vụ của KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông
* Ưu điểm:
- Thường xuyên tuyên truyền Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản có liên quan đến tất cả thôn, xóm trong khu Bảo tồn thông qua các cuộc họp dân, qua các cuộc giao lưu văn nghệ.
- Chủ động phối hợp với chính quyền các xã tổ chức tuần tra truy quét các điểm nóng thường xảy ra khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Ngăn chặn, bắt giữ, xử lý, thu giữ phương tiện, tang vật, trong đó chủ yếu là các loại gỗ, các dụng cụ thủ công và cơ giới dùng để khai thác gỗ và vận chuyển lâm sản.
- Phối kết hợp với các tổ tuần tra bảo vệ rừng và các Ban tự quản lâm nghiệp xã Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do tham gia tuần tra bảo vệ rừng, phát hiện, ngăn chặn và xử lý được nhiều vụ vi phạm.
* Hạn chế:
Do địa bàn rộng, trải dài trên nhiều xã với địa hình khó khăn nên công tác quản lý bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế.
- Chưa ngăn chặn được tình trạng khai thác, săn bắn, buôn bán, vận chuyển lâm sản một cách hiệu quả. Tình trạng này vẫn diễn ra tại nhiều khu vực, đặc biệt là các điểm nóng như xã Tự Do, Ngọc Lâu và Ngọc Sơn. Đây thực sự là vấn đề cấp bách cần giải quyết và khắc phục của Ban quản lý Khu bảo tồn.
- Việc tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ rừng còn chưa đạt hiệu quả. Nhận thức của đại bộ phận người dân còn hạn chế, do vậy tình trạng khai thác gỗ và lâm sản diễn ra trên phạm vi rộng. Mặt khác, các khu vực dân cư lại thường nằm tại các vùng lõi của Khu bảo tồn nên công tác bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn.
- Lực lượng kiểm lâm còn mỏng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Hiện nay hầu hết diện tích rừng mà khu bảo tồn được giao quản lý và bảo vệ đã được giao khoán cho người dân theo Nghị định 02/2005/NĐ-CP. Hiện nay những diện tích này chưa được xử lý, do đó việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng gặp nhiều khó khăn.
- Chính sách ưu đãi để thu hút cộng đồng tham gia bảo vệ rừng chưa được quan tâm đúng mức, chưa có cơ chế mở để người dân yên tâm bảo vệ rừng và sống được bằng nghề rừng.