rừng phòng hộ Xuân Lộc
Để định lượng cụ thể hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh rừng trồng Keo lai, đề tài ước tính hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai dựa trên kết quả dự đoán trữ lượng ở tuổi 6. Các thông số kĩ thuật sử dụng trong tính toán bao gồm:
- Tỷ lệ gỗ bao bì: 60%, tỷ lệ gỗ nguyên liệu giấy: 40%
- Giá gỗ bao bì hiện hành tại đơn vị là 1.200.000 đồng/m3, gỗ nguyên liệu giấy 900.000 đồng/m3.
- Thuế sử dụng đất lâm nghiệp là 5 % sản phẩm sau khi khai thác.
Hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo lai được tổng hợp ở bảng 4.15 và bảng 4.16:
Bảng 4.19: Tổng hợp các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của rừng trồng các dòng Keo lai 6 tuổi tại Ban QLRPH Xuân Lộc
Chỉ tiêu KT Các dòng Keo lai
BV32 BV33 AH1 AH7 KL2 KL20 Bt(đ) 139482877 112601677 166979677 154257277 130659277 134147677 Ct(đ) 30293123 28878323 31740323 31070723 29828723 30012323 Bt - Ct(đ) 109189754 83723354 135239354 1123186554 100830554 104135354 NPV(đ/ha) 58377301 44761924 72304481 65860562 53908132 55675013 BCR 4,6 3,9 5,3 4,9 4,4 4,5 IRR 63% 55% 69% 66% 60% 61%
Bảng 4.20: Tổng hợp các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo lai 6 tuổi theo các công thức mật độ tại Ban QLRPH Xuân Lộc
Chỉ tiêu kinh tế Công thức mật độ
1660 cây/ha 2220 cây/ha 3330 cây/ha
Bt(đ) 150399498 147486677 132472083 Ct(đ) 27800501 30714323 30066323 Bt - Ct(đ) 122598997 116771354 102405760 NPV(đ/ha) 65546430 62430734 54750301 BCR 5,4 4,8 4,4 IRR 71% 64% 61%
Từ kết quả ở bảng 4.19 cho thấy ở tất cả các dòng Keo lai tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) đạt từ 55% đến 69% >r = 11%, qua đó cho thấy việc sản xuất kinh doanh rừng trồng các dòng Keo lai là có lãi; tỷ suất giữa giá trị hiện tại của thu nhập và chi phí (BCR) đạt từ 3,9 đến 5,3, có nghĩa là bỏ ra một
đồng vốn thu về 3,9 đến 5,3 đồng lời. Tuy nhiên trong 6 dòng Keo lai thì dòng AH1 và dòng AH7 có các chỉ số kinh tế cao hơn các dòng còn lại.
Từ bảng 4.20 cho thấy ở tất cả các công thức mật độ các chỉ số BCR và IRR đều đạt cao điều đó có nghĩa là việc trồng rừng theo các mật độ đều có lãi, tuy nhiên công thức mật độ 1660 cây/ha đạt các chỉ số kinh tế cao nhất, cụ thể như tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) đạt từ 71% >r = 11%, qua đó cho thấy việc sản xuất kinh doanh rừng trồng các dòng Keo lai là có lãi; tỷ suất giữa giá trị hiện tại của thu nhập và chi phí (BCR) đạt 5,4, lãi ròng tại 11% (NPV) đạt 65546430 đồng.
4.4. Đề uất giải pháp nh m nâng cao hiệu quả sản uất kinh doanh rừng trồng tại Ban QLRPH Xuân Lộc
Từ những kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của các dòng Keo lai và công thức mật độ trồng rừng Keo lai và kết hợp với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng Keo lai tại Ban quản lý rừng phòng Xuân Lộc, đề tài đề xuất một số giải pháp như sau:
4.4.1. Giải pháp kỹ thuật
- Về giống: nên lựa chọn dòng Keo lai AH1, AH7 để trồng rừng sản xuất, giống được sản xuất từ hom hoặc nuôi cấy mô, trong thời gian tới khuyến khích các đơn vị trồng rừng nên sử dụng giống nuôi cấy mô. Đồng thời giống phải có chứng nhận nguồn gốc rõ ràng theo chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp.
- Về mật độ trồng: nên lựa chọn mật độ trồng rừng 1660 cây/ha (cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m).
- Công thức bón phân: bón lót 100gNPK + 400g phân vi sinh/gốc hoặc bón 100gNPK/gốc và thực hiện bón phân trong hai lần chăm sóc rừng.
4.4.2. Giải pháp về vốn đầu tư trong sản xuất kinh doanh rừng trồng
Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh rừng trồng đạt hiệu quả, trên cơ sở nguồn vốn tự có của đơn vị, kết hợp với huy động vốn trong cán bộ công nhân viên, vốn của các tổ chức cá nhân khác, vốn vay của ngân hàng để tổ chức sản xuất kinh doanh như thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông - lâm nghiệp; cung ứng vật tư hàng hóa…
Dùng quyền sử dụng đất và các loại tài sản, kể cả tài sản rừng trồng của đơn vị để vay vốn trung hạn và dài hạn của ngân hàng để tổ chức sản xuất kinh doanh lâu dài.
Điều chỉnh các hợp đồng hợp tác, kéo dài chu k kinh doanh rừng trồng, chuyển từ kinh doanh gỗ nguyên liệu sang kinh doanh gỗ xẻ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong các hoạt động liên kết sản xuất, đồng thời mở rộng kêu gọi đầu tư của các đối tác.
Quản lý chặt chẽ đất đai và các hoạt động sử dụng đất để thực hiện việc thu sản phẩm theo quy định của Nhà nước, tạo thêm nguồn thu bổ sung quỹ bảo vệ phát triển rừng của đơn vị.
4.4.3. Giải pháp liên kết chuỗi trong sản xuất kinh doanh rừng trồng
hực hiện việc liên kết chuỗi trong sản xuất kinh doanh rừng trồng từ khâu trồng rừng đến khai thác và chế biến lâm sản, tiêu thụ sản phẩm giữa người trồng rừng, nhà quản lý, nhà daonh nghiệp.
Thực hiện việc liên kết chuỗi trong sản xuất kinh doanh rừng trồng từ khâu trồng rừng đến khai thác và chế biến lâm sản, tiêu thụ sản phẩm giữa người trồng rừng, nhà quản lý, nhà daonh nghiệp.
Các nhà máy chế biến có thể là chủ đầu tư để thực hiện liên kết trồng rừng nguyên liệu theo quy hoạch được duyệt, nhà máy ký hợp đồng trực tiếp với các chủ rừng là tổ chức hoặc hộ gia đình cá nhân để trồng rừng và chăm sóc rừng trồng có sự giám sát của chính quyền địa phương. Việc ký kết và
thực hiện hợp đồng giữa người trồng rừng nguyên liệu với các cơ sở chế biến, hoặc các chủ rừng phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế. Hợp đồng cung cấp, thu mua nguyên liệu phải trên cơ sở thoả thuận giữa bên bán, bên mua, được Uỷ ban nhân dân cấp xã sở tại xác nhận ( đối với trường hợp người cung cấp nguyên liệu là hộ gia đình, cá nhân) và phải được đưa vào cam kết trong hợp đồng.
Ban QLRPH Xuân Lộc tiến hành xây dựng dự án trồng rừng và phương án sản xuất kinh doanh của đơn vị, trong đó cần chú ý các yêu cầu:
- Xác định cụ thể chi tiết quỹ đất trên diện tích được giao hoặc có phương án liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác hoặc người dân để tạo quỹ đất. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch phát triển rừng nguyên liệu đáp ứng với nhu cầu thị trường.
- Xác định được cơ cấu cây trồng phù hợp, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo sản phẩm đầu ra phải có địa chỉ tiêu thụ cụ thể b ng các hợp đồng kinh tế tiêu thụ nguyên liệu và tham gia vào các vùng nguyên liệu của các nhà máy chế biến b ng các thoả thuận phù hợp.
- Xác định được phương án liên doanh liên kết giữa đơn vị với cơ sở chế biến và giữa đơn vị với người dân trực tiếp trồng rừng.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
* Qua nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của 6 dòng Keo lai đề tài rút ra kết luận như sau:
- Về tỷ lệ sống: tại tuổi 4 dòng BV32 đạt tỷ lệ sống cao nhất (77,5%), thấp nhất là dòng AH7 chỉ đạt 68,2%.
- Về tỷ lệ cây hai thân: tại tuổi 4 tỷ lệ cây hai thân cao nhất là dòng KL20 (43%), thấp nhất là dòng AH7 (0%) và dòng AH1(2,6%).
- Về sinh trưởng đường kính: tại tuổi 4 dòng AH1 đạt sinh trưởng về đường kính cao nhất (11,8cm), tiếp đến là dòng AH7 (11,4cm), thấp nhất là dòng BV32 (10,3cm).
- Về sinh trưởng chiều cao: tại tuổi 4 dòng AH1 đạt sinh trưởng về chiều cao cao nhất (16,2m), tiếp đến là dòng AH7 (16,1m), thấp nhất là dòng KL2 (15m).- Về trữ lượng rừng trồng: tại tuổi 4 trữ lượng rừng trồng Keo lai dòng AH1 đạt cao nhất (138,4m3/ha), tiếp đến là dòng AH7 đạt 125m3
/ha, thấp nhất là dòng BV33 (119,85m3
/ha).
* Về sinh trưởng của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ: - Về tỷ lệ sống: tại tuổi 4 công thức mật độ 1660 cây/ha (công thức 1) đạt tỷ lệ sống cao nhất (94,5%), thấp nhất là công thức mật độ 3330 cây/ha (công thức 3), tỷ lệ sống đạt 62%.
- Về tỷ lệ cây hai thân: tại tuổi 4, cây hai thân ở công thức 1 đạt cao nhất (23%), thấp nhất là công thức 3 đạt 14,1%.
- Sinh trưởng về đường kính: tại tuổi 4 công thức 1 đạt sinh trưởng đường kính cao nhất (10,6cm), thấp nhất là công thức 3 (9,8cm).
- Sinh trưởng về chiều cao: tại tuổi 4, công thức 1 đạt sinh trưởng về chiều cao cao nhất (15,7m), công thức 3 đạt thấp nhất (14,5m).
127,5m3/ha, công thức 3 đạt 128,4m3
/ha. * Về dự đoán trữ lượng và hiệu quả kinh tế
- Dự đoán trữ lượng và hiệu quả kinh tế rừng trồng các dòng Keo lai: tại tuổi 6, trữ lượng của dòng AH7 đạt cao nhất (183,9 m3/ha), tiếp đến là dòng AH7 đạt 171,6 m3/ha, thấp nhất là dòng BV33 đạt 131 m3/ha; hiệu quả kinh tế, rừng trồng keo lai dòng AH1 đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, chỉ số NPV đạt 72304481đ, chỉ số BCR đạt 5,3, chỉ số IRR đạt 69%, tiếp đến là dòng AH7, chỉ số NPV đạt 65860562đ, chỉ số BCR đạt 4,9, chỉ số IRR đạt 66%, chỉ số kinh tế của rừng trồng keo lai dòng BV33 đạt thấp nhất, chỉ số NPV đạt 44751924đ, chỉ số BCR đạt 3,9, chỉ số IRR đạt 55%.
- Dự đoán trữ lượng và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ: tại tuổi 6, trữ lượng của công thức 1 đạt cao nhất (164,78 m3/ha), tiếp đến là công thức 2 đạt 165,4 m3/ha, thấp nhất là công thức 3 đạt 153 m3/ha; hiệu quả kinh tế, rừng trồng keo lai theo công thức 1 đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, chỉ số NPV đạt 65546430đ, chỉ số BCR đạt 5,4, chỉ số IRR đạt 71%, tiếp đến là công thức 2, chỉ số NPV đạt 62430734đ, chỉ số BCR đạt 4,8, chỉ số IRR đạt 64%, chỉ số kinh tế của rừng trồng keo lai theo công thức 3 đạt thấp nhất, chỉ số NPV đạt 54750301đ, chỉ số BCR đạt 4,4, chỉ số IRR đạt 61%.
* Các giải pháp nh m nh m nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng trồng tại Ban QLRPH Xuân Lộc:
Về giải pháp kỹ thuật: lựa chọn dòng Keo lai AH1, AH7 để trồng rừng sản xuất, mật độ trồng 1660 cây/ha, thực hiện bón lót 100gNPK/gốc và thực hiện bón phân hai lần trong thời gian chăm sóc rừng lần 1 và lần 2; tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng trong quá trình sản xuất kinh doanh rừng trồng, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra như cháy rừng, sâu bệnh…; huy động tổng hợp các nguồn vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh
rừng trồng; thực hiện liên kết chuỗi trong sản xuất kinh doanh rừng trồng từ khâu trồng rừng đến khai thác và chế biến lâm sản, tiêu thụ sản phẩm giữa người trồng rừng, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp.
2. Tồn tại
Do Ban QLRPH Xuân Lộc là đơn vị sản xuất nên việc kết hợp bố trí thí nghiệm nghiên cứu để phục vụ trực tiếp cho đơn vị chưa được chuyên nghiệp và đầy đủ như các đơn vị nghiên cứu khoa học. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng đề tài vẫn còn một số tồn tại như sau:
- Đối với thí nghiệm công thức mật độ, nghiên cứu chưa tiến hành thí nghiệm riêng rẽ từng dòng Keo lai trồng với các công thức mật độ khác nhau.
- Kết quả điều tra sinh trưởng ở các công thức thí nghiệm mới chỉ ở năm thứ 4, chưa hết chu k kinh doanh rừng trồng nguyên liệu giấy và kết quả tính hiệu quả kinh tế dựa vào trữ lượng ở cuối chu k kinh doanh được dự đoán dựa vào các hàm mô tả sinh trưởng . Do vậy, kết quả nghiên cứu tại thời điểm này mới chỉ bước đầu phản ánh được ảnh hưởng của các dòng Keo lai và công thức mật độ trồng đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai.
- Chưa có cơ sở để so sánh đánh giá hiệu quả của việc kéo dài chu k kinh doanh rừng trồng Keo lai, chuyển từ mô hình sản xuất kinh doanh gỗ nguyên liệu sang sản xuất kinh doanh gỗ xẻ.
3. Kiến nghị
- Cần tiếp tục theo dõi sinh trưởng và thu thập số liệu ở các công thức thí nghiệm đến hết chu k kinh doanh để kết quả nghiên cứu được thuyết phục hơn.
- Cần tiến hành bố trí thí nghiệm riêng rẽ các dòng Keo lai trồng theo các công thức mật độ khác nhau.
- Thực hiện tỉa thưa để theo dõi mô hình chuyển hóa kinh doanh gỗ nguyên liệu sang kinh doanh gỗ xẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Trọng Bình (2003), “Lập biểu cấp đất và thể tích tạm thời cho rừng keo lai trồng thuần loài”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT (7), tr, 918 – 920. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), “Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng ban hành kèm theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005”
3. Phạm Thế Dũng và cs, 2012, “Ảnh hưởng của quản lý lập địa đến độ phì đất và sinh trưởng keo lai tại Quảng Trị và Bình Định”. Kỷ yếu hội nghị Khoa học công nghệ Lâm nghiệp miền Trung. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. NXB Nông nghiệp, 2012.
4. Phạm Thế Dũng và cs, 2005, “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho các dòng keo lai được tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại tỉnh Bình Phước làm nguyên liệu giấy”. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2005.
5. Phạm Thế Dũng, Phạm Viết Tùng, Ngô Văn Ngọc (2004), “Năng suất rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ và những vấn đề kỹ thuật – lập địa cần quan tâm”, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2), 2004.
6. Bùi Việt Hải, 2010. Giáo trình thống kê ứng dụng và phương pháp thí nghiệm.
Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh.
7. Bùi Việt Hải, 2010. Sổ tay hướng dẫn thực hành thống kê trên máy tính. Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh.
8. Bùi Việt Hải, 2010. Bài giảng Phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học.
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
9. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao, 1997. Điều tra rừng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Lê Đinh Khả và các tác giả (1993), “ Giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm”. Tạp chí Lâm nghiệp, số 7/1993, tr 18 – 19.
12. Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải và Hồ Quang Vinh (1997), Kết quả mới về khảo nghiệm giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm. Tạp chí Lâm nghiệp, số 2/1997.
13. Lê Đình Khả, Dường Mộng Hùng (2003), Giống cây rừng. Nxb Nông nghiệp).
14. Lê Đình Khả (2006), “Lai giống cây rừng”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, HàNội.
15. Lê Đình Khả (1999), “Nghiên cứu sử dụng giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượngvà Keo lá tràm ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Ngô Kim Khôi và cộng sự, 2001. Tin học ứng dụng trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu và Nguyễn Minh Chí (2012), Kết quả khảo nghiệm bổ sung kỹ thuật trồng rừng keo lai tại năm vùng sinh thái trọng điểm. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp, 2013. 18. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003), “Phát triển các loài keo Acacia ở Việt Nam”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2010), Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu chọn các