Dân sinh kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú ăn thịt và đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên ngọc sơn ngổ luông, tỉnh hòa bình​ (Trang 32)

a. Thuận lợi.

Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hoà Bình có Nghị quyết về phát triển kinh tế lâm nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi trong việc gắn phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân với phát triển lâm nghiệp.

Tiềm năng đất đai lớn, nguồn lao động dồi dào, điều kiện khí hậu, thời tiết phù hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

b. Khó khăn.

Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Diện tích đất lâm nghiệp nhiều nhưng không có vốn đầu tư để phát triển nghề rừng, thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp. Diện tích đất trồng cây công nghiệp quá ít không tự cân đối lương thực và nhu cầu chi tiêu phục vụ cuộc sống hàng ngày.

* Về văn hoá xã hội.

- Các xã đều rất xa trung tâm huyện, bản sắc dân tộc Mường được giữ gìn, trình độ dân trí chưa cao, số người mù chữ còn nhiều. Số trẻ em trong độ tuổi đi học nhưng không đến lớp còn cao (huyện Tân Lạc: 109 em, chiếm 0,7%; huyện Lạc Sơn 620 em, chiếm 2%). Số em theo học các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ (từ 5 đến 10%).

- Số người mắc bệnh biếu cổ, sốt rét còn cao, số người chưa được sử dụng nước sạch còn chiếm tỷ lệ lớn. Cụ thể:

+ Số người mắc bệnh biếu cổ: 586 người (huyện Tân Lạc: 386 người chiếm 0,5% dân số; huyện Lạc Sơn: 200 người chiếm 1,5% dân số)

+ Số người chưa được dùng nước sạch hợp vệ sinh: 23.326 hộ (huyện Tân Lạc: 8.814 hộ, chiếm 55% số hộ; huyện Lạc Sơn: 14.512 hộ, chiếm 59% số hộ).

* Về cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng:

Cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế và kém phát triển, một số công trình đã xuống cấp cần được tu sửa, đặc biết là hệ thống, đường, trường, trạm. Phúc lợi xã hội của người dân còn chưa được đáp ứng đầy đủ theo các mặt bằng chung của xã hội.

Nhìn chung, điều kiện kinh tế và chất lượng cuộc sống người dân của 7 xã trong khu bảo tồn còn thấp. Kinh tế người dân vẫn là nông nghiệp thuần tuý, sự phụ thuộc vào rừng còn lớn. Hơn nữa, một số bản làng còn nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn như xóm Kháy, xóm Trẩm, xóm Cối Gạọ…Điều này đã gây ảnh hưởng và thách thức không nhỏ đến công tác bảo vệ rừng cũng như quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học. Tình trạng khai thác trái phép lâm sản vẫn chủ yếu do người dân gây ra. Do vậy, một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế ảnh hưởng của người dân là xây dựng những chương trình phát triển nâng cao dân trí, trình độ cũng như kinh tế và chất lượng đời sống người dân, dần dần đưa người dân ra khỏi sự phụ thuộc vào rừng.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm khu hệ thú ăn thịt tại khu vực nghiên cứu

4.1.1. Thành phần loài thú ăn thịt tại khu vực nghiên cứu

Qua quá trình điều tra thực địa được thực hiện trên 9 tuyến đi qua các sinh cảnh đại diện cho KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông, kết hợp với quá trình phỏng vấn cũng như các tài liệu nghiên cứu đã công bố, đề tài đã xác định được KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông có tổng số 26 loài thú ăn thịt, thuộc 6 họ, tất cả các loài đều nằm trong bộ Ăn thịt (Carnivora) thể hiện trong bảng 4.1. Đặc biệt, có 4 loài được ghi nhận qua quan sát ngoài thực địa, 1 loài ghi nhận qua dấu hiệu, 5 loài qua mẫu vật.

Bảng 4.1: Danh sách các loài thú ăn thịt ghi nhận được tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông

TT Tên khoa học Tên phổ thông Thông tin ghi nhận

Giá trị bảo tồn IUCN 2014 SĐVN 2007 NĐ 32 I. Carnivora Bộ Ăn thịt 1. Canidae Họ Chó

1 Cuon alpinus Sói đỏ PV, TL EN EN IB

2. Ursidae Họ Gấu

2 Helarctosmalayanus Gấu chó DH, PV, TL VU EN IB

3 Ursus thibetanus Gấu ngựa MV, PV, TL VU EN IB

3. Viveridae Họ Cầy

4 Artictis binturong Cầy mực PV, TL VU EN IB

5 Prionodon pardicolor Cầy gấm TL VU IIB

6 Chrotogale owstoni Cầy vằn bắc TL VU VU IIB

7 Viverra zibetha Cầy giông MV, PV, TL NT IIB

8 Viverrcula indica Cầy hương PV, TL IIB

11 Arctogalidia trivirgata Cầy tai trắng QS, TL LR EN

4. Herpestidae Họ cầy lỏn

12 Herpestes javanicus Cầy lỏn tranh QS, PV, TL

13 Herpestes urva Cầy móc cua QS, TL

5. Felidae Họ Mèo

14 Catopuma temmincki Beo lửa PV, TL NT EN IB

15 Neofelis nebulosa Báo gấm MV, PV, TL VU EN IB

16 Panthera pardus Báo hoa mai PV, TL NT CR IB

17 Panthera tigris Hổ PV, TL EN CR IB

18 Felis silvestris Mèo rừng MV, PV, TL IB

19 Prionailurus viverrinus Mèo cá PV, TL EN EN IB

6. Mustelidae Họ Triết/ Họ chồn

20 Arctonyx collaris Lửng lợn PV, TL NT

21 Martes flavigula Cầy vàng

PV, TL 22 Mustela strigidorsa Triết chỉ lưng

PV, TL IIB 23 Mustela kathiah Triết bụng vàng QS, TL 24 Melogale moschata Chồn bạc má bắc PV, TL

25 Lutra lutra Rái cá

thường TL NT VU IB

26 Aonyx cinera Rái cá vuốt

bé TL VU VU IB

QS: quan sát mẫu trong tự nhiên; QSM: quan sát mẫu trong phỏng vấn; DH: Dấu hiệu trong tự nhiên (dấu chân, dấu phân, vết thức ăn còn lại...); PV: Phỏng vấn; TL: Tài liệu điều tra năm 2008.

Sách đỏ Việt Nam (2007): CR - Rất nguy cấp; EN - Nguy cấp; VU - Sắp nguy

cấp;NT – Sắp bị đe dọa; LR - Ít lo ngại.

Sách đỏ IUCN (2010): EX - Tuyệt chủng; EW - Tuyệt chủng ngoài tự nhiên; CR

- Cực kỳ nguy cấp; EN - Nguy cấp;VU - Sắp nguy cấp; LC - Ít lo ngại.

4.1.2. Sự đa dạng các taxon khu hệ thú ăn thịt

Trong tổng số 26 loài thú ăn thịt ghi nhận được tại KBTNSSL thì tất cả các loài đều nằm trong 6 họ thuộc bộ thú ăn thịt Carnivora. Trong đó, số loài của mỗi họ được thể hiện trong biểu đồ hình 4.1.

Hình 4.1: Biểu đồ tỉ lệ số loài của mỗi họ các loài thú ăn thịt tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông

Qua biểu đồ, ta thấy các loài thú ăn thịt tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông tập trung chủ yếu ở 3 họ đó là họ Triết (Mustelidae), họ Mèo (Felidae), họ Cầy (Viverridae). Trong đó, họ Cầy là có số lượng loài lớn nhất, chiếm 30,77% tổng số các loài thú ăn thịt ghi nhận tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông. Trong khi đó, các họ Gấu (Ursidae), họ Chó (Canidae), họ Cầy lỏn (Herpestidae) chiếm tỉ lệ ít hơn, mỗi họ chỉ có 1 đến 2 loài, trong đó họ Chó là họ chỉ có 1 loài, chiếm 3,85% tổng số loài. Điều này, có thể thấy, tỉ lệ thành phần các loài thú ăn thịt tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông khá đại diện cho khu hệ thú ăn thịt tại Việt Nam, các họ Triết, họ Mèo, họ Cầy là các họ có số lượng loài lớn tại Việt Nam. Mặt khác, các loài trong họ Gấu, họ Chó và họ

3,85 7,69 30,77 7,69 23,08 26,92 Canidae Ursidae Viveridae Herpestidae Felidae Mustelidae

Bảng 4.2: Tính đa dạng các loài thú ăn thịt của KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông so với các khu vực lân cận

Khu vực Diện

tích Số loài Tài liệu

KBT Ngọc Sơn - Ngổ Luông 19.254 27 Nguyễn Bình Định, 2015

VQG Cúc Phương 22.220 28 Lê Trọng Đạt, 2007

KBT Pù Luông 17.662 17 BQL KBT Pù Luông

KBT Thượng Tiến 5.892 22 Nguyễn Mạnh Hà và Cs, 2012

Việt Nam 39

Nguyễn Xuân Đặng, Lê Xuân Cảnh, 2009

Từ bảng so sánh, có thể thấy, số lượng các loài thú ăn thịt tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông là khá cao. Thành phần các loài thú ở KBNSNL cao tương đương với VQG Cúc Phương, có thể do hai khu vực này khá gần nhau, đồng thời có thể có các dạng sinh cảnh khá giống nhau nên sự đa dạng về các loài thú ăn thịt tại đây khá giống nhau. Mặt khác, KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông có số loài thú ăn thịt đa dạng hơn hẳn so với các khu vực lân cận như KBT Pù Luông, KBT Thượng Tiến. Nếu so với cả nước, thì tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông có số lượng loài thú ăn thịt gần 2/3 tổng số loài (khoảng 69%). Điều này một lần nữa khẳng định, tính đa dạng về loài của khu hệ thú ăn thịt có phân bố tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông là khá cao.

4.1.3. Đa dạng sinh cảnh sống của các loài thú ăn thịt

KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông nằm trên khu vực hành lang xanh nối liền từ VQG Cúc Phương, Ninh Bình đến KBTTN Pù Luông, Thanh Hoá. Dạng sinh cảnh chính của khu vực là rừng trên núi đá vôi. Do vậy đây là một nơi phân bố của nhiều loài thú ăn thịt. Qua quá trình khảo sát, kết hợp với điều tra thực tế và dựa trên các tài liệu nghiên cứu chúng tôi tiến hành phân chia khu vực nghiên cứu thành 4 loại sinh cảnh chính có sự phân bố của các

Rừng trên núi đá (SC1)

Đây là dạng sinh cảnh chủ yếu, đặc trưng và chiếm phần lớn diện tích của Khu bảo tồn. Độ cao chủ yếu từ trên 600m, phân bố chủ yếu ở sườn và đỉnh của các dãy núi đá vôi. Dạng sinh cảnh rừng nguyên sinh bao gồm rừng thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi và rừng thường xanh á nhiệt đới trên núi đá vôi. Đây là dạng sinh cảnh còn có diện tích khá ít tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông, các dạng sinh cảnh này chủ yếu được nằm trên vùng lõi của KBT, nơi tiếp giáp giữa Tự Do, xã Ngọc Sơn với các xã Phú Lương, Gia Mô. Tại khu vực nghiên cứu, dạng sinh cảnh này nhìn chung ít bị tác động do địa hình khó khăn. Do vậy tại những khu vực sườn núi, thực vật thường đa dạng, gồm nhiều loài cây có kich thước khác nhau, nhiều tầng tán. Tại các đỉnh núi thì thành phần loài thực vật thường ít đa dạng hơn, độ tàn che cũng như chiều cao của lớp thực vật thấp hơn. Tại sinh cảnh này, có 24 loài trong tổng số 26 loài thú ăn thịt được ghi nhận ở KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông. Điều này là do, các sinh cảnh này chủ yếu tập trung ở nhưng nơi có địa hình hiểm trở, tiếp cận khó khăn nên ít bị tác động của con người.

Rừng trên núi đất (SC2)

Đây là một trong 2 dạng sinh cảnh chủ yếu của khu vực nghiên cứu. Sinh cảnh này có diện tích khá nhiều, chủ yếu tập trung tại những khu vực chân, sườn đồi thấp và là sinh cảnh chuyển giao giữa trảng cỏ, cây bụi, rừng thứ sinh với sinh cảnh rừng trên núi đá. Độ cao chủ yếu từ 500 – 700m. Dạng sinh cảnh này bao gồm các kiểu rừng: rừng thường xanh theo mùa nhiệt đới và rừng thường xanh theo mùa á nhiệt đới. Rừng thứ sinh là các sinh cảnh bị người dân tác động khá mạnh, trữ lượng gỗ tại dạng rừng này thấp. Diện tích của dạng rừng thứ sinh tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông có khá nhiều tập trung ở dải phía bắc và phía nam cua các xã Ngọc Sơn, xã Ngổ Luông và một

Đây cũng là sinh cảnh tập trung nhiều loài thú ăn thịt, qua tổng hợp thông tin phỏng vấn và điều tra thực địa có 24 loài có sự phân bố ở dạng sinh cảnh nà. Đây là các sinh cảnh có sự đa dạng các loài thú ăn thịt bởi các khu vực ít có sự tác động của con người, trạng thái rừng vẫn còn khá ổn đỉnh, nguồn thức ăn cũng khá dồi dào.

Trảng cỏ, cây bụi (SC3)

Dạng sinh cảnh này chiếm diện tích nhỏ trong khu vực, thường phân bố chủ yếu tại các chân đồi, sườn đồi hoặc các khu vực gần khu dân cư. Các loài thực vật chủ yếu của loại sinh cảnh này thường là các loại cỏ, cây bụi và cây gỗ nhỏ, độ tàn che thấp. Sự phân bố của các loài thú ăn thịt tại sinh cảnh là cũng khá phong phú, với 16 loài chọn dạng sinh cảnh này để sinh sống. Các loài có sự phân bố ở sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi chủ yếu nằm trong họ Cầy (Viverridae) và họ Mèo (Felidae).

Đất nông nghiệp, khu dân cư (SC4)

Đây là dạng sinh cảnh gồm nương rẫy, đồng ruộng, ao hồ và cả khu dân cư. Dạng sinh cảnh này thường có diện tích không lớn, chủ yếu gần các khu dân cư, gần khe núi hoặc sông suối. Đây là các dạng sinh cảnh bị tác động mạnh của con người với các hoạt động sinh sống và sản xuất nông nghiệp thường xuyên được diễn ra quanh năm. Chính vì vậy, tại sinh cảnh này các loài thú ăn thịt thường không xuất hiện, và lựa chọn chúng làm nơi sinh sống chủ yếu.

* Đặc điểm phân bố các loài thú ăn thịt theo các dạng sinh cảnh

Để góp phần đánh giá khu hệ thú ăn thịt trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thống kê, đánh giá đặc điểm phân bố của các loài thú ăn thịt theo các dạng sinh cảnh chính trong khu vực. Kết quả quá trình đánh giá này cũng góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho quá trình đề xuất các giải pháp bảo tồn thông qua việc bảo vệ các sinh cảnh phân bố tự nhiên của các

Kết quả thống kê cho thấy các loài thú ăn thịt chủ yếu phân bố ở hai dạng sinh cảnh chính là rừng trên núi đất và rừng trên núi đá. Kết quả cụ thể được thể hiện trong bảng 4.3 và biểu đồ 4.2.

Bảng 4.3: Phân bố số loài thú ăn thịt theo sinh cảnh

TT Dạng sinh cảnh Số loài

1 Sinh cảnh 1: Rừng trên núi đá 24

2 Sinh cảnh 2: Rừng trên núi đất 24

3 Sinh cảnh 3: Trảng cỏ, cây bụi 16

4 Sinh cảnh 4: Đất nông nghiệp, khu dân cư 1

Hình 4.2: Biểu đồ số loài phân bố trong từng sinh cảnh

Kết quả cho thấy dạng sinh cảnh rừng trên núi đất và rừng trên núi đá là sinh cảnh phân bố của hầu hết các loài thú ăn thịt trong KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông. Hai dạng sinh cảnh trên là hai dạng sinh cảnh chính của KBT. Đặc điểm phân bố như vậy là phù hợp với tập tính của các loài thú ăn thịt. Hai dạng sinh cảnh nêu trên là nơi tập trung nhiều loại thức ăn do có hệ thực vật

0 5 10 15 20 25 SC 1 SC2 SC3 SC4 Số loài Dạng sinh cảnh Số loài

phân bố này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây tại khu vực nghiên cứu. Theo như nghiên cứu Lê Trọng Đạt và cộng sự (2008), các loài thú ăn thịt chủ yếu phân bố ở các dạng rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh. Mà hiện nay, tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông thì các dạng rừng trên núi đá và rừng trên núi đất phần lớn là các rừng thứ sinh, bên cạch đó là một diện tích nhỏ rừng nguyên sinh, ít bị tác động.

4.2. Tình trạng và phân bố của một số loài thú ăn thịt ưu tiên bảo tồn trong khu vực nghiên cứu trong khu vực nghiên cứu

4.2.1. Danh sách các loài thú ăn thịt ưu tiên bảo tồn

Căn cứ vào tiêu chí lựa chọn loài điều tra; căn cứ vào kết quả khảo sát, điều tra ngoài thực địa, phỏng vấn và kế thừa có chọn lọc từ các nguồn tài liệu, danh sách các loài thú có mức độ ưu tiên bảo tồn cao được thể hiện ở bảng 4.3

Bảng 4.4: Danh sách các loài thú ăn thịt ưu tiên bảo tồn tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông

TT

loài Tên phổ thông Tên khoa học

Giá trị bảo tồn Tình trạng tại NSNL IUCN 2014 SĐVN 2007 NĐ 32/ 2006

1 Sói đỏ Cuon alpinus EN EN IB +

2 Gấu chó Helarctosmalayanus VU EN IB ++

3 Gấu ngựa Ursus thibetanus VU EN IB +

4 Cầy mực Artictis binturong VU EN IB ++

5 Cầy gấm Prionodon pardicolor VU IIB ++

6 Cầy vằn bắc Chrotogale owstoni VU VU IIB +

7 Cầy giông Viverra zibetha NT IIB +++

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú ăn thịt và đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên ngọc sơn ngổ luông, tỉnh hòa bình​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)