Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn khu hệ thú ăn thịt nói riêng và đa dạng sinh học nói chung cho KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông như sau:
- Cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, tuần tra rừng để phát hiện, xử lý các vụ vi phạm. Trong đó cần tập trung vào các điểm nóng trong Khu bảo tồn tại các xã Tự Do, Ngọc Lâu, Ngọc Sơn và Ngổ Luông. Đây là những khu vực mà tình trạng khai thác lâm sản nói chung và khai thác gỗ trái phép nói riêng diễn ra mạnh nhất. Việc ngăn chặn tình trạng này không chỉ góp phần bảo vệ rừng mà còn góp phần bảo vệ sinh cảnh sống của các loài thú ăn thịt, đặc biệt là các loài thú ăn thịt quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ các loài thú ăn thịt ưu tiên bảo tồn trong khu vực. Đây là những loài số lượng còn hạn chế, có giá trị cao về mặt bảo tồn không chỉ đối với Khu bảo tồn mà còn có giá trị trên phạm vi cả nước.
- Kết hợp chặt chẽ công tác tuần tra, kiểm soát với các chương trình giám sát đa dạng sinh học. Việc kết hợp này sẽ giúp công tác điều tra giám sát được liên tục. Mặt khác còn giúp cho quá trình ghi nhận và xác định thêm các thông tin quan trọng về tình trạng và phân bố của các loài thú quý hiếm. Tuy nhiên, đi đôi với điều đó thì cần phải đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác điều tra, giám sát. Chỉ có như vậy công tác điều tra giám sát mới mang lại hiệu quả thiết thực.
- Nâng cao vai trò và nghiệp vụ của lực lượng kiểm lâm, đặc biệt là trạm kiểm lâm các xã có điểm nóng trong khu vực. Kết hợp chặt chẽ công tác quản lý bảo vệ rừng của Khu bảo tồn với chính quyền các xã, trong đó tập trung cho các xã nằm trong vùng lõi Khu bảo tồn. Sự kết hợp này sẽ giúp công tác quản lý bảo vệ rừng được hoàn chỉnh, mang tính đồng bộ và đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về điều tra đa dạng sinh học cho cán bộ Khu bảo tồn. Đây là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi cán bộ chuyên trách nhằm nâng cao năng lực, trình độ đáp ứng tốt yêu cầu công tác trong thời kỳ mới.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc thay đổi nhận thức và kinh tế người dân đóng vai trò quyết định đến hiệu quả công tác bảo vệ rừng. Do vây, bên cạnh tuyên truyền thì cần phối hợp với các cấp chính quyền để xây dựng các dự án phát triển kinh tế người dân, dần dần giảm bớt sự phụ thuộc của người dân vào rừng.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra các kết luận sau:
1. Thông qua các thông tin điều tra thực địa, phỏng vấn và kế thừa tài liệu, đề tài đã xác định được có 26 loài thú ăn thịt, thuộc 6 họ, tất cả đều nằm trong bộ ăn thịt (Carnivora) có phân bố tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông. Đặc biệt, trong đó có 04 loài ghi nhận được qua quan sát ngoài thực địa, 01 loài qua dấu hiệu và 05 loài qua mẫu vật để lại.
2. Mức độ đa dạng thành phần các loài thú ăn thịt của KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông cao tương đương so với VQG Cúc Phương và đa dạng hơn hẳn so với các KBT xung quanh khu vực như KBTTN Pù Luông, KBTTN Thượng Tiến. Tỉ lệ thành phần các loài thú ăn thịt tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông khá đại diện cho khu hệ thú ăn thịt Việt Nam.
3. Tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông các loài thú ăn thịt chủ yếu lựa chọn phân bố ở các dạng sinh cảnh rừng thứ sinh và rừng nguyên sinh trên núi đất hoặc núi đá. Sinh cảnh trảng cỏ và cây bụi có mức độ đa dạng các loài thú ăn thịt thấp hơn. Bên cạnh đó, sinh cảnh đất nông nghiệp và khu dân cư có rất ít các loài thú ăn thịt phân bố (chỉ có một loài).
4. Các loài thú ăn thịt có phân bố ở KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông đều có giá trị bảo tồn cao. Trong đó, có 9 loài có tên trong sách đỏ IUCN năm 2014, 14 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và có 17 loài được bảo vệ bởi NĐ 32/2006.
5. Hầu hết các loài thú ăn thịt có phân bố ở KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông đều ở mức độ hiếm hoặc rất hiếm, kích thước quần thể các loài đã bị thu nhỏ hơn trước rất nhiều. Một số loài có thể bị tuyệt chủng cục bộ tai rrr như loài Hổ, Báo hoa mai…
6. Các mối đe dọa chính đến các loài thú ăn thịt tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông là săn bắt trái phép, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép, phá rừng làm nương rẫy, chăn thả gia súc, thu hái lâm sản ngoài gỗ, khai thác khoáng sản…Trong đó, là săn bắt trái phép, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép, phá rừng làm nương rẫy là các mối đe dọa chủ yếu.
7. Đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của người dân đến khu hệ động vật trong KBTTN Nam Xuân Lạc, nâng cao đời sống của người dân và hiệu quả của pháp luật trong bảo tồn đa dang sinh học của khu vực.
2. Tồn tại
Mặc dù đã nỗ lực điều tra, thu thập số liệu nhưng đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót sau:
Đề tài nghiên cứu chỉ được thực hiện điều tra trong thời gian ngắn và chỉ điều tra được một mùa nên chắn chắn còn nhiều thiếu sót …Ngoài ra, mới chỉ nghiên cứu được phân bố và tình trạng của các loài thú ăn thịt tại KBT, chưa nghiên cứu được đặc điểm sinh thái của loài thú ăn thịt, cũng như mối quan hệ giữa sinh cảnh sống và sự phân bố của các loài này.
Kinh nghiệm điều tra thực tế, điều kiện nhân lực, vật lực, thời gian hạn chế, diện tích KBT lớn, địa hình phức tạp, số tuyến điều tra ít, chưa khảo sát hết được toàn bộ KBT nên chưa thể đánh giá một cách chính xác đặc điểm khu hệ thú ăn thịt trong khu bảo tồn.
3. Khuyến nghị
Trên cơ sở các hạn chế của đề tài, chúng tôi xin khuyến nghị một số vấn đề sau:
KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông cần có các chương trình điều tra, giám sát riêng để có thể khẳng định chắc chắn sự phân bố của chúng.
Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về khu hệ thú ăn thịt tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông nhằm có thêm nhiều thông tin phục vụ công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực. Bên cạnh đó, các chính sách giúp người dân địa phương phát triển kinh tế sẽ giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tài nguyên động, thực vật của khu vực.
Khu bảo tồn cần đầu tư trang thiết bị phục vụ điều tra, xây dựng và thực hiện chương trình giám sát đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài quý hiếm có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cao nhằm bảo vệ tốt các loài này và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học cho KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (2001), Từ điển ĐDSH và Phát triển bền
vững Anh – Việt,Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (2000), Sách Đỏ Việt Nam, phần động
vật, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (2007), Sách Đỏ Việt Nam, phần động
vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Bộ NN&PTNT (2001), Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn giai đoạn 2001 – 2010.
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của thủ tướng chính phủ về: Quản lý thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý hiếm, Hà Nội.
6. Đặng Ngọc Cần, Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Trường Sơn (2000) , “Đa dang
sinh học khu hệ thú ở Hữu Liên – Lạng Sơn”, tạp chí sinh học số 22 trang
117 -121, Hà Nội.
7. Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009), Phân loại học lớp thú (Mammalia)
và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên
và Công nghệ, Hà Nội.
8. Lê Hiền Hào (1972), Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam,Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
9. Đỗ Quang Huy, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đồng Thanh Hải và Nguyễn Đắc Mạnh , (2009), Đa dạng sinh học (Giáo trình Đại học Lâm Nghiệp), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Đỗ Quang Huy (2010), Đặc điểm phân bố và tình trạng của các loài thú ăn thịt
11. Đặng Huy Huỳnh, Hoàng Minh Khiên, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Xuân Đăng,Vũ Đình Thống, Đặng Huy Phương (2007) Thú rừng – Mammalia Việt Nam
hình thái và sinh học sinh thái một số loài, tập 1, NXB Khoa học tự nhiên và
công nghệ Hà Nội.
12. Lê Vũ Khôi (2000), Danh lục các loài thú ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Đắc Mạnh, Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Xuân Nghĩa (2010),Tính đa dạng sinh học và giá trị bảo tồn của khu hệ thú ở KBTTN Đakrông, Quảng Trị, Hội thảo khoa học công nghệ của hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Hà Nội.
14. Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng (2000), Sổ tay ngoại nghiệp nhận diện các loài
thú lớn của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, Nghệ An.
15. Phạm Nhật, Nguyễn Cử, Võ Sĩ Tuấn, Cox, N., Tiến, N. V., Hổ, Đ. T., et al, (2003), Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
16. Hoàng Xuân Thủy & Scott Roberton, (2004), Sổ tay kiểm lâm: Thú ăn thịt nhỏ ở
Việt Nam, Chương trình Bảo tồn Cầy vằn, VQG Cúc Phương.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
17. Le Trong Dat, Do Quang Huy, Le Thien Duc, Luu Quang Vinh, Luong Van Hao, (2008). Surver report on vertebrate fauna of Ngoc Son – Ngo Luong nature reserve Tan Lac district, Hoa Binh province, Viet Nam, Ngoc Son – Ngo Luong project, report No.02.
18. Luis Santiago Cano Alonso và Phạm Quang Thiện, (2010). An approach to Key Extinguished, Threatened and Endangered vertebrate Species in Ngoc Son – Ngo Luong Nature reserve of Hoa Binh province, Ngoc Son – Ngo Luong project, report No.07
Phụ lục 1: Các hình ảnh trong quá trình điều tra
Nguồn: Nguyễn Bình Định
Hình 01: Điều tra thực địa
Nguồn: Nguyễn Bình Định
Hình 02: Dấu chân gấu trên thân cây
Hình 03: Phỏng vấn người dân địa phương (1)
Nguồn: Nguyễn Bình Định
Hình 04: Phỏng vấn người dân địa phương (2)
Nguồn: Nguyễn Bình Định
Hình 05: Cá thể mèo rừng bị người dân bẫy bắt
Nguồn: Nguyễn Bình Định
Hình 06: Mẫu vật loài Cầy giông tại nhà người dân xã Ngổ Luông
Hình 07: Khai thác gỗ trái phép ở xã Ngọc Sơn
Nguồn: Nguyễn Bình Định
Hình 08: Bẫy thú ở xã Ngọc Sơn
Nguồn: Nguyễn Bình Định
Hình 09: Bộ lông Mèo rừng tại nhà người dân xã Ngổ Luông
Nguồn: Nguyễn Bình Định
Hình 10: Mẫu động vật tại nhà người dân
Nguồn: Nguyễn Bình Định
Phụ lục 2: Danh sách những người dân được phỏng vấn
Họ và tên Tuổi Xã Dân tộc Điểm
1. Bùi Văn Thoại 56 Tự Do Mường 4
2. Bùi Văn Quảng 41 Tự Do Mường 5
3. Bùi Văn Quyền 34 Tự Do Mường 3
4. Nguyễn Hùng Dũng 37 Tự Do Kinh 2
5. Bùi Văn Thường 56 Tự Do Mường 3
6. Vi Văn Dũng 42 Tự Do Thái 2
7. BùiThanh Tùng 32 Tự Do Mường 2
8. Nguyễn Đình Hải 28 Tự Do Kinh 2
9. Bùi Văn Thơm 47 Ngọc Sơn Mường 4
10. Vi Văn Tuấn 48 Ngọc Sơn Thái 5
11. Bùi Văn Dậu 45 Ngọc Sơn Mường 5
12. Nguyễn Văn Tám 42 Ngọc Sơn Kinh 2
13. Bùi Văn Ba 26 Ngọc Sơn Mường 3
14. Bùi Hùng Trịnh 35 Ngọc Sơn Mường 3
15. Bùi Hùng Văn 30 Ngọc Lâu Mường 2
16. Bùi Văn Ly 58 Ngọc Lâu Mường 3
17. Vi Văn Bình 49 Ngọc Lâu Thái 3
18. Bùi Văn Ninh 34 Ngọc Lâu Thái 3
19. Quàng Văn Tuấn 29 Ngọc Lâu Mường 5
22. Hà Văn Tý 56 Ngổ Luông Mường 4
23. Bùi Văn Tuất 52 Ngổ Luông Mường 4
24. Bùi Văn Sơn 33 Ngổ Luông Mường 3
25. Nguyễn Văn Hùng 35 Ngổ Luông Kinh 3
26. Bùi Văn Mạnh 23 Ngổ Luông Mường 2
27. Bùi Văn Hỏi 47 Ngổ Luông Mường 5
28. Bùi Minh Hòe 35 Ngổ Luông Mường 4
29. Bùi Xuân Hợi 57 Ngổ Luông Mường 4
30. Nguyễn Thế Toàn 35 Bắc Sơn Kinh 2
31. Nguyễn Đình Huê 50 Bắc Sơn Kinh 3
32. Bùi Văn Sợn 40 Bắc Sơn Mường 3
Phụ lục 03: Bộ câu hỏi phỏng vấn sử dụng trong điều tra các loài thú ăn thịt
1. Ông/Bà đã từng gặp những loài thú ăn thịt nào tại Khu bảo tồn? Tên địa phương? Số lượng?
………
………
………
……….
2. Lần gặp gần đây nhất là loài gì và khi nào? ………
………
3. Tại nhà Ông/Bà có các di vật của loài nào không (xương sọ, xương chi, các bộ phận khác…)?
……… ……… ………
4. Ông/Bà có biết trong KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông có những loài nào quý hiếm không? Số lượng của chúng hiện nay còn nhiều không?
......
……….......
5. Ông/ Bà thường bắt gặp các loài động vật ở đâu?
………
….……………….
6. Loài nào trước kia ở đây có mà bây giờ không còn nữa?
………
………………..
7. Theo Bác/Anh những nguyên nhân nào làm thay đổi số lượng của chúng?
…………..
………
………………..
8. Người dân ở địa phương thường sử dụng dụng cụ nào để săn bắt động vật (súng, nỏ, bẫy…)? Và thường săn bắt vào mùa nào?
………
………………..
9. Ông/Bà đã từng bắt được loài động vật quý hiếm nào ở KBT chưa? Bắt được ông bà sử dụng như thế nào?
………
10.Nếu muốn mua động vật săn được thì mua ở đâu? Điểm bán động vật hoang dã có gần đây không?
………
……………….
11. Hiện tại gia đình có bao nhiêu diện tích nương, rẫy ?___________ha Khu vực đang canh tác của gia đình?
Trong khu bảo tồn____________ha; Ngoài khu bảo tồn________ha
12. Gia đình có nhu cầu mở rộng diện tích canh tác?
... 13. Ông bà có thường xuyên vào rừng khai thác gỗ không?
Thường xuyên Không thường xuyên Không khai thác
14. Mục đích của hoạt động khai thác? Làm nhà ở
Sửa nhà Lẫy gỗ để bán
Số lượng khai thác hàng năm__________m3 15. Khu vực khai thác?
Rừng già Rừng trung bình (gần làng) Rừng non (lây củi, gỗ nhỏ) Nơi khác
16. Các cán bộ Kiểm lâm có thường xuyên mở các lớp tập huấn về bảo vệ tài nguyên rừng cho người dân không?
... ...
17. Kiểm lâm thường xử lý như thế nào nếu có người trong xã vi phạm săn bắt động vật hoang dã trái phép?
... ...
18. Theo Ông/Bà biện pháp bảo vệ các loài động vật phù hợp với địa phương như thế nào?
... ...
19. Theo Ông/Bà làm thế nào để quản lý được hoạt động săn bắn và buôn bán ĐVHD bất hợp pháp ở địa phương?