Phẩm chất, nguồn gốc và phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng hỗn giao cây lá kim và cây rá rộng tại vườn quốc gia phousabot poung choong tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 62)

trên các trạng thái rừng

4.2.3.1. Phẩm chất cây tái sinh

Phẩm chất (PC) cây tái sinh là những chỉ tiêu quan trọng quyết định tới việc sinh trưởng và phát triển của cây rừng, tới tốc độ hình thành lên trạng thái rừng trong tương lai của 3 trạng thái rừng khu vực nghiên cứu. Nếu trạng thái rừng nào đó có phẩm chất cây tái sinh tốt, chiếm tỷ lệ lớn thì tốc độ hình thành quần xã thực vật trong trạng thái rừng trong tương lai sẽ nhanh hơn so với trạng thái rừng có số lượng cây tái sinh có phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ thấp. Trên cơ sơ thu thập về phẩm chất cây tái sinh, qua tính toán và đánh giá phẩm chất cây tái sinh trên từng trạng thái rừng tại Vườn Quốc gia, phẩm chất cây tái sinh được thể hiện trên hình 4.5.

Cây tái sinh đạt phẩm chất là những cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt. Cây tái sinh không đạt phẩm chất là những cây có phẩm chất xấu

Nhận xét: Kết quả hình 4.5 cho thấy, cây tái sinh đạt phẩm chất (cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt) là khá cao trên các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu, cây đạt phẩm chất dao động từ 91 đến 95% tùy từng trạng thái. Cây tái sinh không đạt phẩm chất ở mức độ thấp (dưới 10%). Phẩm chất cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu này có thể được đánh giá là khá cao, cao hơn so với một số nghiên cứu về phẩm chất của cây tái sinh ở một số vườn quốc gia như: Vườn Quốc gia Năm Pui, số cây tái sinh đạt phẩm chất chỉ đạt ở mức khoảng 80%, cây không đạt phẩm chất ở mức dưới 20% (Buonphanh Chanthavong, et al, 2019). Ở Vườn Quốc gia Phou Khao Khouay, tỷ lệ cây tái sinh đạt phẩm chất đạt từ 77 % đến 89% tùy thuộc vào khu vực trong khu nghiên cưu, ở khu vực nghiên cứu là nàm trong vùng lõi có tỷ lệ cây tái sinh đạt phẩm chất cao hơn so với khu vực phục hồi sinh thái, khu vực vùng đệm và khu quy hoạch du lịch sinh thái (Metmany Soukhavong et al, 2013).

Như vậy, với tỷ lệ cây đạt phẩm chất cao, đây là những loài cây trong tương lai sẽ thay thế tốt tầng cây cao nếu được bảo vệ tốt.

4.2.3.2. Nguồn gốc cây tái sinh trên các trạng thái

Nguồn gốc cây tái sinh (TS) quyết định đặc điểm và tính chất của các trạng thái rừng trong tương lai. Tái sinh chồi sẽ đảm bảo cho cây con trong quần xã thực vật rừng duy trì được đặc tính di truyền của cây bố mẹ, nhưng nhược điểm của nó là quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng diễn ra ngắn, nhanh thành thục và già cỗi. Tái sinh bằng hạt tạo ra quần xã thực vật có độ trẻ hóa cao, nhưng thời gian hình thành lên quần xã thực vật kéo dài. Mỗi hình thức tái sinh đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Do đó, mỗi điều kiện lập địa sẽ có hình thức tái sinh phù hợp. Trên cơ sơ thu thập về nguồn gốc cây tái sinh và xử lý kết quả, lập biểu đồ truy xuất nguồn gốc cây tái sinh, kết quả được thể hiện trên hình 4.6

Hình 4.6. Tỷ lệ nguồn gốc cây tái sinh trên các trạng thái rừng

Nhận xét: nguồn gốc cây tái sinh trên các trạng thái rừng khác nhau có khác nhau. Ở trạng thái rừng nghèo, tỷ lệ cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt cao nhất, chiếm 97,54%. Ở trạng thái rừng trung bình, tỷ lệ cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm 91,26%. Ở hai trạng thái rừng giàu cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm 95,27% .

Trên các trạng thái rừng, nhìn chung nguồn gốc cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt là chủ yếu, số cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi thường xuất hiện trên gốc cây cằn cỗi, già, đổ trên trạng thái rừng giàu và rừng trung bình. Đặc trưng về nguồn gốc cây tái sinh trong các Vườn Quốc gia và các Khu Bảo tồn thường cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt là chủ yếu, chiếm trên 80%, nhất là các khu rừng được phân loại theo loài cây, khu rừng cây lá kim thậm chí có những nơi 100% nguồn gốc cây tái sinh từ hạt (Phiapalath, Pet al, 2018b).

Với kết quả nghiên cứu này là khá tương đồng về ngồn gốc cây tái sinh trên trạng thái rừng trung bình, rừng nghèo và rừng nghèo kiệt tại Vườn Quốc gia Nặm Pui (Bounphanh và Cs, 2019)

4.2.3.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trên các trạng thái rừng

và phát triển của lớp cây tái sinh, qua đó đánh giá mức độ trưởng thành và tình hình phát triển của tầng cây cao trong tương lai. Thông qua quy luật này, có thể điều chỉnh mật độ và đề ra các giải pháp quản lý và các biện phát tác động kỹ thuật lâm sinh hợp lý. Việc nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh theo chiều cao sẽ đem lại hình ảnh rõ hơn về phân bố cây tái sinh theo chiều thẳng đứng. Tùy thuộc vào từng cấp trữ lượng rừng và giai đoạn phát triển của rừng mà cây tái sinh có phân bố theo cấp chiều cao khác nhau. Kết quả tính toán phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trên các trạng thái rừng được thể hiện trên hình 4.7.

Hình 4.7. Tỷ lệ cây tái sinh theo cấp chiều cao trên các trạng thái rừng

Nhận xét: Các trạng thái rừng khác nhau, Tỷ lệ số cây tái sinh theo cấp chiều cao có khác nhau. Tỷ lệ trên các cấp cây tái sinh trong một trạng thái cũng khác nhau, mức độ khác nhau không theo một quy luật. Mức độ tỷ lệ cây tái sinh theo các cấp như sau:

Số cây tái sinh tập trung nhiều nhất ở cấp có chiều cao từ lớn hơn 1 và nhỏ hơn hoặc bằng 2 m, tỷ lệ cây tái sinh chiếm trên 32 đến 44 % tổng số cây tái sinh tùy từng trạng thái. Trạng thái có tỷ lệ cây tái sinh cao nhất trên cấp là trạng

thái rừng trung bình (43,49%). Trạng thái có tỷ lệ cây tái sinh thấp nhất trong cấp là trạng thái rừng nghèo (32,61%).

Số cây tái sinh tập trung nhiều thứ 2 ở cấp có chiều cao dưới 1 m, tỷ lệ cây tái sinh chiếm từ 22 đến 27%.

Số cây tái sinh đúng thứ 3 tập trung ở cấp có chiều cao từ lớn hơn hoặc bằng 2 m đến thấp dưới 3 m.

Tỷ lệ số cây thấp nhât tập trung ở cấp có chiều cao lớn hơn 3 m.

4.2.3.4. Sự kế thừa thành phần cây tái sinh với tầng cây cao

Kết quả tính hệ số tương đồng thành phần loài cây tái sinh, cây tầng cao để so sánh thành phần loài cho các trạng thái rừng được tổng hợp trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tƣơng đồng thành phần loài cây trên các trạng thái

Lớp cây tái sinh

Trạng thái Tầng cây cao

Rừng giàu Trung bình Rừng nghèo

Rừng giàu 71,26

Trung bình 66,58

Rừng nghèo 57,83

Nhận xét: Các trạng thái rừng khác nhau, tỷ lệ tương đồng giữa lớp cây

tái sinh và tầng cây cao cũng khác nhau. Hệ số tương đồng giữa cây tái sinh và cây tầng cao đạt từ 57 đến 71%. Ở trạng thái rừng giàu, hệ số tương đồng đạt cao nhất (đạt 71,26%), trạng thái rừng trung bình đạt 66,58%, trạng thái rừng nghèo đạt 57,83%. Ở trạng thái rừng nghèo có hệ số tương đồng thấp hơn là do đây là trạng thái rừng nghèo, số cây mẹ gieo giống đạt thành thục về sinh sản còn thấp nên số cây có khả năng gieo giống thấp hơn, một số loài cây tái sinh mới xuất hiện là do quá trình gieo giống từ trạng thái rừng giàu, rừng trung bình do chim, thú, ăn quả mang hạt đến khu rừng có trạng thái

nghèo và nghèo kiệt hoặt do hạt theo dòng nước, theo gió mang đến (Phiapalath, Pet al, 2018b). Với kết quả tính toán về hệ số tương đồng giữa tầng cây cao và lớp cây tái sinh như trên có thể so sánh với hệ số tương đồng về cây tái sinh và tầng cây cao trên trạng thái rừng trung bình, rừng nghèo và rừng nghèo kiệt tại Vườn Quốc gia Nặm pui, tại VQG Năm Pui đã ghi nhận được hệ số trưng đồng trên 3 trạng thái từ 51 đến 77% (Buonphanh và Cs, 2019) .

Với hệ số tương đồng như trên, có thể coi giữa lớp cây tái sinh và cây tầng cao trên cùng một trạng thái rừng là có sự giống nhau cao, có sự kế thừa thành phần loài cây cao trong tương lai.

4.3. Cây bụi, thảm tƣơi và độ che phủ trên các trạng thái

Kết quả nghiên cứu, tính toán các đặc trưng về loài cây bụi, thảm tươi, đặc trưng về chiều cao bình quân, tỷ lệ che phủ trên các trạng thái rừng được tổng hợp trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Chiều cao cây bụi, thảm tƣơi và tỷ lệ che phủ của các trạng thái TT Trạng thái Hcb,tt (m) Tỷ lệ che phủ (%)

1 Rừng giàu 0,89 49,41

2 Rừng trung bình 0,85 56,12

3 Rừng nghèo 0,74 53,45

Trung bình 0,803 52.99

Trong đó: Hcb,tt là chiều cao trung bình của các cây bụi thảm tươi (m)

Nhận xét: Trạng thái rừng rừng khác nhau, chiều cao bình quân cây bụi, thảm tươi tương đương nhau, mức độ cao thấp khác nhau không đáng kể. Ở trạng thái rừng giàu, chiều cao bình quân đạt 0,89m, ở trạng thái rừng trung bình, chiều cao bình quân đạt 0,85 và trạng thái rừng nghèo, chiều cao bình quân đạt 0,74 m. Với các chỉ số và chiều cao bình quân cây bụi thảm tươi tại

khu vực nghiên cứu được coi là tương đương với nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Nặm Pui cùng nằm ở Vùng Tây Bắc Lào (Buonphanh và Cs, 2019).

Thành phần loài cây bụi, thảm tươi trên các cấp trữ lượng là khá giống nhau, thể hiện trên các cấp trữ lượng có hệ số tương đồng thành phần loài cây bụi thảm tươi: (SI) trên 93%. Cây bụi, thảm tươi bao gồm: Dương sỉ, Dong riềng, Ba gạc, Ớt sừng, Riềng dó, Sa nhân, chuối rừng,v.v. thuộc các họ (Lomariopsidaceae), họ Dong riềng (Cannaceae), họ La bố ma (Apocynaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Gừng (Zingiberaceae). Thành phần cây, thảm tươi khá khác so với các Vườn Quốc gia trong khu vực. Một trong những nguyên nhân là do yếu tố về địa hình, thành phần loài cây tầng cao (Phiapalath, Pet al, 2018b).

Chiều cao bình quân: chiều cao bình quân trên các cấp trữ lượng trong các năm điều tra là không chênh lệch nhiều, chưa có sự sai khác nhau rõ rệt (sig = 0,001 với kiểm định F < 0,05). Đặc điểm sinh trưởng của cây bụi, thảm tươi đạt đếm mức chiều cao nhất định từ 0,5 - 1 m là đạt đến độ trưởng thành, do đó chiều cao trung bình cây bụi, thảm tươi trên các cấp trữ lượng có xu hướng chậm lại và dần ổn định đến giai đoạn thành thục về chiều cao.

Tỷ lệ che phủ cây bụi, thảm tươi. Trạng thái rừng khác nhau, tỷ lệ che phủ lớp cây bụi, thảm tươi khác nhau. Thời gian sinh trưởng, phát triển khác nhau. Trạng thái rừng giàu, tỷ lệ che phủ cây bụi thảm tươi có tỷ lệ thấp nhất so với các trạng thái rừng còn lại trong khu vực nghiên cứu, đạt tỷ lệ che phủ 47,71%. Trạng thái rừng nghèo kiệt có tỷ lệ che phủ của lớp cây bụi thảm tươi cao hơn, đạt 59,89%. Tỷ lệ che phủ cao hơn là do trạng thái rừng nghèo kiệt, mật độ cây cao, cây tái sinh thấp, tổng tiết diện ngang nhỏ hơn các trạng thái rừng giàu, rừng trung bình nên còn nhiều khoảng trống, do đó cây bụi, thảm tươi phát triển mạnh, lấn chiếm diện tích mặt đất nhiều hơn.

4.4. Đề xuất giải pháp quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng tại huyện Thapabat, Vƣờn Quốc gia Phou Khao Khouay Thapabat, Vƣờn Quốc gia Phou Khao Khouay

- Các giải pháp được đề xuất nhằm mục tiêu:

(i). Bảo tồn và phát triển bền vững 3 trạng thái rừng đặc trưng tại vùng lõi Vườn Quốc gia Phousabot Poungchoong, cũng như bảo tồn đa dạng sinh học; trong đó, đặc biệt là bảo tồn 52 loài thực vật thuộc 33 họ thực vật (cả tầng cây cao và lớp cây tái sinh) đã được luận văn phát hiện và ghi nhận cũng như một số loài động vật quý, hiếm đang sinh sống trên các kiểu rừng trên;

(ii). Bảo tồn các giá trị văn hóa, danh lam thắng cảnh, môi trường sinh thái; (iii). Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có, phục hồi rừng tự nhiên để nâng cao chất lượng và độ che phủ của rừng, tạo không gian sống cho các loài động, thực vật theo chiến lược bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của Vườn Quốc gia;

(iv). Cung ứng các dịch vụ môi trường rừng, đảm bảo an ninh môi trường; phòng hộ;

(v). Huy động các nguồn lực cho công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, tăng nguồn thu dựa trên nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng lõi và vùng đệm gắn với trách nhiệm của người sử dụng lợi ích từ các hệ sinh thái rừng.

- Các giải pháp

+ Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có trong khu vực các huyện cũng như toàn bộ Vườn Quốc gia, đồng thời khoanh nuôi phục hồi, xuc tiến tái sinh tự nhiên, duy trì và phát triển tốt lớp cây tái sinh hiện có trên các trạng thái, ở một số kiểu rừng, nhất là rừng nghèo cần tiến hành làm giàu rừng tự nhiên, tạo điều kiện tự nhiên thuận lợi cho ngân hàng hạt giống dưới tán của 3 trạng thái rừng nẩy mầm, xúc tiến lẩy mầm tự nhiên các loài cây bản địa, đặc hữu quý hiếm hiện có trên tầng cây cao, nâng cao độ che phủ và đảm bảo an ninh môi trường.

+ Nâng cao khả năng phòng hộ của rừng về giữ nước, hạn chế xói mòn, lũ lụt, bảo vệ môi trường sinh thái từ đó hệ sinh thái rừng phát triển được tốt lên.

+ Thực hiện chính sách về dịch vụ môi trường, tổ chức nghiên cứu khoa học về bảo tồn, tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

+ Tổ chức các hoạt động quản lý bảo vệ, bảo tồn và phát triển các nguồn gien quý, hiếm; cứu hộ động vật hoang dã; nghiên cứu khoa học; đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

+ Khai thác các tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái, cảnh quan, dịch vụ môi trường và các giá trị đa dạng sinh học để tăng nguồn thu cho Vườn quốc gia, góp phần phát triển kinh tế xã hội trong vùng.

Xây dựng một số mô hình nhân giống, gây trồng và phát triển một loài thực vật rừng, nhất là loài thực vật rừng quý, hiếm tại khu vùng đệm, phân khu phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia. Từ đó làm cơ sở để triển khai, nhân rộng mô hình cho người dân trong khu vực nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và gắn với công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

- Thành lập một tổ chuyên trách, tổ gồm kiểm lâm thuộc Vườn Quốc gia và lãnh đạo các bản để giám sát và tổ chức các hoạt động bảo vệ cây tài nguyên rừng.

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ

Dựa trên các kết quả điều tra, nghiên cứu tại khu vực rừng tự nhiên huyện Thapabat, Vườn Quốc gia Phou Khoa Khouat, luận văn đưa ra một số kết luận sau:

Kết luận

1. Về đặc điểm tầng cây cao

- Trữ lượng khu rừng tự nhiên: trữ lượng bình quân rừng tự nhiên khu vực nghiên cứu dao động từ 81,890m3/ha đến 217,9237m3/ha tùy thuộc vào trạng thái lâm phân rừng. Trên trạng thái rừng nghèo trữ lượng bình quân đạt Mbq = 81,890m3/ha, trạng thái rừng trung bình Mbq = 150,10m3/ha, trạng thái rừng giàu Mbq = 217,9237 m3/ha). Tỷ lệ cây có phẩm chất tốt chiếm trên 85% trên toàn khu vực nghiên cứu.

- Chỉ tiêu bình quân về chiều cao vút ngọn đạt 11,02 m (trạng thái rừng nghèo), 14,15 m (trạng thái rừng trung bình 0 đến 14,42 m (trạng thái rừng giàu). D1.3 bình quân trương ứng trên các trạng thái là: 16,55 cm, 18,73 cm và 22.02cm.

- Thành phần loài tầng cây cao: đã nghi nhận được 47 loài, thuộc 31 họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng hỗn giao cây lá kim và cây rá rộng tại vườn quốc gia phousabot poung choong tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 62)