Xác định mức độ tương đồng giữa cá cô tiêu chuẩn nghiên cứu trên các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng hỗn giao cây lá kim và cây rá rộng tại vườn quốc gia phousabot poung choong tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 42 - 44)

gia Phousabot Poungchoong

4.1.1. Xác định mức độ tương đồng giữa các ô tiêu chuẩn nghiên cứu trên các trạng thái rừng các trạng thái rừng

Xác định mức độ tương đồng giữa 12 ô tiêu chuẩn nghiên cứu được dựa trên sự giống nhau về các chỉ tiêu: (i). Thành phần loài cây trên OTC; (ii). Đường kính loài cây; (iii). Chiều cao vút ngọn loài cây và (iv). Phẩm chất loài cây trong từng ô tiêu chuẩn nghiên cứu. Kết quả xác định mức độ tương đồng giữa các OTC nghiên cứu được thể hiện trong bảng 4.1 và hình 4.1.

Bảng 4.1. Mức độ tƣơng đồng giữa 12 OTC nghiên cứu theo 4 chỉ tiêu

Thành phần loài cây, đường kính, chiều cao và phẩn chất của từng loài được điều tra trong 12 OTC trên 3 trạng thái rừng được chia ra thành 2 nhóm độc lập nhau khi các OTC đạt mức độ tương đồng 49,67 % (bảng 4.1), nhóm 1: gồm 4 OTC thuộc trạng thái rừng giàu, nhóm 2 gồm 8 OTC thuộc trạng thái rừng trung bình và rừng nghèo. Với mức độ tương đồng đạt 62,71% thì 12 OTC được gộp thành 3 nhóm độc lập, nhóm 1: gồm 4 OTC thuộc rừng giàu, nhóm 2 gồm 4 OTC thuộc rừng trung bình và nhóm 3: gồm 4 OTC thuộc rừng nghèo. Với mức độ tương đồng đạt 96,34% thì 12 OTC tách thành 12 nhóm độc lập nhau, 2 OTC được nhóm gần nhau có mức tương đồng đạt xấp xỉ 96%. Kết quả gộp nhóm của 12 OTC và giữa 2 OTC cạnh nhau có tỷ lệ tương đồng cao được thể hiện chi tiết trên hình 4.1.

Hình 4.1. Mức độ tƣơng đồng giữa các OTC nghiên cứu

Kết quả phân tích hồi quy (bảng phân tích model summary; Anova trong phần phụ biểu). R bình phương hiệu chỉnh, nó phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Cụ thể trong trường hợp này, 4 biến độc lập đưa vào ảnh hưởng 62,71% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 37.29% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Kiểm định F,

giá trị sig của kiểm định F là 0.000 < 0.05. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính không đôi xứng xây dựng được phù hợp với tổng thể. Quá trình nghiên cứu về sự tương đồng thành phần loài cây cũng như một vài biến số khác để so sánh và gộm các OTC nghiên cứu có những đặc điểm chung lại với nhau để tính toán một số chỉ tiêu về cấu trúc rừng cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu trước đã sử dụng như: Adam and Enning, (1996); Adam (2000); Mahmud et al., (1992); Soepadmo, (1987); Adam and Enning (1996); Jumaat H. Adam et al (2007). Các tác giả đã dựa trên cơ sở sự tương đồng về thành phần loài, độ dầy tầng đất, hướng phươi trên các OTC nghiên cứu để phân chia trạng thái rừng theo cấp độ cao. Theo các tác giả, mức độ tương đồng về thành phần loài giữa các OTC đạt trên

50% thì tiến hành gộp các OTC thành một nhóm và tiến hành tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu chung mà không nhất thiết tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu trên từng OTC độc lập. Với kết quả tính toán, gộp nhóm của đề tài luận văn đạt 62,71% khi 12 OTC chia thành 3 nhóm độc lập (bảng 4.1) so với các tác giả nghiên cứu trên thì việc gộp các OTC trong một nhóm thành một là rất có cơ sở. Dựa vào cơ sở và các đặc trưng này, đề tài luận văn tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu đặc điểm cơ bản về cấu trúc trên 3 nhóm đã được phân chia tương ứng với 3 trạng thái rừng: (i) Trạng thái rừng giàu; (ii). Trạng thái rừng trung bình và (iii).Trạng thái rừng nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng hỗn giao cây lá kim và cây rá rộng tại vườn quốc gia phousabot poung choong tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 42 - 44)