Xử lý số liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng hỗn giao cây lá kim và cây rá rộng tại vườn quốc gia phousabot poung choong tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 37)

- Các chỉ tiêu nghiên cứu được xử lý, tính toán bằng phần mềm Excel và các phần mềm chuyên dụng khác.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Vị trí địa lý

Vườn quốc gia Phousabot Poungchoong thuộc địa phận huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào. Cách xa thủ đô Viêng Chăn khoảng 400 km có diện tích 217.195 ha. Vườn quốc gia có độ cao trung bình so với mức nước biển 1.094 m (slm), có mật độ dân số đang sinh sống khoảng 158.774. Thời tiết: Nhiệt độ trung bình 20.5oC/năm. Lượng nước mưa trung bình năm 1.503.00 mm/năm.

Hình 3.1: Địa giới hành chính VQGPP, Tỉnh Xiêng Khoảng

Phía Bắc giáp: Pha Xay Phía Nam giáp: Khăm Phía Đông giáp: Paek

Phía Tây giáp: Nong Hand

3.2. Địa hình, địa mạo

địa hình hiểm trở khoảng 90 % diện tích là núi cao và cao nguyên. Địa hình có thể phân theo ba dạng địa hình như sau:

Vùng Khe núi: vùng khe núi gồm diện tích nằm ở khe các núi cao và vùng chân núi có độ cao so với mặt biển từ 700-1200 m.

Vũng cao nguyên: đất cao nguyên ở vùng Phu khăng, có độ cao từ 700- 1200 mét so với mặt nước biến.

Vùng đất cao: Đặc điểm cơ bản của vùng đất này là có độ cao từ 1200- 1500 mét so với mặt biến và có sương mù quanh năm

3.3. Khí hậu thủy văn

Nhiệt độ tăng lên cao nhất là 3 tháng đầu mùa mưa nhưng có nhiệt độ thấp hơn 29°C, có khi giảm xuống nữa nhưng không quá 4°C. Thời tiết lạnh nhất là tháng l và tháng 2, nhiệt độ trung bình thấp nhất 10°C, có sương mù phủ liên tục từng quãng thời gian. Lượng mưa tính trung bình ở trạm Thông Hay Hin (cánh đồng chum) là 1580 mm.

3.4. Tài nguyên thiên nhiên

Vườn quốc gia Phousabot Poungchoong có hệ sinh thái rừng nguyên sinh với những cảnh quan địa lý rất độc đáo và đa dạng, thành phần loài thực vật phong phú, khoảng 80% diện tích rừng ẩm nhiệt đới đang còn trong tình trạng rừng nguyên sinh hay gần như nguyên sinh, ở đây phổ biến có hai hệ sinh thái rừng:

- Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với thành phần loài phong phú gồm các loại Sến, Lát hoa, Lim xanh,v.v, với trữ lượng lớn. Trong hệ sinh thái bao gồm: Rừng giàu 35%. Rừng trung bình 38%. Rừng nghèo 15%. Rừng nghèo kiệt, rừng tre nứa, đồng cỏ... 6% và Nương rẫy 6%.

Tài nguyên thực vật: theo kết quả điều tra, báo cáo được Vườn quốc gia

công bố, tài nguyên thực vật bậc cao có mạch trong hệ sinh thái rừng gồm có 126 loài thực vật thuộc 4 ngành: (i). Ngành Thông đất (Lycopodiophyta);(ii).

Ngành Dương xỉ (Polycopodiophyta); (iii). Ngành Hạt trần (Gymnospermae) và (iv). Ngành Hạt kín (Angiospermae) thuộc 53 họ thực vật.

Tài nguyên th) và (iv). Ngành Hạt kín (An theo kết quả điều tra, báo cáo được công bố, tài nguyên thực vật lâm sản ngoài gỗ gồm có 165 loài thực vật, thuộc 61 họ và 3 ngành. Trong đó ngành hạt kín có số lượng loài và họ đại đa số chiếm 91,8%. Kết quả công bố trên cho thấy, lâm sản ngoài gỗ cũng rất đa dạng và phong phú. Loài cây lâm sản xuất hiện chủ yếu là loài: sa nhân, thiên niên kiện, ngũ gia bì, đẳng sâm, hà thủ ô,…

Tài nguyên động vật: Vườn Quốc gia là nơi tập trung của trên 180 loài thú, 200 loài chim và gần 26 loài bò sát, trong đó có nhiều loài quý hiếm có giá trị phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học như Voọc xám, Vượn đen, Khỉ mặt đỏ, v.v.

3.5. Đặc điểm dân số - lao động

Theo thống kê năm 2018 dân số 3 huyện trong khu vực Vườn quốc gia Phousabot Phoungchoong khoảng 213.302 người, trong đó có 11.607 nữ. Toàn khu vực có 3 huyện và 169 bản. Dân số phần lớn là Lào Lum chiếm 60%, Lào Xúng chiếm 30%, Lào Thơng chiếm 10%, ngoài ra còn có một số người ngoại quốc. Người dân Xiêng Khoảng rất cần cù nhẫn nại và tự trọng. Về mặt phong tục tập quán thì không có gìkhác đáng kế so với tỉnh khác .

3.6. Đặc điểm giáo dục - y tế

Nhìn chung sự đổi mới ở khu vực Vườn quốc gia còn thấp bởi vì trình độ văn hoá thấp, dân số phần lớn là dân tộc thiểu số, sống xa thị xã. Toàn khu vực có 1 thư viện. Mặc dù có tuyên bố xóa nạn mù chữ toàn tỉnh nhưng một số học sinh học tốt nghiệp cấp l song khả năng đọc và viết còn rất kém, nhất là con em gia đình nghèo. Một số học sinh học đến nửa cấp học phải bỏ đi làm ruộng làm nương giúp bố mẹ. Đến năm 2018, tỉnh đã đề ra chính sách mới để phát triển giáo dục đi song song với trọng điểm phát triển về kinh tế

xã hội của tỉnh, tập trung vào các huyện nghèo nhất, ở xã hẻo lánh nhất, ưu tiên các vùng dân tộc thiểu số.

Về mặt y tế toàn tỉnh có một bệnh viện của tỉnh có 70 giường, và bệnh viện huyện 3 bệnh viện trong khu vực.

3.7. Điều kiện kinh tế

Vườn quốc gia Phousabot Phoungchoong , Xiêng Khoảng là khu vực sản xuất nông lâm nghiệp rất thích hợp cho chăn nuôi và trồng trọt.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao trên các trạng thái rừng Vƣờn Quốc gia Phousabot Poungchoong

4.1.1. Xác định mức độ tương đồng giữa các ô tiêu chuẩn nghiên cứu trên các trạng thái rừng các trạng thái rừng

Xác định mức độ tương đồng giữa 12 ô tiêu chuẩn nghiên cứu được dựa trên sự giống nhau về các chỉ tiêu: (i). Thành phần loài cây trên OTC; (ii). Đường kính loài cây; (iii). Chiều cao vút ngọn loài cây và (iv). Phẩm chất loài cây trong từng ô tiêu chuẩn nghiên cứu. Kết quả xác định mức độ tương đồng giữa các OTC nghiên cứu được thể hiện trong bảng 4.1 và hình 4.1.

Bảng 4.1. Mức độ tƣơng đồng giữa 12 OTC nghiên cứu theo 4 chỉ tiêu

Thành phần loài cây, đường kính, chiều cao và phẩn chất của từng loài được điều tra trong 12 OTC trên 3 trạng thái rừng được chia ra thành 2 nhóm độc lập nhau khi các OTC đạt mức độ tương đồng 49,67 % (bảng 4.1), nhóm 1: gồm 4 OTC thuộc trạng thái rừng giàu, nhóm 2 gồm 8 OTC thuộc trạng thái rừng trung bình và rừng nghèo. Với mức độ tương đồng đạt 62,71% thì 12 OTC được gộp thành 3 nhóm độc lập, nhóm 1: gồm 4 OTC thuộc rừng giàu, nhóm 2 gồm 4 OTC thuộc rừng trung bình và nhóm 3: gồm 4 OTC thuộc rừng nghèo. Với mức độ tương đồng đạt 96,34% thì 12 OTC tách thành 12 nhóm độc lập nhau, 2 OTC được nhóm gần nhau có mức tương đồng đạt xấp xỉ 96%. Kết quả gộp nhóm của 12 OTC và giữa 2 OTC cạnh nhau có tỷ lệ tương đồng cao được thể hiện chi tiết trên hình 4.1.

Hình 4.1. Mức độ tƣơng đồng giữa các OTC nghiên cứu

Kết quả phân tích hồi quy (bảng phân tích model summary; Anova trong phần phụ biểu). R bình phương hiệu chỉnh, nó phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Cụ thể trong trường hợp này, 4 biến độc lập đưa vào ảnh hưởng 62,71% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 37.29% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Kiểm định F,

giá trị sig của kiểm định F là 0.000 < 0.05. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính không đôi xứng xây dựng được phù hợp với tổng thể. Quá trình nghiên cứu về sự tương đồng thành phần loài cây cũng như một vài biến số khác để so sánh và gộm các OTC nghiên cứu có những đặc điểm chung lại với nhau để tính toán một số chỉ tiêu về cấu trúc rừng cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu trước đã sử dụng như: Adam and Enning, (1996); Adam (2000); Mahmud et al., (1992); Soepadmo, (1987); Adam and Enning (1996); Jumaat H. Adam et al (2007). Các tác giả đã dựa trên cơ sở sự tương đồng về thành phần loài, độ dầy tầng đất, hướng phươi trên các OTC nghiên cứu để phân chia trạng thái rừng theo cấp độ cao. Theo các tác giả, mức độ tương đồng về thành phần loài giữa các OTC đạt trên

50% thì tiến hành gộp các OTC thành một nhóm và tiến hành tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu chung mà không nhất thiết tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu trên từng OTC độc lập. Với kết quả tính toán, gộp nhóm của đề tài luận văn đạt 62,71% khi 12 OTC chia thành 3 nhóm độc lập (bảng 4.1) so với các tác giả nghiên cứu trên thì việc gộp các OTC trong một nhóm thành một là rất có cơ sở. Dựa vào cơ sở và các đặc trưng này, đề tài luận văn tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu đặc điểm cơ bản về cấu trúc trên 3 nhóm đã được phân chia tương ứng với 3 trạng thái rừng: (i) Trạng thái rừng giàu; (ii). Trạng thái rừng trung bình và (iii).Trạng thái rừng nghèo

4.1.2. Thành phần và hệ số quan trọng loài trên các trạng thái rừng

Kết quả điều tra, xác đinh thành phần loài cây trên 3 trạng thái rừng tại vùng lõi, Vườn Quốc gia đã ghi nhận được số lượng loài cây và hệ số quan trọng từng loài được thể hiện trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thành phần và hệ số quan trọng loài trong các trạng thái rừng TT

Tên loài cây

Ni (%) Gi (%) IV (%)

Việt Nam Khoa học Lào

A. Trạng thái rừng giàu (I +II) 39 loài 100 100 100

I 5 loài 41,6 50,83 42,8

1 Thông hai lá Pinus merkusii Paek sorng bai 16,29 17,51 12,5 2 Quế lợn Cinnamomum iners Sa chouang 6,76 12,34 9,55 3 Hoàng đàn giả Dacrydium elatum Hing horm 6,24 9,97 8,1 4 Côm lá kèm Elaeocarpus stipularis Moun 7,8 6,97 7,38 5 Dẻ gai nhím Castanopsis tribuloides Ko keut 4,51 4,04 5,27

II 34 loài khác

58,4 49,17 57,2

TT

Tên loài cây

Ni (%) Gi (%) IV (%)

Việt Nam Khoa học Lào

I 6 loài 45,87 56,29 49,85

1 Thông ba lá Pinus kesiya Paek 14,92 17,01 12,96

2

Trâm mốc

Syzygium cumini (Eugenia

cumini) Mak Wa 7,57 13,37 10,63

3 Vối thuốc răng cưa Schima wallichii Mi 4,9 10,11 8,59

4

Pơ mu

Fokienia hodginsii (F. kawai,

Cupressus

Long

leng 7,8 6,86 7,47

5

Dẻ gai

nhím Castanopsis tribuloides Ko keut 5,35 4,82 5,19 6 Cẩm quỳ Bauhinia variegata Dork Ban 5,35 4,82 5,19

II 31 loài khác 54,13 43,71 50,15

C. Trạng thái rừng nghèo (I+II): 47 Loài 100 100 100

I 7 loài 58,13 62,66 62,87

1 Dẻ gai Castanopsis ceracantha Ko moog 12,5 10,39 11,45 2 Hoàng đàn giả Dacrydium elatum Hing horm 12,5 10,00 11,25 3 Thông hai lá Pinus merkusii Paek sorng bai 8,33 10,82 9,57

4 Sồi Quercus poilanei Ko xay 8,13 10,22 9,21

5 Thầu Táu Lông Aporosa villosa Muat 7,17 9,84 8,76

6 Trâm mốc Syzygium cumini Mak Wa 5,33 5,79 7,29

7 Vối thuốc răng cưa Schima wallichii Mi 4,17 5,6 5,34

Trong đó: Ni%: là tỷ lệ % số cây của loài i so với tổng số cây (N)/ha. Gi%: là tỷ lệ % tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện ngang (G)/ha. IV %: là chỉ số quan trọng của loài (i)/ha.

Thành phần loài cây cao trên các trạng thái đã được nghi nhận có sự khác nhau đáng kể. Số lượng loài cây tham gia vào công thức tổ thành và loài cây tham gia cũng có sự khác nhau giữa các trạng thái rừng tại vùng lõi. Sự khác nhau về thành phần loài và số lượng từng loài cây tham gia vào công thức tổ thành được phân tích và nhận xét chi tiết dưới đây:

Nhận xét: Thành phần loài cây cao trên 3 trạng thái đã ghi nhật được 49 loài thuộc 31 họ thực vật. So với các nghiên cứu của các tác giả tại một số Vườn Quốc gia, khu bảo tồn của Lào thì số lượng cây cao trên 3 trạng thái vùng lõi đạt mức trung bình và thấp (53 loài). Nghiên cứu về thành phần cây cao tại Vườn Quốc gia Năm Pui trên trạng thái rừng nghèo kiệt và rừng trung bình số lượng cây cao dao động từ 56 đến 82 loài, tùy thuộc vào vị trí OTC trên trạng thái rừng trung bình và rừng nghèo kiệt (Buonphanh và CS,2019). Nghiên cứu về số lượng loài cây cao tại Vườn Quốc gia Phou Khao Khouay đã ghi nhật được số lượng loài cây tái sinh trên các trạng thái khoảng 145 loài thuộc 62 họ thực vật khác nhau (Metmany Soukhavong et al, 2013). Số lượng cây tái sinh tại khu bảo tồn Nai Cà Tông, tỉnh Savannakhet, tổng số loài cây tái sinh đã ghi nhận được từ 56 đến 103 loài thuộc 58 họ thực vật (Phiapalath, P et al, 2018a; Phiapalath, Pet al, 2018b). Nghiên cứu tại khu rừng Montane ở Sarawak, Borneo đã ghi nhận được số lượng loài 151 loài thuộc 40 họ và 68 chi thực vật khác nhau (Roland Kueh Jui Heng et al, 2017). Với số lượng cây cao tại Vườn Quốc gia Phousabot Poungchoong thấp hơn so với các Vườn Quốc gia và khu bảo tồn khác tại Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và một số khu nghiên cứu khác là do các đặc điểm tự nhiên, và thành phần loài cây phân bố, khu vực nghiên cứu có đặc trưng phân bố là cây lá kim (một số loài thông, hoàng đàn, thông tre, v.v), khí hậu đặc trưng vùng Bắc Lào, độ cao

tuyệt đối so với mực nước biển cao, khí hậu khắc nhiệt hơn so với các VQG khác ở vùng Miền Nam và Trung Lào (Phiapalath, Pet al, 2018b)

Sự khác nhau về thành phần loài cây tái sinh và tên loài cây tham gia vào công thức tổ thành được mô tả chi tiết dưới đây:

* Trạng thái rừng giàu

- Tổng số loài thực vật được ghi nhận là 39 loài, các loài chính gồm: Thông hai lá (Pinus merkusii) tiếng Lào (Paek sorng bai); Quế lợn

(Cinnamomum iners) (Sa chouang); Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) (Hing

horm); Côm lá kèm (Elaeocarpus stipularis (E. siamensis)) (Moun), v.v.

- Tổng số 39 loài được ghi nhận thuộc 14 họ thực vật khác nhau, các họ có số loài chiếm ưu thế là: họ Dẻ (Fabaceae), có 6 loài. Họ thông (Pinaceae) , có 2 loài. Họ thông tre (Podocarpaceae), có 3 loài, v.v.

- Chỉ số quan trọng loài

Chỉ số quan trọng loài (IV %). Trong tổng số 39 loài thực vật hiện tại trên kiểu rừng giàu tại khu vực nghiên cứu, loài nào có chỉ số quan trọng càng cao là loài đó có số lượng cá thể chiếm càng lớn. Loài có chỉ số quan trọng trong khoảng 5 ≤ IV ≤ 50 được coi là loài ưu hợp, đặc biệt loài có chỉ số IV > 50 % được coi là loài ưu trội, được tham gia vào công thức tổ thành hoặc đặt tên của loài đó cho quần xã thực vật của kiểu rừng loài phân bố tự nhiên. Kết quả tính toán (bảng 4.2) cho thấy: trong tổng số 39 loài thực vật được ghi nhận trên trạng thái rừng giàu, có 5 loài có hệ số quan trọng IV ≥ 5 %. Như vậy, trạng thái rừng giàu tại Vườn Quốc gia có 5 loài ưu thế đó là: Thông hai lá (Pinus merkusii)

tiếng Lào (Paek sorng bai) thuộc họ Thông; Quế lợn (Cinnamomum iners) (Sa

chouang), thuộc họ Nguyệt quế; Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) (Hing horm), thuộc họ Thông tre; Côm lá kèm (Elaeocarpus stipularis)(Moun), thuộc họ Côm và Dẻ gia nhím (Castanopsis tribuloides) (Ko keut) thuộc họ Dẻ.

Dựa vào hệ số quan trọng loài, công thức tổ thành loài cây trên trạng thái rừng giàu được thiết lập như sau:

Công thức tổ thành

12,5Thl + 9,55Ql + 8,1Hđg +7,38Clk + 5,27Dgn + 57,20CLK

Trong đó: Thbl: Thông hai lá; Ql: Quế lợn; Hđg: Hoàng đàn giả; Clk: Côm lá kè; Dgn: Dẻ gai nhím; và CLK: Các loài khá.

Như vậy, trạng thái rừng giàu vùng lõi Vườn Quốc gia, loài cây ưu hợp là: Thông ha lá, Quế lơn, Hoàng đản giả, Côm lá kèm và Dẻ gai nhím.

* Trạng thái rừng trung bình

- Tổng số loài thực vật được ghi nhận trên trạng thái rừng trung bình là 37 loài, các loài chính gồm: Thông ba lá (Pinus kesiya) tên Lào (Paek); Trâm mốc (Syzygium cumini.); Vối thuốc răng cưa (Schima wallichii), Pơ mu (Fokienia hodginsii ), v.v.

- Trong tổng số 37 loài đã được ghi nhận thuộc 22 họ thực vật khác nhau, các họ có số loài lớn là: họ Đậu (Fabaceae), có 2 loài, họ Dẻ (Fagaceae), có 3 loài, họ Hoàng đàn (Cupressaceae), có 3 loài, họ Thông tre, Thông, họ Nguyệt quế có 2 loài, số họ còn lại có 1 loài.

- Chỉ số quan trọng loài

Kết quả tính toán (bảng 4.2) cho thấy: trong tổng số 37 loài, có 6 loài có chỉ số quan trọng IV ≥ 5 %. Như vậy, trạng thái rừng trung bình tại Vườn Quốc gia có 6 loài ưu thế. Dựa vào hệ số quan trọng loài, công thức tổ thành loài cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng hỗn giao cây lá kim và cây rá rộng tại vườn quốc gia phousabot poung choong tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)