Các chỉ số đa dạng loài được dùng để so sánh mức độ đa dạng loài cây cao giữa các kiểu rừng trong Vườn quốc gia Phousabot Phoungchoong gồm: tổng số cá thể của loài (∑ni); tổng số loài (∑N); mức độ phong phú loài (R); mức độ chiếm ưu thế loài (chỉ số Simpson (Δsi)) và chỉ số đa dạng loài
Shannon-Wiener (Δsh). Các chỉ số trên các trạng thái được tổng hợp trong bảng 4.4 và hình 4.2.
Bảng 4.4. Tổng số cây và số loài trên các trạng thái
TT Trạng thái rừng ∑ ni ∑N
1 Giàu 774 39
2 Trung bình 638 37
3 Nghèo 612 47
Bình quân/ha 675 41
Tổng số cây/ ha ở các trạng thái rừng khác nhau có sự khác nhau, trạng thái rừng giầu có mật độ cây cao nhất (774 cây/ha), trạng thái rừng nghèo có mật độ cây thấp nhất (612 cây/ha). Mật độ bình quân đạt 675 cây/ha.
Các chỉ số đa dạng loài trên các trạng thái rừng khác nhau là có sự sai khác nhau đáng kể. Mức độ mỗi chỉ số đa dạng trên từng trạng thái rừng được thể hiện trên hình 4.2.
Hình 4.2. Chỉ số đa dạng trên các trạng thái
Nhận xét. Các chỉ số đang dạng trong kết quả nghiên cứu này có thể so sánh tương đối với một số nghiên cứu của các tác giả khác như: Nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Nặm Pui: R = 2,55 – 3,10; Δsi = 0,89 – 0.97; Δsh= 1,34 – 2,09 trên các trạng thái rừng nghèo kiệt và rừng trung bình (Buonphanh Chanthavong et al, 2019); Tại khu rừng thứ sinh ở miền trung Kalimanta: R =3,40 (Brearley et al, 2004); Nghiên cứu trên kiểu rừng núi thấp tại Trung Quốc: R = 3,55 – 3,56; Δsi = 0,95– 0.96 (Zhu et al, 2015); Nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Việt Nam: R = 3,35; Δsi = 0.92 (Van Do et al (2015).
* Rừng giàu
- Mức độ phong phú loài R.
Mức độ phong phú loài có quan hệ trực tiếp với tính ổn định hay sự cân bằng động của hệ sinh thái. Môi trường càng phức tạp thì quần xã càng đa dạng loài, trong đó yếu tố địa hình đóng vai trò quan trọng trong sự đa dạng của môi trường và sự hình thành các loài. Vì thế, trên kiểu rừng với điều kiện địa hình khác nhau ở khu vực thì có thể lý giải cho sự đa dạng về các loài thực vật ở đây. Mức độ phong phú loài R càng lớn thì số loài trong kiểu rừng càng cao. Mức độ phong phú loài là khá cao R = 2,95. Với chỉ số R cho thấy, các loài xuất hiện tại khu vực ta hay bắt gặp (++)
- Mức độ chiếm ưu thế loài (Chỉ số Simpson).
Chỉ số Δsi = 0,95. Kết quả trên cho thấy, loài cây chiếm ứu thế có chỉ số cao.
- Chỉ số đa dạng loài Shannon -Wiener (Δsh)
Chỉ số đa dạng Δsh = 1,52, mức độ đa dạng loài khá cao.
* Rừng trung bình
- Mức độ phong phú loài R.
Mức độ phong phú loài là khá cao R = 1,07. Với chỉ số R cho thấy, các loài xuất hiện tại khu vực hay bắt gặp (++)
- Mức độ chiếm ưu thế loài (Chỉ số Simpson).
Chỉ số Δsi = 0,95. Kết quả trên cho thấy, loài cây chiếm ứu thế có chỉ số cao.
- Chỉ số đa dạng loài Shannon -Wiener (Δsh)
Chỉ số đa dạng Δsh = 1,43, mức độ đa dạng loài trung bình.
* Rừng nghèo
- Mức độ phong phú loài R.
Mức độ phong phú loài là khá cao R = 2,63. Với chỉ số R cho thấy, các loài xuất hiện tại khu vực hay bắt gặp (++)
- Mức độ chiếm ưu thế loài (Chỉ số Simpson).
- Chỉ số đa dạng loài Shannon -Wiener (Δsh)
Chỉ số đa dạng Δsh = 1,61, mức độ đa dạng loài trung bình.