Sự đa dạng các taxon khu hệ thú ăn thịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú ăn thịt và đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên ngọc sơn ngổ luông, tỉnh hòa bình​ (Trang 36 - 37)

Trong tổng số 26 loài thú ăn thịt ghi nhận được tại KBTNSSL thì tất cả các loài đều nằm trong 6 họ thuộc bộ thú ăn thịt Carnivora. Trong đó, số loài của mỗi họ được thể hiện trong biểu đồ hình 4.1.

Hình 4.1: Biểu đồ tỉ lệ số loài của mỗi họ các loài thú ăn thịt tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông

Qua biểu đồ, ta thấy các loài thú ăn thịt tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông tập trung chủ yếu ở 3 họ đó là họ Triết (Mustelidae), họ Mèo (Felidae), họ Cầy (Viverridae). Trong đó, họ Cầy là có số lượng loài lớn nhất, chiếm 30,77% tổng số các loài thú ăn thịt ghi nhận tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông. Trong khi đó, các họ Gấu (Ursidae), họ Chó (Canidae), họ Cầy lỏn (Herpestidae) chiếm tỉ lệ ít hơn, mỗi họ chỉ có 1 đến 2 loài, trong đó họ Chó là họ chỉ có 1 loài, chiếm 3,85% tổng số loài. Điều này, có thể thấy, tỉ lệ thành phần các loài thú ăn thịt tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông khá đại diện cho khu hệ thú ăn thịt tại Việt Nam, các họ Triết, họ Mèo, họ Cầy là các họ có số lượng loài lớn tại Việt Nam. Mặt khác, các loài trong họ Gấu, họ Chó và họ

3,85 7,69 30,77 7,69 23,08 26,92 Canidae Ursidae Viveridae Herpestidae Felidae Mustelidae

Bảng 4.2: Tính đa dạng các loài thú ăn thịt của KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông so với các khu vực lân cận

Khu vực Diện

tích Số loài Tài liệu

KBT Ngọc Sơn - Ngổ Luông 19.254 27 Nguyễn Bình Định, 2015

VQG Cúc Phương 22.220 28 Lê Trọng Đạt, 2007

KBT Pù Luông 17.662 17 BQL KBT Pù Luông

KBT Thượng Tiến 5.892 22 Nguyễn Mạnh Hà và Cs, 2012

Việt Nam 39

Nguyễn Xuân Đặng, Lê Xuân Cảnh, 2009

Từ bảng so sánh, có thể thấy, số lượng các loài thú ăn thịt tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông là khá cao. Thành phần các loài thú ở KBNSNL cao tương đương với VQG Cúc Phương, có thể do hai khu vực này khá gần nhau, đồng thời có thể có các dạng sinh cảnh khá giống nhau nên sự đa dạng về các loài thú ăn thịt tại đây khá giống nhau. Mặt khác, KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông có số loài thú ăn thịt đa dạng hơn hẳn so với các khu vực lân cận như KBT Pù Luông, KBT Thượng Tiến. Nếu so với cả nước, thì tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông có số lượng loài thú ăn thịt gần 2/3 tổng số loài (khoảng 69%). Điều này một lần nữa khẳng định, tính đa dạng về loài của khu hệ thú ăn thịt có phân bố tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông là khá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú ăn thịt và đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên ngọc sơn ngổ luông, tỉnh hòa bình​ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)