Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số chỉ tiêu như sau: mật độ hiện còn, tỷ lệ cây hai thân và phẩm chất cây trồng, sinh trưởng về đường kính, sinh trưởng về chiều cao, trữ lượng rừng trồng, ước đoán trữ lượng và hiệu quả kinh tế ở cuối chu k kinh doanh.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận
Trong trồng rừng, để có thể nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cần quán triệt quan điểm cây rừng và hoàn cảnh là một thể thống nhất, quan hệ mật thiết với nhau.
Đặc điểm cơ bản của công tác trồng rừng là có mục tiêu kinh tế rõ ràng, rừng gây trồng nên nh m đáp ứng yêu cầu gì của thị trường, của nền kinh tế, đồng thời đối tượng của công tác trồng rừng lại là cây trồng, do đó chọn loài cây phù hợp mục đích kinh doanh, rừng trồng có giá trị kinh tế cao, song nếu không thích hợp điều kiện tự nhiên, cây trồng bị chết hoặc vẫn sống nhưng sinh trưởng kém, trong thời gian hàng chục có khi hàng trăm năm, không tận dụng hết được tiềm năng của điều kiện tự nhiên, gây lãng phí nhiều mặt và thực chất không đáp ứng được mục đích kinh doanh. Ngược lại chọn loại cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên, cây sinh trưởng phát triển tốt, song không phù hợp với mục đích kinh doanh, hiệu quả kinh tế của rừng bị hạn chế, thậm chí đôi khi còn có hại. Mặt khác biện pháp kỹ thuật chọn loại cây trồng còn giữ vai trò chi phối hoặc làm thay đổi các biện pháp kỹ thuật khác trong loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng. Do đó chọn loại cây trồng luôn được coi là biện pháp kỹ thuật giữ vị trí then chốt trong loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng.
Theo cách tiếp cận hiện nay, để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng cần sử dụng hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm canh liên hoàn, đặc biệt áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng. Nghĩa là cần phải nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật từ khâu chọn loài, chọn giống, nhân giống, làm đất, bón phân, các biện pháp trong chăm sóc, quản lý bảo vệ tốt.
Trong khuôn khổ đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của các dòng Keo lai và công thức mật độ trồng rừng. Về điều kiện lập địa và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh là đồng nhất.
Quan điểm về hiệu quả kinh tế trong trồng rừng nguyên liệu b ng Keo lai là phải đáp ứng được hiệu quả kinh doanh cao nhất được đầu tư trên 01 ha rừng trồng Keo lai.
2.4.2. Phương pháp kế thừa tài liệu có liên quan
- Các tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng, bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ đất có liên quan đến đề tài, được kế thừa từ phòng kỹ thuật của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc.
- Thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Nguồn cung cấp tài liệu gồm Phòng Kỹ thuật của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai, Thư viện của trường và các website trên mạng Internet.
- Đề tài này do đơn vị tự thực hiện để phục vụ thực tiễn sản xuất, tác giả là người tham gia thực hiện, theo dõi đề tài này.
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.4.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
a. Thí nghiệm 1: 6 dòng keo lai gồm AH1, AH7, BV32, BV33, KL2, KL20 trồng mật độ 2220 cây/ha.
Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên hoàn toàn, gồm 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, diện tích thí nghiệm được chia ra 3 khối sao cho trong mỗi khối có được điều kiện lập địa tương đối đồng nhất. Trong từng khối sẽ bố trí đầy đủ các nghiệm thức tham gia thí nghiệm.
Điều kiện thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí ngoài thực địa, không bị che bóng xung quanh, địa hình có độ dốc khoảng 60, các điều kiện khác (ngoại trừ dòng Keo lai) trong khối là đồng nhất.
Vị trí thí nghiệm: lô D2, tiểu khu 150B, Phân trường Lán Cát.
Tên các nghiệm thức: dòng AH1; dòng AH7; dòng KL2; dòng KL20; dòng BV32; và dòng BV33.
Diện tích mỗi đơn vị (ô) thí nghiệm là 0,2 ha. Ô thí nghiệm có dạng hình vuông chiều dài mỗi cạch 45m, các ô được đóng mốc, đánh dấu b ng quét sơn để phân biệt.
Mật độ trồng thí nghiệm 2.220 cây/ha, hàng cách hàng 3m, cây cách cây 1,5m cho tất cả các ô thí nghiệm.
Các chỉ tiêu theo dõi: đường kính tại vị trí chiều cao 1,3m thân cây (D1,3) và chiều cao vút ngọn (Hvn), phẩm chất cây.
b. Thí nghiệm 2: 3 công thức mật độ gồm: 1660 cây/ha; 2220 cây/ha; 3330 cây/ha Keo lai dòng BV32, BV33.
Thí nghiệm được bố trí trồng 3 lô, mỗi lô có diện tích 5,00 ha tương ứng với 3 loại mật độ. Trồng keo lai dòng BV32, BV33.
Mật độ 1660 cây/ha : hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m. Mật độ 2220 cây/ha : hàng cách hàng 3m, cây cách cây 1,5m. Mật độ 3330 cây/ha : hàng cách hàng 3m, cây cách cây 1m.
Điều kiện thí nghiệm: thí nghiệm bố trí ngoài thực địa, không bị che bóng xung quanh, địa hình có độ dốc khoảng 60, các điều kiện khác (ngoại trừ mật độ) trong khối là đồng nhất.
Các chỉ tiêu theo dõi: đường kính tại vị trí chiều cao 1,3m thân cây (D1,3) và chiều cao vút ngọn (Hvn), phẩm chất cây.
Vị trí thí nghiệm: lô D2, tiểu khu 150B, Phân trường Lán Cát. Thời gian thực hiện thí nghiệm từ tháng 7 năm 2011.
2.4.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thu thập theo định k vào tháng 9 hàng năm. Thu thập số liệu trên tất cả các ô tiêu chuẩn.
Đối với thí nghiệm 1: Ô tiểu chuẩn có diện tích 500 m2, mỗi ô thí nghiệm lập 1 ô tiêu chuẩn (tổng cộng 18 OTC).
Đối với thí nghiệm 2: Ô tiêu chuẩn có diện tích 500 m2, mỗi công thức mật độ lập 6 ô tiêu chuẩn ( tổng cộng 18 OTC).
Các chỉ tiêu đo đếm là đường kính thân cây tại vị trí chiều cao 1,3m (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn), phẩm chất thân cây, cụ thể như sau:
- Đo đường kính (D1,3): sử dụng thước dây đo chu vi thân cây tại vị trí chiều cao 1,3m sau đó chia 3,1415 để được đường kính.
- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn):
Đối với cây có chiều cao dưới 8m, sử dụng sào có chia vạch đến 0,5 mét để đo chiều cao vút ngọn.
Đối với cây có chiều cao từ 8m trở lên, sử dụng thước Blumbleiss để đo chiều cao vút ngọn.
- Phẩm chất cây theo phân cấp Shadelin
+ Cây phẩm chất tốt (A): là những cây sinh trưởng nhanh, thân thẳng, tán lá cân đối, không gẫy ngọn, không cong queo, không sâu bệnh.
+ Cây phẩm chất trung bình (B): là những cây sinh trưởng trung bình, đường kính và chiều cao thấp hơn cây loại A, tán lá đều, hình thái cân đối, không cụt ngọn, không cong queo, sâu bệnh.
+ Cây phẩm chất xấu (C): là những cây sinh trưởng kém, tán lá bị lệch, cong queo, sâu bệnh
2.4.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các tiêu chuẩn thống kê thông qua việc ứng dụng phần mềm chuyên dụng như Microsoft Excel, SPSS để tính toán và xử lý số liệu đã điều tra thu thập.
2.4.3.4. Dự đoán trữ lượng ở cuối chu kỳ kinh doanh của các dòng Keo lai, và keo lai trồng ở 3 công thức mật độ khác nhau
Để dự đoán trữ lượng rừng trồng ở cuối chu k kinh doanh, sử dụng các hàm mô tả quan hệ giữa sinh trưởng thể tích của cây theo tuổi. Các hàm được sử dụng là :
- Hàm Schumacher Y = b1*exp(-b2/A^b3) - Hàm Gompertz :Y = b1*exp(-b2*exp(-b3*A)
Với Y là các thể tích (V) theo tuổi ; b1 ; b2 ; b3 là các tham số ; A là tuổi
- Sử dụng phần mềm SPSS để tìm các tham số b1 ; b2 ; b3 ; R2 cho các hàm Schumacher và Gompertz . Sau đó so sánh hệ số R2
của hàm nào có trị số lớn hơn thì sử dụng hàm đó để ước lượng thể tích cho cuối chu k kinh doanh. Từ thể tích dự đoán cho cuối chu k và mật độ năm thứ 4 của rừng trồng thì sẽ dự đoán được trữ lượng cho cuối chu k .
2.4.3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai
Hiệu quả kinh tế được xác định thông qua phân tích về chi phí và thu nhập qua chiết khấu của từng mô hình cụ thể:
- Về chi phí: tính toán đầy đủ theo giá hiện hành về các nội dung công việc từ khảo sát thiết kế - trồng – chăm sóc – bảo vệ và đến khi thu hoạch sản phẩm bao gồm tập hợp cả chi phí và lãi suất
- Về thu nhập: tính giá trị sản phẩm thu được đối với mỗi mô hình trồng rừng keo lai.
- Về giá cả: sản phẩm được tập hợp theo giá trị tại thời điểm nghiên cứu, tuy nhiên có xét đến sự biến động của giá cả trong khoảng thời gian bố trí thí nghiệm đến hết thời điểm nghiên cứu của luận văn.
- Khối lượng: sản phẩm sẽ được dự tính trên cơ sở khả năng sinh trưởng cụ thể b ng phương pháp điều tra sinh trưởng (đã nêu phần trên) và dự đoán sản lượng.
Dựa trên cơ sở số liệu về chi phí và thu nhập cho mỗi đối tượng nghiên cứu, sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế là:
- Chỉ tiêu NPV
NPV là giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (Net present value) là tổng giá trị hiện tại của các khoản lợi nhuận đạt được trong cả chu k kinh doanh của 1 chương trình đầu tư nào đó (hay còn gọi là giá trị đã được chiết khấu của lợi nhuận). Công thức tính như sau:
n i i i i r C B NPV 1 1 Trong đó:
Bi: Thu nhập đạt được ở năm thứ i Ci: Chi phí của rừng trồng năm thứ i (Bi –Ci): lợi nhuận đạt được ở năm thứ i
r: tỷ lệ lãi suất vốn đầu tư Nếu NPV>0: dự án có lãi Nếu NPV=0: dự án hoà vốn Nếu NPV<0: dự án lỗ vốn
- Chỉ tiêu IRR
Tỉ lệ hoàn vốn nội tại IRR (Internal Rate of Return) là một hệ số mà nếu chương trình đầu tư vay vốn b ng đúng tỷ lệ đó sẽ hoà vốn.
Tức là nếu r = IRR thì : NPV(IRR)= 0 hay: 0 1 i i i IRR C B NPV n i n i i i i IRR C IRR B 1 1 1 (1 )
IRR là chỉ số cho biết khả năng sinh lời tối đa của một chương trình đầu tư. Trong đó 1 phần lợi nhuận sẽ được trả cho ngân hàng, phần còn lại mới thuộc về người kinh doanh:
Nếu IRR >r: dự án có lãi Nếu IRR =r: dự án hoà vốn Nếu IRR <1: dự án lỗ vốn
Để tính chỉ số IRR của dự án sử dụng thuật toán nội suy ứng dụng trong excel để tính toán.
- Chỉ số BCR
Tỷ suất thu nhập so với chi phí BCR (Benefits to Costs ratio) là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của thu nhập so với giá trị hiện tại của chi phí trong cả chu k kinh doanh của 1 chương trình đầu tư nhất định. Công thức tính như sau:
n i i i n i i i r C r B BCR 1 1 ) 1 ( ) 1 ( Nếu BCR >1: dự án có lãi Nếu BCR =1: dự án hoà vốn Nếu BCR <1: dự án lỗ vốn
Để tính BCR ta cần tính CPV và BPV. CPV (Cost present value) là giá trị hiện tại của chi phí (đồng) được tính theo công thức sau: CPV =
n i r Ci t 0 (1 ) . BPV (Bennefit present value) là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng) được tính theo công thức: BPV= n i r Bi t 0 ((1 ) .
- Xử lý số liệu trên máy tính các chỉ tiêu như: NPV, IRR, BCR, tính b ng chương trình Microsoft office Excel trên máy vi tính.
Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Vị trí địa lý – kinh tế
Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc n m trên địa bàn huyện Xuân Lộc, ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý như sau:
+ Kinh độ : Từ 107027’07’’ - 107033’54’’ độ Kinh Đông + Vĩ độ : Từ 10051’43’’ – 11000’49’’ độ Vĩ Bắc
Ranh giới quản lý của Ban QLRPH Xuân Lộc được xác định như sau : - Phía Đông giáp xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh, xã Tân Đức huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận;
- Phía Tây giáp xã Xuân Thành, Xuân Trường, Xuân Tâm, Xuân Hưng thuộc huyện Xuân Lộc;
- Phía Nam giáp Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc;
- Phía Bắc giáp xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận;
Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc có diện tích n m trên ranh giới hành chính của 5 xã (gồm Xuân Trường, Xuân Thành, Xuân Hưng, Xuân Hòa và Xuân Tâm) thuộc huyện Xuân Lộc, tổng diện tích tự nhiên của đơn vị là 10.393 ha, chiếm 24,2% diện tích tự nhiên của 5 xã, chiếm 14,3% diện tích tự nhiên huyện Xuân Lộc, diện tích đất lâm nghiệp trên các xã như sau: xã Xuân Thành (diện tích 3.528,61 ha chiếm 33,95% diện tích tự nhiên); xã Xuân Trường (diện tích 1.046,67 ha chiếm 10,07%); xã Xuân Tâm (diện tích 684,69 ha, chiếm 6,59%); xã Xuân Hưng (diện tích 1.380,08 ha, chiếm 13,28%) và xã Xuân Hòa (diện tích 3.753,73 ha, chiếm 36,12%).
Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc n m ở vị trí địa lý thuận lợi cách thành phố Biên Hoà khoảng 80 km theo quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Thiết 100 km về phí Đông, có hệ thống giao thông thuận lợi (Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, ga Trảng Táo…) nên Ban quản lý rừng phòng hộ có điều
kiện thuận lợi trong phát triển, tạo cho đơn vị nói riêng và huyện Xuân Lộc nói chung có lợi thế về phát triển kinh tế và mở rộng giao lưu với các tỉnh lân cận, nhưng đây cũng là áp lực lớn đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng.
3.2. Về khí hậu
Khu vực n m trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo với những đặc trưng chính sau:
- Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154 – 158 Kcal/cm2/năm). Nắng nhiều (trung bình từ 5,7 – 6 giờ/ngày). Nhiệt độ cao và đều quanh năm, (trung bình 24,50C), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.2710C/năm). Hầu như không có thiên tai như bão, lụt; rất thuận lợi cho phát triển nông lâm ngư nghiệp.
- Lượng mưa trung bình lớn (từ 1.956 – 2.139 mm/năm), mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào cuối tháng 11, mưa nhiều và mưa to vào thời k từ tháng 7 đến tháng 9, giữa mùa mưa thường có tiểu hạn kéo dài khoảng 10-15 ngày.
Mùa khô thường bắt đầu từ đầu tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau, vào mùa này bức xạ nhiệt lớn và bốc thoát hơi nước mạnh, do bị mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân ẩm vào mùa này nên khả năng gây cháy rừng rất cao và hạn chế đến sinh trưởng cây trồng rất lớn, cây trồng co nhu cầu nước rất lớn, nếu cung cấp đủ nước thì sản xuất thường cho hiệu quả cao và ổn định.
- Chế độ gió: Có hai hướng gió chính là gió Tây Nam hoạt động thịnh hành vào mùa mưa từ tháng 5 – 11, gió Đông Bắc hoạt động thịnh hành vào mùa khô, từ tháng 12- 4
Nhìn chung, đặc điểm khí hậu chi phối mạnh mẽ đến sinh trưởng của cây cối và sản xuất nông lâm nghiệp trong vùng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nền nhiệt cao đều quanh năm với tổng tích ôn rất cao là điều kiện đảm bảo nhiệt lượng cao cho cây trồng phát triển. Mùa mưa cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô kéo dài, đất đai khô c n, cây cối phát triển rất kém và nguy cơ cháy rừng rất cao.
3.3. Tài nguyên đất đai
3.3.1. Về phân loại đất
Căn cứ vào bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh Đồng Nai và bản đồ đất huyện Xuân Lộc tỷ lệ 1/25.000, xác định trên địa bàn do đơn vị quản lý có 04 nhóm đất chính: đất xám vàng diện tích 3.920,4 ha chiếm tỷ lệ 37,8 % diện tích tự nhiên do đơn vị quản lý; đất tầng mỏng diện tích 114,22 ha chiếm