Tình trạng và phân bố các loài thú ăn thịt ưu tiên bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú ăn thịt và đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên ngọc sơn ngổ luông, tỉnh hòa bình​ (Trang 43)

Nhìn chung, đa số các loài thú ăn thịt có ưu tiên bảo tồn cao đều là các loài hẹp sinh cảnh và là đối tượng săn bắt, khai thác của con người. Các loài này thường chỉ phân bố ở những nơi có thảm thực vật còn giữ được nhiều nét nguyên sinh, xa khu dân cư hoặc xa những khu vực có ít sự tác động của con người.

Gấu ngựa Ursus thibetanus Sách đỏ IUCN-2014:VU Sách đỏ Việt Nam 2007: EN

Qua tài liệu kế thừa từ các nghiên cứu trước, hiện nay ở KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông có ít nhất một cá thể gấu, có thể là Gấu ngựa hoặc Gấu chó. Qua các thông tin phỏng vấn, trước đây kích thước quần thể của loài Gấu

vào những năm 2000 thì vẫn gấu vẫn còn rất nhiều. Ông thường xuyên đi rừng, có bắn được 2 cá thể gấu con tại khu rừng xã Tự Do giáp với xã Ngọc Sơn. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, số lượng gấu tại KBT đã giảm mạnh, hiện nay rất khó bắt gặp được trong tự nhiên. Gần đây nhất, vào năm 2005, ông Bùi Văn Quyền (tại xóm Khú, xã Ngọc Sơn) đã săn được 01 cá thể gấu tại khu rừng giữa xã Ngọc Sơn và xã Ngổ Luông. Theo lời ông kể thì trong lúc ông đi nương có mang theo súng kíp, ông đã bắn chết được con gấu, khi kiểm tra lại thì thấy con gấu có một vết thương sẵn từ trước. Đặc biệt, trong qua trình điều tra thực địa, tại tọa độ 427235/2263069 (xã Ngọc Sơn) đoàn điều tra đã ghi nhận được dấu chân gấu cào để lại trên thân cây, đây là vết cào khá mới. Như vậy có thể thấy, các loài gấu vẫn còn phân bố ở KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông, tuy nhiên với số lượng rất ít, chỉ khoảng 1-2 cá thể.

Nguồn: Nguyễn Bình Định

Beo lửa Catopuma temmincki Sách đỏ IUCN-2014: NT Sách đỏ Việt Nam 2007: EN

Trong quá trình tiến hành điều tra thực địa, không ghi nhận được dấu hiệu của loài Beo lửa. Theo thông tin phỏng vấn các thợ săn cho rằng trước đây có Beo lửa phân bố trong KBT, đặc biệt vào những năm 1998-1999, thợ săn Hà Văn Tý có bắt gặp cá thể Beo lửa gần nương của nhà ông. Tuy nhiên, trong mấy năm nay không còn nghe ai kể có gặp loài này nữa. Như vậy, loài Beo lửa rất có thể đã bị tuyệt chủng cục bộ tại khu vực nghiên cứu.

Sói đỏ Cuon alpinus Sách đỏ IUCN-2014: EN Sách đỏ Việt Nam 2007: EN

Trong quá trình tiến hành phỏng vấn, các thợ săn đều ghi nhận trước đây loài Sói đỏ có phân bố tại KBT. Theo lời thợ săn Tý xã Ngổ Luông thì trước đây Sói đỏ thường đi theo đàn từ 4-5 cá thể và thường xuất hiện ở các bãi trảng cỏ trống ven rừng của xã Ngổ Luông. Trong quá trình điều tra thực địa, các thông tin phỏng vấn thì mấy năm nay, tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông không còn thấy sự xuất hiện của Sói đỏ.

Hổ Panthera tigris. Sách đỏ IUCN-2014: EN Sách đỏ Việt Nam 2007: CR

Trong quá trình phỏng vấn, có rất nhiều câu chuyện của các thợ săn kể về loài Hổ tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông, tuy nhiên các sự việc thường xảy ra với khoảng thời gian rất lâu, từ những năm 1960. Trong những năm

cuộc tuần rừng của KBT đều không ghi nhận được bất cứ dấu hiệu nào của loài Hổ. Như vậy, loài Hổ đã bị tuyệt chủng cục bộ tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông.

Báo hoa mai Panthera pardus. Sách đỏ IUCN-2014: NT

Sách đỏ Việt Nam 2007: CR

Trong quá trình phỏng vấn, loài Báo hoa mai trước đây có phân bố tại KBT. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cũng không có ghi nhận nào về loài Báo hoa mai. Vậy loài Báo hoa mai có thể đã bị tuyệt chủng cục bộ tại KBT.

Báo gấm Neofelis nebulosa Sách đỏ IUCN-2014: VU Sách đỏ Việt Nam 2007: EN

Theo thông tin của các thợ săn thì Báo gấm hiện vẫn còn phân bố ở các khu rừng sâu thuộc xã Tự Do và xã Ngổ Luông, rất hiếm khi thấy Báo gấm xuất hiện tại các khu vực nương rẫy và khu dân cư. Theo thợ săn Bùi Xuân Hợi, xã Ngổ Luông, thì vào năm 2001, ông đã bắn được một con báo gấm nặng 9kg sau đó ông cũng bán lại cho thương lái với giá 1,4 triệu đồng.

Mèo rừng Felis silvestris

Theo thông tin từ các thợ săn, Mèo rừng là loài còn khá phổ biến tại khu vực vào khoảng mấy năm trước, nhưng giờ số lượng ít hơn. Một số thợ săn thỉnh thoảng đi rừng vẫn bắt gặp gần nương rẫy. Tại nhà một thợ săn thuộc xã Ngổ Luông vẫn còn lưu giữ lại được bộ lông của một cá thể Mèo rừng, đây chính là cá thể ông đã săn được vào năm 2007. Đây là các bằng chứng khẳng

Nguồn: Nguyễn Bình Định

Hình 4.4: Bộ lông một cá thể Mèo rừng tại xã Ngổ Luông Các loài rái cá

Có hai loài rái cá được ghi nhận tại khu vực KBT là các loài Rái cá thường và Rái cá vuốt bé. Theo thông tin phỏng vấn và các tài liều tham khảo, trước đây có sự phân bố của các loài rái cá. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông đã không còn ghi nhận được dấu hiệu của loài Rái cá

Các loài trong họ Cầy (Viveridae)

Các 06 loài trong họ Cầy được ưu tiên bảo tồn tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông. Ngoài ra còn ghi nhận được phân của Cầy giông tại khu vực rừng của xã Tự Do. Tại khu vực rừng của bản mòn, chúng tôi ghi nhận được dấu chân của loài Cầy cạnh khe nước. Tại xóm Mòn, thợ săn Bùi Văn Dậu có bẫy được một cá thể Cầy hương tại khu vực rừng thuộc xóm Chen cách đấy 4 tháng. Theo thông tin phỏng vấn các thợ săn trong khu vực thì hiện tại các loài Cầy có kích thước lớn như Cầy mực và một số loài có giá trị cao như Cầy hương, Cầy giông hiện rất hiếm khi gặp. Quần thể các loài này đã bị suy giảm rất mạnh. Tuy nhiên quần thể một số loài Cầy như Cầy lỏn tranh, Cầy vòi

Sơn, Ngổ Luông và Tự Do vẫn còn giữ được một số mẫu vật như lông, đuôi của một số loài cầy. Đây là các bằng chứng chắc chắn sự có mặt của các loài cầy tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông.

Nguồn: Nguyễn Bình Định

Hình 4.5: Đuôi của loài Cầy gấm trong nhà một thợ săn tại xã Ngọc Sơn 4.3. Các yếu tố đe dọa đến tài nguyên thú ăn thịt

Mỗi khu vực, mỗi VQG hay KBT thường có các mối đe dọa riêng. Nhìn chung, có rất nhiều các yếu tố đe dọa đến tài nguyên thú ăn thịt trong khu vực. Tuy nhiên, qua quá trình điều tra, đã xác định được 2 nhóm đe dọa chính đến các loài thú ăn thịt tại KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông.

- Nhóm nguyên nhân gây suy giảm kích cỡ quần thể chủ yếu là do hoạt động săn bắn trái phép các loài động vật hoang dã;

- Nhóm nguyên nhân gây nhiễu loạn và phá hủy môi trường sống bao gồm: Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép, phá rừng làm nương rẫy, khai thác khoáng sản, chăn thả gia súc tự do.

4.3.1. Săn bắn

Săn bắn động vật hoang dã không chỉ cung cấp thực phẩm, thuốc mà nó còn có giá trị thương mại cao, đây là hoạt động truyền thống của người dân sống gần rừng nói chung cũng như người dân sống trong khu vực KBTTN

nhưng người dân vẫn thường lén lút vào rừng săn bắn, sử dụng nhiều hình thức săn bắt khác nhau như: dùng các loại súng tự chế, súng săn, bẫy cần, bẫy kiềng, bẫy chuồng, săn bắt thủ công... Dù với hình thức nào thì đây luôn là một mối đe doạ thường trực đến sự tồn tại và phát triển tài nguyên động vật hoang dã nói chung trong đó bao gồm các loài thú ăn thịt và đặc biệt là các loài thú nhỏ.

Đây được coi là yếu tố cơ bản nhất đe doạ trực tiếp đến tài nguyên động vật, đặc biệt là các loài thú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao. Các dấu hiệu và hoạt động săn bắn được ghi nhận là các lán thợ săn, các bẫy bắt gặp trên tuyến điều tra, hoặc các mẫu vật săn bắt được và dụng cụ săn bắn gặp trong quá trình phỏng vấn các đối tượng là thợ săn và người dân địa phương.

Đối tượng săn bắn bắt thường là các loài thú như: Cầy, Chim, Sóc, Lợn rừng, Gà, Hươu… Các sản phẩm thu được thường bán cho các lái buôn, các nhà hàng hoặc sử dụng trong gia đình. Người đi săn chủ yếu là người dân địa phương và đôi khi cả những người từ nơi khác đến, trong số đó có thể có cả những người thợ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Họ bắt tất cả các loài động vật mỗi khi có cơ hội, hoạt động săn bắt thường tập trung từ tháng 3 đến tháng 9. Vào mùa này, có nhiều hoa quả, thời tiết ấm áp, thuận lợi cho việc đi săn và cơ hội bắt gặp động vật nhiều hơn. Và đây cũng chính là khoảng thời gian người dân nhàn rỗi hơn so với các tháng khác trong năm.

Hiện tại, mối đe dọa lớn nhất đối với tính đa dạng sinh học nói chung ở KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông và đối với nhóm thú ăn thịt nói riêng ở khu vực này là săn bắn. Hiện tượng này xảy ra rộng khắp trong khu vực và đe dọa nghiêm trọng đến các quần thể thú ăn thịt và các loài động vật khác trong khu vực. Mức độ săn bắn tại Ngọc Sơn - Ngổ Luông rất cao, để đáp ứng nhu cầu thị trường, lấy thịt và nguyên liệu.

4.3.2. Nhóm các mối đe dọa phá hủy sinh cảnh sống

4.3.2.1. Khai thác gỗ trái phép

Khai thác gỗ trái phép cũng là một trong những yếu tố đe dọa, ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên động vật của KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Các hoạt động khai thác gỗ diễn ra quanh năm, mạnh nhất vào mùa khô. Người dân địa phương ở đây chưa ý thức một cách đúng đắn về công tác bảo vệ tài nguyên rừng và việc khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Khai thác gỗ sẽ phá hủy sinh cảnh của khu rừng bởi vì những loài cây to đổ xuống sẽ làm đổ gẫy và làm chết các cây con bên dưới, làm phá hủy và thay đổi môi trường sống của các loài động vật trong khu vực. Diện tích rừng ngày càng thu hẹp, chất lượng rừng bị suy thoái dẫn đến số lượng các loài động vật cũng bị suy giảm theo, một số loài có nguy cơ biến mất trong vùng.

Truyền thống sử dụng gỗ làm nhà của người dân trong khu vực khá cao, thêm vào đó là điều kiện kinh tế của người dân còn hạn hẹp nên họ chưa có khả năng sử dụng các loại vật liệu khác để thay thế. Việc khai thác gỗ chủ yếu phục vụ xây dựng nhà cửa, đồ dùng trong nhà. Tuy nhiên, một số khai thác gỗ cho mục đích thương mại đối với một số loài cây có giá trị kinh tế cao như: Mun (Diospiros sp.), Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Táu mặt quỷ (Hopea mollissima), Sưa (Dalbergia tonkinensis)... đã làm cho các loài gỗ quý này trở nên khan hiếm.

Quá trình khai thác thường tập trung tại những khu vực có nhiều cây gỗ lớn và quý hiếm như khu vực Thung La Bán (xã Tự Do), khu vực xóm Đèn (xã Ngọc Lâu)… Đây lại là những sinh cảnh hoạt động và kiếm ăn của nhiều loài động vật, đặc biệt là các loài thú ăn thịt trong khu vực. Việc khai thác gỗ trái phép xảy ra thường xuyên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tập tính hoạt

hẹp sinh cảnh sống của loài. Điều đó đã dẫn tới sự thay đổi kích thước quần thể, đồng thời tạo ra những mối đe doạ khác đối với các loài động vật hoang dã.

4.3.2.2. Khai thác khoáng sản

Hoạt động khai thác khoáng sản trong khu vực chủ yếu là khai thác đá và khai thác vàng. Hoạt động này chỉ diễn ra manh mún tại một số khu vực trong KBT như khu vực xóm Mu (xã Tự do), vùng đệm xã Ngọc Sơn… nhưng đã gây ra những tác động tiêu cực đến các loài động vật trong khu vực. Hoạt động của các máy móc gây nên những tiếng ồn lớn, đã tác động đến tập tính của các loài động vật hoang dã bởi vì chúng thường rất nhạy cảm với những sự tác động của môi trường và con người.

4.3.2.4. Chăn thả gia súc

Các khu vực dân cư nằm trong KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông có đặc điểm là thường tập trung thành những khu vực thung lũng, nằm ở giữa KBT. Ngoài hoạt động nông nghiệp thì chăn thả gia súc vào rừng cũng là một trong những hoạt động chính của người dân ở đây. Gia súc ở đây chủ yếu là Trâu, Bò, Dê được thả rông vào rừng gần các làng bản. Chúng thường tập trung ở những khu rừng trên núi đất, kiếm ăn và có sự tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rừng, qua đó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các loài động vật hoang dã.

4.3.2.5. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

Các hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ chủ yếu diễn ra bởi người dân sống trong các làng bản nằm trong rừng hoặc gần rừng. Các hoạt động đó chủ yếu là lấy măng, cây thuốc, rau rừng… Điều đó đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến các loài động vật hoang dã, tuy nhiên ảnh hưởng này cũng không thực sự rõ nét.

4.3.2.6. Phá rừng làm nương rẫy

Do sức ép của gia tăng dân số, việc phá rừng làm nương rẫy đang diễn ra mạnh tại các khu vực có rừng nói chung và KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông nói riêng. Điều đó không chỉ gây mất rừng mà còn gián tiếp làm mất hoặc làm hẹp sinh cảnh sống của nhiều loài động vật, đặc biệt là các loài thú sống ven rừng. Nếu không có biện pháp ngăn chặn tình trạng này thì nhiều diện tích rừng sẽ bị thu hẹp diện tích, môi trường sống của các loài động vật rừng nói chung và các loài thú ăn thịt nói riêng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong tương lai không xa.

4.3.3. Xếp hạng các mối đe doạ

Để đánh giá các yếu tố đe doạ đến tài nguyên thú ăn thịt tại KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông, chúng tôi tiến hành xếp hạng các mối đe doạ này theo phương pháp TRA (Threats Reduction Assessment) được phát triển bởi Margoluis & Salafsky, 2001. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.4:

Bảng 4.5. Xếp hạng các mối đe dọa tới tài nguyên thú ăn thịt ở KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông

TT Mối đe dọa Phân hạng theo từng tiêu chí Tổng Xếp hạng Phạm vi Cường độ Cấp thiết 1 Săn bắn trái phép 6 6 6 18 1 2 Khai thác gỗ trái phép 5 5 5 15 2 3 Phá rừng làm nương rẫy 4 4 4 12 3 4 Chăn thả gia súc 2 3 3 8 4

5 Thu hái lâm sản ngoài gỗ 3 2 1 6 5

6 Khai thác khoảng sản 1 1 2 4 6

Kết quả cho thấy săn bắn, khai thác gỗ trái phép và phá rừng làm nương rẫy là những mối đe doạ chủ yếu đến các loài thú ăn thịt tại KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Ngoài ra, các yếu tố đe doạ khác như chăn thả gia súc, thu hái lâm sản ngoài gỗ hay khai thác khoáng sản ảnh hưởng ở mức độ yếu hơn nhưng không vì thế mà chúng ta xem nhẹ những mối đe doạ này. Mặt khác, những yếu tố đe doạ này không chỉ ảnh hưởng đến tài nguyên động vật mà còn ảnh hưởng đến các khía cạnh quan trọng khác trong khu bảo tồn như ảnh hưởng đến tập tính các loài và tính đa dạng sinh học. Do vậy, kết quả sẽ giúp đề xuất những giải pháp quản lý, bảo tồn hiệu quả cho Khu bảo tồn trên nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ cho các loài thú ăn thịt.

4.4. Hiện trạng công tác quản lý, bảo tồn của KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông

KBTTB Ngọc Sơn - Ngổ Luông được thành lập vào năm 2004 theo quyết định của UBND tỉnh Hoà Bình. Diện tích rừng được giao quản lý là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú ăn thịt và đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên ngọc sơn ngổ luông, tỉnh hòa bình​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)