 cây/ha (CT3) được tổng hợp ở bảng 4.7 và hình 4.7.

Bảng 4.7: Tỷ lệ sống của Keo lai trồng ở ba công thức mật độ CT

mật độ (cây/h

a)

Nbđ

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4

Nht Tỷ lệ sống (%) Nht Tỷ lệ sống (%) Nht Tỷ lệ sống (%) Nht Tỷ lệ sống (%) CT1 476 458 96,2 455 95,6 452 95,0 450 94,5 CT2 666 622 93,4 559 83,9 543 81,5 543 81,5 CT3 996 904 90,8 747 75,0 710 71,3 618 62,0

Hình 4.7 Biểu đồ tỷ lệ sống của rừng trồng Keo lai 3 công thức mật độ Qua bảng 4.7 và hình 4.7 cho thấy, năm đầu tỷ lệ sống của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ khác nhau đạt tỷ lệ sống cao, từ 90,8% đến 96,2% và đảm bảo tiêu chí rừng trồng thành rừng. Sau bốn năm, tỷ lệ sống của rừng trồng Keo lai theo các công thức mật độ khác nhau giảm dần. Trong đó tỷ lệ sống của CT1 giảm tương đối đồng đều (từ 96,3% ở tuổi 1 xuống 94,5% ở tuổi 4); ở CT2 tỷ lệ sống tương đối đồng đều từ tuổi 1 đến tuổi 4 (từ 93,4% đến 81,5%); tỷ lệ sống từ tuổi 1 đến tuổi 4 giảm mạnh nhất ở CT3 (từ 90,8% ở tuổi 1 xuống còn 62% ở tuổi 4). CT3 tỷ lệ sống giảm mạnh là do mật độ cây trồng lớn, khi rừng trồng đã khép tán dẫn đến cạnh tranh về không gian dinh dưỡng do đó một số cây không thích ứng được với điều kiện sống sẽ bị đào thải, và một phần khác cây bị chết do nắng hạn, sâu bệnh. Tuy tỷ lệ sống của công thức 3 thấp nhất nhưng qua số liệu điều tra cho thấy số cây hiện còn lớn hơn so với hai công thức còn lại.

4.2.2. Tỷ lệ cây hai thân và phẩm chất cây trồng ở ba công thức mật độ

Trong ba năm đầu rừng trồng đang trong thời k chăm sóc cơ bản, cây trồng đang trong giai đoạn khép tán và cạnh tranh về không gian dinh dưỡng, do vậy tỷ lệ sống của cây trồng trong giai đoạn này biến đổi khá rõ, các chỉ tiêu như cây hai thân, phẩm chất cây trồng cũng bị biến đổi. Sang tuổi 4, tỷ lệ sống của cây trồng đã dần ổn định hơn, những cây không thích nghi được với

điều kiện sống sẽ bị đào thải. Do đó đề tài chỉ xác định tỷ lệ cây hai thân và đánh giá phẩm chất cây trồng ở tuổi 4.

Kết quả điều tra về tỷ lệ cây hai thân ở ba công thức mật độ được tổng hợp ở bảng 4.8 và hình 4.8 như sau:

Bảng 4.8: Kết quả điều tra tỷ lệ cây đa thân ở ba công thức mật độ

STT CT mật độ Số cây điều tra Số cây hai thân Tỷ lệ cây hai thân

1 CT1 450 103 22,9

2 CT2 544 90 16,5

3 CT3 618 87 14,1

Hình 4.8: Tỷ lệ cây hai thân ở các công thức mật độ tại tuổi 4

Qua bảng 4.8 và hình 4.8 cho thấy tỷ lệ cây hai thân ở CT1 chiếm tỷ lệ cao nhất (22,9%) và thấp nhất là ở CT3 (14,1%)

Kết quả đánh giá phẩm chất cây trồng ở ba công thức mật độ tại tuổi 4 được tổng hợp tại bảng 4.9 và hình 4.9 như sau:

Bảng 4.9: Kết quả đánh giá phẩm chất cây trồng ở ba công thức mật độ

STT CT mật độ Phẩm chất cây trồng (%) A B C 1 CT1 53,8 33,1 27,9 2 CT2 41,3 33,7 25,0 3 CT3 39,3 36,6 24,1 0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 CT1 CT2 CT3

Tỷ lệ cây hai thân (%)

Tỷ lệ cây hai thân (%)

0 10 20 30 40 50 60 A B C Phẩm chất cây trồng (%) CT1 CT2 CT3

Hình 4.9:Biểu đồ tỷ lệ phẩm chất cây trồng ở ba công thức mật độ Qua bảng 4.9 và hình 4.9 cho thấy phẩm chất cây trồng loại A, B, C ở ba công thức mật độ tương đối đồng đều. Trong đó phẩm chất cây trồng loại A ở CT1 cao nhất chiếm 53,8% và thấp nhất là ở CT3 (39,3%), phẩm chất cây trồng loại B và loại C ở ba công thức mật độ tương đối đồng đều, trong đó phẩm chất cây trồng loại B biến động từ 33,1% ở CT1 đến 36,6% ở CT3, phẩm chất cây trồng loại C biến động từ 24,1% ở CT3 đến 27,9% ở CT1.

4.2.3. Tình hình sinh trưởng của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ khác nhau mật độ khác nhau

4.2.3.1. Sinh trưởng về đường kính của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ mật độ

Kết quả điều tra sinh trưởng về đường kính của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ được tổng hợp tại bảng 4.10, và hình 4.10, kết quả tính toán chi tiết theo phụ lục 2.

Bảng 4.10: Sinh trưởng về đường kính theo ba công thức mật độ

STT CT mật độ

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 D1.3 S(%) D1.3 S(%) D1.3 S(%) D1.3 S(%)

1 CT1 6,5 19,9 8,7 14,9 9,9 18,2 10,6 18,5

2 CT2 6,1 23,6 8,4 15,6 9,6 17,7 10,0 18,9

Hình 4.10: Biểu đồ sinh trưởng về đường kính rừng trồng Keo lai ở ba công thức mật độ từ tuổi 1 đến tuổi 4.

Qua số liệu tổng hợp tại bảng 4.10 và hình 4.10 cho thấy sinh trưởng về đường kính của rừng trồng Keo lai ở ba công thức mật độ khác nhau là có sự khác biệt. Chứng tỏ công thức mật độ khác nhau có ảnh hưởng tới sinh trưởng đường kính của rừng trồng Keo lai. Từ tuổi 1 đến tuổi 4, sinh trưởng về đường kính của rừng trồng Keo lai ở công thức 1 đạt cao nhất (từ 6,5cm ở tuổi 1 đến 10,6cm ở tuổi 4), sinh trưởng đường kính của rừng trồng Keo lai thấp nhất là công thức 3 (từ 5,9cm ở tuổi 1 đến 9,8cm ở tuổi 4).

Từ kết quả phân tích hệ số biến động S% (Bảng 4.4) cho thấy hệ số biến động về đường kính của các công thức mật độ tại tuổi 1 từ 19,9% đến 24,7%, tuổi 2 từ 14,9% đến 16,3%, tuổi 3 từ 17,7% đến 18,6%, tuổi 4 từ 18,5% đến 18,9%, điều này có nghĩa là mức độ phân hóa về đường kính ở mỗi công thức mật độ ở từng tuổi là thấp, khả năng sinh trưởng về đường kính của Keo lai trồng ở công thức mật độ khác nhau là tương đối đồng đều.

Để thấy được rõ sự ảnh hưởng khác nhau của các công thức mật độ tác động lên chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính của rừng trồng Keo lai tại Ban QLRPH Xuân Lộc, đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích phương sai một

nhân tố, kết quả phân tích (phụ lục 2) cho thấy sinh trưởng về đường kính của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ từ tuổi 1 đến tuổi 4 đều có sự khác biệt về mặt thống kê, vì đều nhận được xác suất F nhỏ hơn 0.05. Có thể kết luận r ng sinh trưởng đường kính của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ là có sự sai khác ở mức 95%. Nếu chỉ dừng lại ở kiểm tra phương sai thì mới cho biết là các công thức mật độ khác nhau có sự sai khác nhau về sinh trưởng đường kính, tuy nhiên chưa có sự khác biệt giữa từng công thức để lựa chọn dòng nào tốt nhất.

Để xác định được công thức mật độ nào cho sinh trưởng về đường kính cao nhất đề tài sử dụng tiêu chuẩn Duncan để so sánh từng cặp công thức khác nhau (Phụ lục 2) kết quả tìm được công thức mật độ 1660 cây/ha đạt sinh trưởng đường kính cao nhất.

4.2.3.2. Sinh trưởng về chiều cao của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ khác nhau từ tuổi 1 đến tuổi 4 tại Ban QLRPH Xuân Lộc mật độ khác nhau từ tuổi 1 đến tuổi 4 tại Ban QLRPH Xuân Lộc

Kết quả điều tra về chiều cao (Hvn) của rừng trồng Keo lai theo 3 công thức mật độ tại Ban QLRPH Xuân Lộc được tổng hợp tại bảng 4.11 và hình 4.11 (chi tiết tại phụ lục 2).

Bảng 4.11: Sinh trưởng về chiều cao của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ tại Ban QLRPH Xuân Lộc

TT CT mật độ Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4

Hvn(m) S(%) Hvn(m) S(%) Hvn(m) S(%) Hvn(m) S(%)

1 CT1 8,5 12,8 10,9 7,4 13,3 12,4 15,7 12,2

2 CT2 8,4 17,7 10,4 10,3 13,1 11,9 15,4 11,2

Hình 4.11: Biểu đồ Sinh trưởng về chiều cao của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ tại Ban QLRPH Xuân Lộc

Qua số liệu tổng hợp tại bảng 4.11 và hình 4.11 cho thấy sinh trưởng về chiều cao của rừng trồng keo lai ở ba công thức mật độ có sự khác biệt, chứng tỏ các công thức mật độ khác nhau có ảnh hưởng tới sinh trưởng chiều cao của rừng trồng Keo lai. Từ tuổi 1 đến tuổi 4 sinh trưởng chiều cao của rừng trồng Keo lai ở các công thức mật độ tương đối đồng đều. Tuy nhiên ở công thức 1, sinh trưởng chiều cao đạt cao nhất từ 8,5m ở tuổi 1 đến 15,7m ở tuổi 4, sinh trưởng chiều cao đạt thấp nhất ở công thức 3 từ 8,2m ở tuổi 1 đến 14,5m ở tuổi 4.

Từ kết quả phân tích hệ số biến động S% (Bảng 4.11) cho thấy hệ số biến động về chiều cao của rừng trồng Keo lai ở ba công thức mật độ tại tuổi 1 từ 12,8% đến 18,9%, tuổi 2 từ 7,4% đến 10,3%, tuổi 3 từ 11,9% đến 12,6%, tuổi 4 từ 11,2% đến 14,0%, qua đó cho thấy mức độ phân hóa về chiều cao cây rừng ở mỗi công thức mật độ từ tuổi 1 và tuổi 4 là thấp.

Để thấy được rõ sự ảnh hưởng khác nhau của các công thức mật độ tác động lên chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao của rừng trồng Keo lai tại Ban QLRPH Xuân Lộc, đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích phương sai một

nhân tố. Kết quả phân tích (phụ lục 2) cho thấy sinh trưởng về chiều cao của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ từ tuổi 1 đến tuổi 4 đều có sự khác biệt về mặt thống kê, vì đều nhận được xác suất F nhỏ hơn 0.05. Có thể kết luận r ng sinh trưởng chiều cao của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ là có sự sai khác ở mức 95%. Nếu chỉ dừng lại ở kiểm tra phương sai thì mới cho biết là các công thức mật độ khác nhau có sự sai khác nhau về sinh trưởng chiều cao, tuy nhiên chưa có sự khác biệt giữa từng công thức để lựa chọn công thức nào tốt nhất.

Để xác định được công thức mật độ nào cho sinh trưởng về chiều cao tốt nhất đề tài sử dụng tiêu chuẩn Duncan để so sánh từng cặp công thức khác nhau (Phụ lục 2) kết quả tìm được công thức mật độ 1660 cây/ha đạt sinh trưởng chiều cao tốt nhất.

4.2.3.3. Trữ lượng của rừng trồng Keo lai 4 tuổi ở ba công thức mật độ tại Ban QLRPH Xuân Lộc Ban QLRPH Xuân Lộc

Căn cứ vào đường kính D1.3 và chiều cao Hvn, tỉ lệ sống đã đo đếm được ở từng công thức mật độ, tỷ lệ cây hai thân, đề tài tiến hành tính toán được trữ lượng của rừng trồng Keo lai tuổi ở ba công thức mật độ khác nhau, kết quả được tổng hợp tại bảng 4.12 và hình 4.12 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng keo lai (acacia auriculiformis x acacia mangium) trồng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc​ (Trang 55)