Xuất giải pháp quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng hỗn giao cây lá kim và cây rá rộng tại vườn quốc gia phousabot poung choong tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 69 - 85)

Thapabat, Vƣờn Quốc gia Phou Khao Khouay

- Các giải pháp được đề xuất nhằm mục tiêu:

(i). Bảo tồn và phát triển bền vững 3 trạng thái rừng đặc trưng tại vùng lõi Vườn Quốc gia Phousabot Poungchoong, cũng như bảo tồn đa dạng sinh học; trong đó, đặc biệt là bảo tồn 52 loài thực vật thuộc 33 họ thực vật (cả tầng cây cao và lớp cây tái sinh) đã được luận văn phát hiện và ghi nhận cũng như một số loài động vật quý, hiếm đang sinh sống trên các kiểu rừng trên;

(ii). Bảo tồn các giá trị văn hóa, danh lam thắng cảnh, môi trường sinh thái; (iii). Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có, phục hồi rừng tự nhiên để nâng cao chất lượng và độ che phủ của rừng, tạo không gian sống cho các loài động, thực vật theo chiến lược bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của Vườn Quốc gia;

(iv). Cung ứng các dịch vụ môi trường rừng, đảm bảo an ninh môi trường; phòng hộ;

(v). Huy động các nguồn lực cho công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, tăng nguồn thu dựa trên nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng lõi và vùng đệm gắn với trách nhiệm của người sử dụng lợi ích từ các hệ sinh thái rừng.

- Các giải pháp

+ Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có trong khu vực các huyện cũng như toàn bộ Vườn Quốc gia, đồng thời khoanh nuôi phục hồi, xuc tiến tái sinh tự nhiên, duy trì và phát triển tốt lớp cây tái sinh hiện có trên các trạng thái, ở một số kiểu rừng, nhất là rừng nghèo cần tiến hành làm giàu rừng tự nhiên, tạo điều kiện tự nhiên thuận lợi cho ngân hàng hạt giống dưới tán của 3 trạng thái rừng nẩy mầm, xúc tiến lẩy mầm tự nhiên các loài cây bản địa, đặc hữu quý hiếm hiện có trên tầng cây cao, nâng cao độ che phủ và đảm bảo an ninh môi trường.

+ Nâng cao khả năng phòng hộ của rừng về giữ nước, hạn chế xói mòn, lũ lụt, bảo vệ môi trường sinh thái từ đó hệ sinh thái rừng phát triển được tốt lên.

+ Thực hiện chính sách về dịch vụ môi trường, tổ chức nghiên cứu khoa học về bảo tồn, tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

+ Tổ chức các hoạt động quản lý bảo vệ, bảo tồn và phát triển các nguồn gien quý, hiếm; cứu hộ động vật hoang dã; nghiên cứu khoa học; đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

+ Khai thác các tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái, cảnh quan, dịch vụ môi trường và các giá trị đa dạng sinh học để tăng nguồn thu cho Vườn quốc gia, góp phần phát triển kinh tế xã hội trong vùng.

Xây dựng một số mô hình nhân giống, gây trồng và phát triển một loài thực vật rừng, nhất là loài thực vật rừng quý, hiếm tại khu vùng đệm, phân khu phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia. Từ đó làm cơ sở để triển khai, nhân rộng mô hình cho người dân trong khu vực nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và gắn với công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

- Thành lập một tổ chuyên trách, tổ gồm kiểm lâm thuộc Vườn Quốc gia và lãnh đạo các bản để giám sát và tổ chức các hoạt động bảo vệ cây tài nguyên rừng.

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ

Dựa trên các kết quả điều tra, nghiên cứu tại khu vực rừng tự nhiên huyện Thapabat, Vườn Quốc gia Phou Khoa Khouat, luận văn đưa ra một số kết luận sau:

Kết luận

1. Về đặc điểm tầng cây cao

- Trữ lượng khu rừng tự nhiên: trữ lượng bình quân rừng tự nhiên khu vực nghiên cứu dao động từ 81,890m3/ha đến 217,9237m3/ha tùy thuộc vào trạng thái lâm phân rừng. Trên trạng thái rừng nghèo trữ lượng bình quân đạt Mbq = 81,890m3/ha, trạng thái rừng trung bình Mbq = 150,10m3/ha, trạng thái rừng giàu Mbq = 217,9237 m3/ha). Tỷ lệ cây có phẩm chất tốt chiếm trên 85% trên toàn khu vực nghiên cứu.

- Chỉ tiêu bình quân về chiều cao vút ngọn đạt 11,02 m (trạng thái rừng nghèo), 14,15 m (trạng thái rừng trung bình 0 đến 14,42 m (trạng thái rừng giàu). D1.3 bình quân trương ứng trên các trạng thái là: 16,55 cm, 18,73 cm và 22.02cm.

- Thành phần loài tầng cây cao: đã nghi nhận được 47 loài, thuộc 31 họ thực vật khác nhau phân bố ngẫu nhiên trên các trạng thái rừng trong khu vực. Số loài tham gia vào công thức tổ thành dao động từ 5 đến 7 loài, tùy thuộc vào từng trạng thái rừng khác nhau.

- Các chỉ số đa dạng : Chỉ số R đạt từ 2,1 đến 2,9; chỉ số Δsi đạt từ 0,9; chỉ số Δsh đạt từ 1,4 đến 1,6.

Với số lượng loài và họ trên thể hiện khu vực nghiên cứu có mức độ đa dạng thành loài cũng như các chỉ số đang dạng đạt ở mức độ trung bình thấp.

2. Về đặc điểm cây tái sinh

- Thành phần loài cây tái sinh: đã nghi nhận được 44 loài, thuộc 32 họ thực vật khác nhau phân bố ngẫu nhiên trên các trạng thái rừng trong khu vực.

Số loài tham gia vào công thức tổ thành dao động từ 5 đến 6 loài, tùy thuộc từng trạng thái.

- Các chỉ số đa dạng : Chỉ số R đạt từ 2,4 đến 2,9; chỉ số Δsi đạt từ 0,8 đến 0,9; chỉ số Δsh đạt từ 1,4 đến 1,6.

Với số lượng loài và họ trên thể hiện khu vực nghiên cứu có mức độ đa dạng thành loài cũng như các chỉ số đang dạng đạt ở mức độ trung bình thấp.

- Chỉ tiêu bình quân về phẩm chất, cây tái sinh có đạt phẩm chất (từ trung bình đến tốt đạt 92% ở trạng thái rừng giàu; 93,5% ở trạng thái rừng trung bình và 95 % trạng thái rừng nghèo. Nguồn gốc cây tái sinh từ hạt ở trạng thái tương ứng với các tỷ lệ là 98%, 96% và 99%

3. Về cây bụi, thảm tƣơi và độ che phủ trên các trạng thái

- Cây bụi thảm tươi có độ che phủ ở mức trung bình đạt tỷ lệ tương ứng rừng giàu, trung bình và nghèo 49,41%, 56,12% và 53,45%. Tỷ lệ che phủ bình quân chung toàn khư vực nghiên cứu đạt 52,99%.

- Chiều cao bình quân của cây bụi thảm tươi đạt 0,803 m. Chiều cao tương ứng với trạng thái rừng giàu, trung bình và rừng nghèo đạt 0,89m, 0,85 m và 0,74 m.

4. Về giải pháp quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng

Về giải pháp quản lý, bảo vệ: đã đề ra 5 giải pháp: (i). Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có; (ii). Nâng cao khả năng phòng hộ của rừng về giữ nước; (iii). Thực hiện chính sách về dịch vụ môi trường, tổ chức nghiên cứu khoa học; (iv). Tổ chức các hoạt động quản lý bảo vệ, bảo tồn và phát triển và (v). Khai thác các tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái, cảnh quan

Tồn tại

Mặc dù luận văn đã đạt được các kết quả trên, nhưng còn một số tồn tại.

-Luận văn chưa nghiên cứu, tổng hơp được các nhân tố ngoại cảnh, các tác động trực tiếp và các tác động giám tiếp của con người đến đặc điểm rừng tự nhiên như : Các tác động của người dân, thể chế, chính sách của chính phủ

Lào có tác động đến lợi ích và bảo vệ tài nguyên rừng tự nhiên Vườn Quốc gia Pousabot Poungchoong.

-Luận văn chưa nghiên cứu được các nhân tố tiểu hoàn cảnh rừng và tác động của nó đến đặc điểm rừng trên các trạng thái.

Khuyến nghị

-Để phát triển bền vững rừng tự nhiên Vườn Quốc gia tốt hơn mong đợi, trên sở khoa học về các đặc trưng rừng của Luận văn và giải pháp đề ra chúng ta cần có những nghiên cứu bổ trợ khác như vai trò của cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Các thể chế chính sách có tác động tích cực, khuyến khích các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình bảo vệ và phát triển rừng,…

-Chính phủ Lào, và ban quản lý Vườn Quốc gia Pousabot Pouchoong, sớm có đề án, kế hoạch triển khai giải pháp quản lý, bảo vệ tốt theo luận văn đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Baur G.N (1964), Cơ sở sinh: thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị địch, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

2. Catinot R (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu phi, Vương Tấn Nhị dịch, tài liệu khoa học lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Phạm Ngọc Giao (1995), Mô phỏng động thái một số quy luật kết cấu

các trạng thái rừng và ứng dụng của chúng trong điều tra kinh doanh

rừng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb) vùng Đông Bắc - Việt

Nam, Luận án PTS, trường ĐHLN.

4. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho

rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Vũ Đình Huề (1975), Khái quát về tình hình tải sinh tự nhiên ở rừng

miễn Bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học, Viện điều tra - Quy hoạch rừng,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Bảo Huy (1993), Góp phần nghiên cứu rừng nửa rụng lá, rụng lá Bằng Lăng làm cơ sở đề xuất giải pháp kỹ thuật khai thác, nuôi dưỡng ở Đăk

lăk - Tây Nguyên, Luận án PTS khoa học Nhà nước, VKHLN Việt Nam.

7. Đào Công Khanh (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn — Hà Tĩnh làm cơ sở để xuất các biện

pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng, Luận án PTS khoa học

lâm nghiệp, VKHLN Việt Nam.

8. Loetschau (1963), Phân chia kiểu trạng thái và phương hướng kinh

doanh rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Odum E.P (1979), Cơ sở sinh thái học (tập 1, 2), NXB Đại học và Trung học Việt Nam.

10. Phimpasone Vilay, (2016), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc cho một

số trạng thái rừng tại Vườn Quốc gia Phou Khao Khouay. Luận văn

11. Vũ Đình Phương (1987), Cấu trúc rừng và vốn rừng trong không gian,

12. thời gian, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp số 1⁄87, NXR Nông

nghiệp, Hà Nội.

13. Trần Ngũ Phương (2000), Một số vấn để về rừng nhiệt đới ở Việt Nam, 14. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Richard P. W (1952), Rừng mưa nhiệt đới, tập 1, 2, 3, Vương Tấn Nhị 16. dịch, NXB khoa học, Hà Nội.

17. Lê Sáu, 1996. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng và để xuất các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cho phương thức khai thác chọn nhằm sử dụng

rừng lâu bền ở khu vực Kon Hà Nừng, Tây Nguyên, Luận án PTS Nông

nghiệp, Trường ĐHLN.

18. Nguyễn Văn Sinh (2007), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của một số quân xã thực vật rừng ở các kiểu rừng làm cơ sở để xuất giải pháp phục

hồi rừng tại Vườn Quốc Gia - Nghệ An, Luận văn Thạc Sĩ khoa học lâm

nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

19. Phạm Đình Tam (1987), Khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng thứ

sinh vùng Hương Sơn - Hà Tĩnh, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm

nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, tr 23-26.

20. Trần Cẩm Tú (1999), Nghiên cứu đặc điểm cầu trúc và trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác làm cơ sở để xuất một số biện pháp xứ lý

lâm sinh trong điều chế rừng ở Hương Sơn - Hà Tĩnh, Luận án TS, Nông

Nghiệp, Hà Nội.

21. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng

SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp, NXB Nông Nghiệp,

Hà Nội.

22. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

24. KHKT, Hà Nội.

Tiếng Lào (dịch sang tiếng Việt)

25. Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào (2007), quy định số 99- LCT/HĐNN, "Về luật bảo vệ và phát triển rừng ”, Viêng Chăn, 24/12/2001.

26. Chủ tịch nước CHDCND Lào (2007), quy định số 100-LCT/HĐNN, “Về

luật bảo vệ động vật rừng ", Viêng Chăn, 24/12 /2007.

27. Chủ tịch nước CHDCND Lảo (1997), quy định số 01-97-LCT/HĐNN, "Về luật bảo vệ đất đại ", Viêng Chăn, 12/03/1997.

28. Chủ tịch tính Bolykhamxay (2010), báo cáo trình Đại hội Đảng lần thứ

6, tổng kết phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, 28/05/2010.

29. Cục lâm nghiệp (2002), tổng hợp các Nghị định, Quyết định và Chính

sách lâm nghiệp.

30. Cục Lâm nghiệp, (Viện điều tra quy hoạch), ( 2002), Phương pháp xây dựng mô hình cầu trúc rừng chuẩn trong điều chế rừng cộng đồng.

31. Cục Lâm nghiệp, (2009), Điều tra lập địa tại tỉnh Bolykhamsay.

32. Cục Lâm nghiệp (2011), nghiên cứu khoa học về phương thức khai thác chọn đã có tác dụng thúc đẩy tái sinh thông qua việc mở tán rừng sau

mỗi khai thác tại tỉnh Khammuon.

33. Cục Lâm nghiệp (2010), nghiên cứu về mật độ cây gỗ của trạng thái

rừng giầu và rừng trung bình.

34. Dự án WWE, CW, SUFORD nghiên cứu quán lý rừng bên vững để nhận chứng chỉ rừng bền vững ở tỉnh Savannakhet (2005), tỉnh Khammuon (2006), tỉnh Salavan (2007) tỉnh Champasac (2009), tỉnh Sekong, tỉnh Attupu, tỉnh Bolykhamxay, tỉnh Vieng chan, tỉnh Sayabualy năm (2010). 35. J1ULES VIDAL (1959), Nghiên cứu về Loài, Họ và Chi thực vật rừng

Tài liệu tiếng anh

36. Bouaphanh Chanthavong, Nguyen Van Tu, Nguyen Thi Thu Ha. Characteristics of tree layer in secondary forests in buffer zone of Nampui National Park, Sayabury province, Lao PDR, Journal of

Forestry Science and Technology, VNUF, No.4, 2019, page 33-39.

37. Department of Forestry, Ministry of Agriculture and Forestry of Laos, 2018, Biodiversity assessment in Laos. Final Draft

38. Lamprecht. H (1989), Silviculture in the tropics, Eschbom.

39. Metmany Soukhavong, Liu Yong, Khamseng Nanthavong and Jérôme Millet, Investigation on Species Composition of Plant Community at Tad

Xai at Phou Khao Khouay National Park, Lao PDR, our nature, 2013, 11

(1), page 1-10

40. Phiapalath, P., T. Khotpathoom, K. Inkhavilay, V. Lamxay, V. Thammavong and X. Khiewvongphachan. 2018. Biodiversity assessment of dry dipterocarp forest in the Eld’s Deer sanctuary, Savannakhet Province, Department of Forestry, Ministry of Agriculture and Forestry/UNDP, Vientiane, Lao PDR.

41. Phiapalath, P., T. Khotpathoom,, K. Inkhavilay, V. Lamxay and V. Thammavong. 2018. Biodiversity survey for wildlife-based ecotourism development in the Eld’s Deer Sanctuary and its adjacent area, Savannakhet province. Department of Forestry, Ministry of Agriculture and Forestry/UNDP, Vientiane, Lao PDR.

42. Sovu, (2011), Forest Restoration on Degraded Lands in Laos, Doctoral, Thesis No. 2011:20 Faculty of Forest Sciences

Phụ biểu 4.1. Hệ số quan trọng loài trên trạng thái rừng giàu TT

Tên loài cây

Ni (%) Gi (%) IV (%)

Việt Nam Khoa học Lào

1 Thông hai lá Pinus merkusii Paek sorng bai 16.29 17.51 12.5

2 Quế lợn Cinnamomum iners Sa chouang 6.76 12.34 9.55

3 Hoàng đàn giả Dacrydium elatum Hing horm 6.24 9.97 8.1

4 Côm lá kèm Elaeocarpus stipularis Moun 7.8 6.97 7.38

5 Dẻ gai nhím Castanopsis tribuloides Ko keut 4.51 4.04 5.27

6 Cóc rừng Spondias pinnata Mak Gork 4.51 4.04 4.42

7

Côm lá kèm

Elaeocarpus stipularis

(E. siamensis) Moun 3.64 4.4 4.37

8 Đa lá lệch Ficus semicordata Mak Nord din 4.85 2.89 4.12

9 Đa tía Ficus altissima Hai 3.81 3.33 3.72

10 Dâu gia xoan Spondias lakonensis Som Hor 3.64 2.19 3.16

11

Dẻ gai

Castanopsis ceracantha

(see C. hystrix) Ko moog 2.95 2.06 3.12

12 Dẻ gai Ấn độ Castanopsis indica Ko naam njao 3.47 2.25 3.11

13

Dẻ gai Trung

Quốc Castanopsis Chinases Ko som 2.08 1.65 2.11

14 Côm lá lớn Elaeocarpus grandflorus

Sm. Elaeocarpaceae 1.86 1.95 1.07

15

Dẻ gai Trung quốc

Castanopsis echinocarpa

(see C. hystrix) Ko nam 1.51 1.62 1.01

16 Duyên mộc Carpinus poilanei Kiou 1.34 1.74 1.59

17 Dây chắc nhung Dalbergia velutina Benth. Fabaceae 1.34 1.71 1.57

18

Kha tụ lá

Castanopsis argyrophylla

(see C. diversifolia) Ko doi 1.34 1.22 1.33

19

Kha tụ sừng nai

Castanopsis ceracantha

(see C. hystrix) Ko kieb 1.51 0.8 1.3

20

Ngái Ficus hispida

Mak Deua

21 Quế lợn Cinnamomum iners Sa chouang 1.34 0.99 1.26

22

Re gừng

Cinnamomum

obtusifolium Sakhor 1.34 0.95 1.15

23 Sanh Ficus benjamina Ong nok 1.02 1.11 1.12 24 Sếu Celtis sinensis Hat 0.99 1.17 1.18

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng hỗn giao cây lá kim và cây rá rộng tại vườn quốc gia phousabot poung choong tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 69 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)