KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông nằm trên khu vực hành lang xanh nối liền từ VQG Cúc Phương, Ninh Bình đến KBTTN Pù Luông, Thanh Hoá. Dạng sinh cảnh chính của khu vực là rừng trên núi đá vôi. Do vậy đây là một nơi phân bố của nhiều loài thú ăn thịt. Qua quá trình khảo sát, kết hợp với điều tra thực tế và dựa trên các tài liệu nghiên cứu chúng tôi tiến hành phân chia khu vực nghiên cứu thành 4 loại sinh cảnh chính có sự phân bố của các
Rừng trên núi đá (SC1)
Đây là dạng sinh cảnh chủ yếu, đặc trưng và chiếm phần lớn diện tích của Khu bảo tồn. Độ cao chủ yếu từ trên 600m, phân bố chủ yếu ở sườn và đỉnh của các dãy núi đá vôi. Dạng sinh cảnh rừng nguyên sinh bao gồm rừng thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi và rừng thường xanh á nhiệt đới trên núi đá vôi. Đây là dạng sinh cảnh còn có diện tích khá ít tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông, các dạng sinh cảnh này chủ yếu được nằm trên vùng lõi của KBT, nơi tiếp giáp giữa Tự Do, xã Ngọc Sơn với các xã Phú Lương, Gia Mô. Tại khu vực nghiên cứu, dạng sinh cảnh này nhìn chung ít bị tác động do địa hình khó khăn. Do vậy tại những khu vực sườn núi, thực vật thường đa dạng, gồm nhiều loài cây có kich thước khác nhau, nhiều tầng tán. Tại các đỉnh núi thì thành phần loài thực vật thường ít đa dạng hơn, độ tàn che cũng như chiều cao của lớp thực vật thấp hơn. Tại sinh cảnh này, có 24 loài trong tổng số 26 loài thú ăn thịt được ghi nhận ở KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông. Điều này là do, các sinh cảnh này chủ yếu tập trung ở nhưng nơi có địa hình hiểm trở, tiếp cận khó khăn nên ít bị tác động của con người.
Rừng trên núi đất (SC2)
Đây là một trong 2 dạng sinh cảnh chủ yếu của khu vực nghiên cứu. Sinh cảnh này có diện tích khá nhiều, chủ yếu tập trung tại những khu vực chân, sườn đồi thấp và là sinh cảnh chuyển giao giữa trảng cỏ, cây bụi, rừng thứ sinh với sinh cảnh rừng trên núi đá. Độ cao chủ yếu từ 500 – 700m. Dạng sinh cảnh này bao gồm các kiểu rừng: rừng thường xanh theo mùa nhiệt đới và rừng thường xanh theo mùa á nhiệt đới. Rừng thứ sinh là các sinh cảnh bị người dân tác động khá mạnh, trữ lượng gỗ tại dạng rừng này thấp. Diện tích của dạng rừng thứ sinh tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông có khá nhiều tập trung ở dải phía bắc và phía nam cua các xã Ngọc Sơn, xã Ngổ Luông và một
Đây cũng là sinh cảnh tập trung nhiều loài thú ăn thịt, qua tổng hợp thông tin phỏng vấn và điều tra thực địa có 24 loài có sự phân bố ở dạng sinh cảnh nà. Đây là các sinh cảnh có sự đa dạng các loài thú ăn thịt bởi các khu vực ít có sự tác động của con người, trạng thái rừng vẫn còn khá ổn đỉnh, nguồn thức ăn cũng khá dồi dào.
Trảng cỏ, cây bụi (SC3)
Dạng sinh cảnh này chiếm diện tích nhỏ trong khu vực, thường phân bố chủ yếu tại các chân đồi, sườn đồi hoặc các khu vực gần khu dân cư. Các loài thực vật chủ yếu của loại sinh cảnh này thường là các loại cỏ, cây bụi và cây gỗ nhỏ, độ tàn che thấp. Sự phân bố của các loài thú ăn thịt tại sinh cảnh là cũng khá phong phú, với 16 loài chọn dạng sinh cảnh này để sinh sống. Các loài có sự phân bố ở sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi chủ yếu nằm trong họ Cầy (Viverridae) và họ Mèo (Felidae).
Đất nông nghiệp, khu dân cư (SC4)
Đây là dạng sinh cảnh gồm nương rẫy, đồng ruộng, ao hồ và cả khu dân cư. Dạng sinh cảnh này thường có diện tích không lớn, chủ yếu gần các khu dân cư, gần khe núi hoặc sông suối. Đây là các dạng sinh cảnh bị tác động mạnh của con người với các hoạt động sinh sống và sản xuất nông nghiệp thường xuyên được diễn ra quanh năm. Chính vì vậy, tại sinh cảnh này các loài thú ăn thịt thường không xuất hiện, và lựa chọn chúng làm nơi sinh sống chủ yếu.
* Đặc điểm phân bố các loài thú ăn thịt theo các dạng sinh cảnh
Để góp phần đánh giá khu hệ thú ăn thịt trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thống kê, đánh giá đặc điểm phân bố của các loài thú ăn thịt theo các dạng sinh cảnh chính trong khu vực. Kết quả quá trình đánh giá này cũng góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho quá trình đề xuất các giải pháp bảo tồn thông qua việc bảo vệ các sinh cảnh phân bố tự nhiên của các
Kết quả thống kê cho thấy các loài thú ăn thịt chủ yếu phân bố ở hai dạng sinh cảnh chính là rừng trên núi đất và rừng trên núi đá. Kết quả cụ thể được thể hiện trong bảng 4.3 và biểu đồ 4.2.
Bảng 4.3: Phân bố số loài thú ăn thịt theo sinh cảnh
TT Dạng sinh cảnh Số loài
1 Sinh cảnh 1: Rừng trên núi đá 24
2 Sinh cảnh 2: Rừng trên núi đất 24
3 Sinh cảnh 3: Trảng cỏ, cây bụi 16
4 Sinh cảnh 4: Đất nông nghiệp, khu dân cư 1
Hình 4.2: Biểu đồ số loài phân bố trong từng sinh cảnh
Kết quả cho thấy dạng sinh cảnh rừng trên núi đất và rừng trên núi đá là sinh cảnh phân bố của hầu hết các loài thú ăn thịt trong KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông. Hai dạng sinh cảnh trên là hai dạng sinh cảnh chính của KBT. Đặc điểm phân bố như vậy là phù hợp với tập tính của các loài thú ăn thịt. Hai dạng sinh cảnh nêu trên là nơi tập trung nhiều loại thức ăn do có hệ thực vật
0 5 10 15 20 25 SC 1 SC2 SC3 SC4 Số loài Dạng sinh cảnh Số loài
phân bố này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây tại khu vực nghiên cứu. Theo như nghiên cứu Lê Trọng Đạt và cộng sự (2008), các loài thú ăn thịt chủ yếu phân bố ở các dạng rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh. Mà hiện nay, tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông thì các dạng rừng trên núi đá và rừng trên núi đất phần lớn là các rừng thứ sinh, bên cạch đó là một diện tích nhỏ rừng nguyên sinh, ít bị tác động.