Địa chất, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia phou khao khouay, huyện thapabat, tỉnh bolikhamxay, cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 45)

H.1.5. Địa chất, thổ nhưỡngBở trtiếp.phenga những bờ dốc phía Bắc, Đông Nam và các vùng phía Tây Nam của Vườn quốc gia, nhưng hệ thống thoát nước chính lại nằm ở vùng trung tâm. Dòng chảy ghèo mùn và chua. Tuy nhiên, một số những loại đất màu mỡ có xuất hiện ở những vùng thung lũng và ven sông. Sông chng. Địa chất, thổ nhưỡngBở trtiếp.phenga những bờ dốc phía Bắc, Đông Nam và các vùng phía Tây Nam của Vườn quốc gia, nhưng hệ thống thoát nưhững hạn chế do cấu tạo đất và điều kiện đchng. Địa chất, t

Đánh giá chung. Đihổ nhưỡngBở trtiếp.phenga những bờ dốc phía Bắc, Đông Nam và các vùng phía Tây Nam của Vườn quốc gia, nhưng hệ thống thoát nưhững hạn chế do cấu tạo đất và điều kiệnchảy ghèo mùngia và cho cả tỉnh Bolikhamxay. Trong tương lai, chiến lược phát triển của Chính phủ Lào đến băn 2025, tỉnh Bolikhamxay là một trung tâm vệ tinh phát triển kinh tế,

du lịch mang tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế.

3.2. Những nét đặc trƣng về kinh tế xã hội của Vƣờn Quốc gia Phou Khao Khouay

3.2.1. Lao động

Cơ hội về việc làm của người dân rất ít, kế sinh nhai truyền thống từ lịch sử lâu đời của người dân địa phương chủ yếu là làm nương rẫy, làm vườn, chăn nuôi và thu hái đặc sản rừng để mang bán kiếm ăn từng ngày, từng tháng, từng năm

3.2.2.Tôn giáo

Dân tộc Lao Lum phần lớn theo phật giáo. Lao Theung theo đạo phật cơ đốc, Lao Sung theo đạo Vật Linh và trên 80% dân tộc Hmong theo đạo Vật Linh.

3.2.3. Cơ sở hạ tầng và y tế, giáo dục

Giao thông vận tải: có tuyến đường giao thông thuận lợi như đường Quốc lộ 13 (từ thủ đô Viên Chăm vào trong phía nam của Lào), đường Quốc lộ 15 (từ Viêng Chăn đến nhà máy thủy điện Năm Ngưm) và còn nhiều đường khác như đường Thabok đi qua khu bảo tồn tới Muang Hom, Long Xan,...tạo điều kiện rất thuận lợi đi lại tới thủ đô Viêng Chăn.

Giáo dục: nhìn chung, về giáo dục ở đây kém phát triển, mặc dù có trường học trong 74 làng, nhưng tỷ lệ người mù chữ rất cao.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao trên các trạng thái rừng Vƣờn Quốc gia Phou Khao Khouay

4.1.1. Xác định mức độ tương đồng giữa các ô tiêu chuẩn nghiên cứu trên các trạng thái rừng các trạng thái rừng

Xác định mức độ tương đồng giữa các ô tiêu chuẩn nghiên cứu được dựa trên sự giống nhau về các chỉ tiêu: (i). Thành phần loài cây trên OTC; (ii). Đường kính 1.3 m của các loài cây; (iii). Chiều cao vút ngọn loài và (iv), Phẩm chất loài cây trong từng ô tiêu chuẩn nghiên cứu. Kết quả xác định mức độ tương đồng dựa trên các chỉ tiêu so sánh trên giữa 16 OTC nghiên cứu được thể hiện trên hình 4.1.

Các từ viết tắt trong hình 4.1: OTC1: Ô tiêu chuẩn nghiên cứu điển hình số 1; OTC2: Ô tiêu chuẩn nghiên cứu điển hình số 1, v.v.

Nhận xét: Các trạng thái rừng khác nhau, thành phần loài cây, đường kính, chiều cao và phẩm chất trên các ô tiêu chuẩn nghiên cứu là có sự khác nhau đáng kể. Các ô tiêu chuẩn nghiên cứu điển hình trên cùng trạng thái có tỷ lệ tương đồng (giống nhau) rất cao (95%). Tuy nhiên ở ô tiêu chuẩn số 16 trên trạng thái rừng nghèo kiệt có mức độ tương đồng thấp, được tách riêng thành một nhóm riêng biệt, nên OTC16 bị loại, không tham gia vào tính toán các chỉ tiêu về thành phần loài và đặc trưng cấu trúc cho trạng thái rừng nghèo.

Mức độ tương đồng về thành phần loài giữa các ô tiêu chuẩn trên hình 4.1 cho thấy, với 4 chỉ tiêu, với tỷ lệ giống nhau đạt 50 % thì 15 OTC được chia ra thành 2 nhóm khác nhau, nhóm 1: các OTC thuộc trạng thái rừng giàu và rừng trung bình, nhóm 2: các OTC thuộc rừng nghèo và rừng nghèo kiệt. Ở mức độ tương đồng đạt 82 % thì 15 OTC được chia thành 3 nhóm khác nhau (hình 4.1), nhóm 1 gồm các OTC trên trạng thái rừng giàu và rừng trung bình, nhóm 2 gồm các OTC thuộc trạng thái rừng nghèo và nhóm 3 gồm 3 OTC thuộc trạng thái rừng nghèo kiệt. Ở mức độ tương đồng đạt 95% thì 15 OTC được chia thành 4 nhóm khác nhau (hình 4.1), nhóm 1 gồm 4 OTC thuộc trạng thái rừng giàu, nhóm 2 gồm 4 OTC thộc trạng thái rừng trung bình, nhóm 3 gồm 4 OTC thuộc trạng thái rừng nghèo và nhóm 4 gồm 3 OTC thuộc trạng thái rừng nghèo kiệt.

Kết quả phân tích hồi quy (bảng phân tích model summary; Anova trong phần phụ biểu). R bình phương hiệu chỉnh, nó phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Cụ thể trong trường hợp này, 4 biến độc lập đưa vào ảnh hưởng 67.2% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 32.8% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Kiểm định F, giá trị sig của kiểm định F là 0.000 < 0.05. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính không đôi xứng xây dựng được phù hợp với tổng thể. Dựa vào các đặc trưng

này, đề tài luận văn tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu về đặc điểm cấu trúc trên 4 nhóm đã được phân chia tương ứng với 4 trạng thái rừng: (i). Trạng thái rừng giàu; (ii). Trạng thái rừng trung bình; (iii). Trạng thái rừng nghèo và (iv). Trạng thái rừng nghèo kiệt.

4.1.2. Các chỉ tiêu bình quân tầng cây cao trên các trạng thái rừng

Kết quả điều tra các chỉ tiêu bình quân trên các trạng thái rừng Vườn Quốc gia được thống kê trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Các chỉ tiêu bình quân trên các trạng thái rừng

TT Trạng thái Hvn (m) Hdc (m) D1.3 (cm) Dt (m) G (m2/ha) Mbq (m3/ha) Phẩm chất ( %) TB -T Xấu 1 Rừng giàu 13,38 (±2,12 10,67 (±2,89) 22,14 (±3,23) 6,65 (±1,55) 34,333 (±4,23) 224,817 (±13,56) 83,42 (±12,62) 16,58 (±4,19) 2 Rừng TB 12,83 (±2,88 10,04 (±1,33) 18,71 (±2,89) 6,35 (±1,74) 27,925 (±5,20) 179,522 (±12,89) 85,76 (±12,42) 14,24 (±4,45) 3 Rừng nghèo 11,11 (±1,67 7,61 (±1,54) 16,38 (±2,25) 5,96 (±1,84) 14,609 (±5,55) 79,833 (±12,57) 93,64 (±11,77) 6,36 (±3,56) 4 Rừng NK 10,59 (±2,21 7,27 (±1,73) 12,59 (±2,45) 5,27 (±1,23) 9,58 (±5,16) 30,99 (±13,54) 88,60 (±11,41) 11,40 (±3,77) Bình quân (±SD) n p 11,98 (±2,67) 5356 0,000 8,90 (±1,89) 5356 0,002 17,46 (±5,33) 5356 0,000 6,06 (±1,04) 5356 0,000 21,61 (±5,23) 5356 0,002 128,79 (±12,11) 5356 0,001 87,86 (±11,62) 5356 0,000 12,15 (±3,49) 5356 0,001

Những từ viết tắt trong bảng 4.1: (TB = trung bình: T = tốt; NK =

nghèo kiệt;(±SD) = sai số )

Kết quả trong bảng 4.1: Rừng tự nhiên tại huyện Thapabat, Vườn Quốc gia Phou Khao Khouay có các chỉ số bình quân trên của các trạng thái rừng:

(i). Rừng giàu, có trữ lượng cây đứng bình quân lớn, đạt 224,817 m3/ha. Chỉ tiêu bình quân về chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt 13,38 m. Đường

kính ngang ngực bình quần (D1.3) đạt 22,14 cm. Tổng tiết diện ngang bình quân (Gbq m2/ha) đạt 34,33 m2/ha. Tỷ lệ cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt đạt 83,42%, cây có phẩm chất xấu là 16,58%

(ii). Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng bình quân đạt 179,522 m3

/ha. Chỉ tiêu chiều cao vút ngọn (Hvn), đạt 12,83 m. Đường kính ngang ngực bình quân lâm phần (D1.3),đạt 18,71 cm. Tổng tiết diện ngang đạt 27,925 m2

/ha. Tỷ lệ cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt đạt 85,76%, cây có phẩm chất xấu là 14,24%

(iii). Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 50 đến 100 m3

/ha. Chỉ tiêu về chiều cao vút ngọn (Hvn), đạt 11,11 m. Đường kính ngang ngực bình quân (D1.3), đạt 16,38 cm. Tổng tiết diện ngang đạt 14,60 m2/ha. Trữ lượng bình quân 79,83 m3/ha. Tỷ lệ cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt đạt 93,64%, cây có phẩm chất xấu là 6,36%

(iv). Rừng nghèo kiệt. Chỉ tiêu về chiều cao vút ngọn (Hvn), đạt 10,59 m. Đường kính ngang ngực bình quân (D1.3), đạt 12,59 cm. Tổng tiết diện ngang đạt 9,58 m2/ha. Trữ lượng bình quân 30,99 m3

/ha. Tỷ lệ cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt đạt 88,60%, cây có phẩm chất xấu là 11,40%.

Nhận xét: Đối với rừng tại Vườn Quốc gia Phou Khao Khouay được phân chia theo trữ lượng cây đứng gồm 4 loại: rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt. Kết quả nhiên cứu về các chỉ tiêu bình quân thì các chỉ tiêu được tăng dần theo trạng thái, trạng thái rừng nghèo kiệt có các chỉ tiêu bình quân thấp nhất và trạng thái rừng giầu có các chỉ tiêu cao nhất. Phẩm chất cây trên các trạng thái, cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt đạt trên 80%. Tuy nhiên trạng thái khác nhau, phẩm chất cây cũng có khác nhau, trạng thái rừng giàu, cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt thấp hơn so với các trạng thái khác, vì cây trên trạng thái rừng giàu đã có một số lượng cá thể cây đạt đến độ trưởng thành và thành thục về trữ lượng nên đã sinh trưởng và phát triển kém dần.

Một số hình ảnh trên các trạng thái rừng được thể hiện trong phần phụ lục

4.1.3. Thành phần và hệ số quan trọng loài trên các trạng thái rừng

Kết quả điều tra, xác đinh thành phần loài cây trên 4 trạng thái rừng tại huyện Thapabat, Vườn Quốc gia đã ghi nhận được số lượng loài cây và hệ số quan trọng từng loài được thể hiện trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thành phần và chỉ số mức độ quan trọng loài trong các trạng thái rừng

T T

Tên loài cây

Ni (%) Gi (%) IV (%)

Việt Nam Khoa học Lào

A. Trạng thái rừng giàu (I +II) 71 loài 100 100 100

I 6 loài 45,24 55,23 50,22

1 Cà chắc Shorea obtusa Wall, ex Blume Chik 16,29 17,51 16,9 2 Dầu đồng Dipterocarpus tuberculatus Koung 6,76 12,34 9,55 3 Dầu tra beng Dipterocarpus obtusifolius

Teijsm. ex Miq. Sad 6,24 9,97 8,1

4 Cẩm xe Xylia xylocarpa (Roxb.) Taub. Deng 7,8 6,97 7,38

5 Cẩm liên Shorea siamensis Miq. Hang 4,51 4,04 4,27

6 Bằng lăng nhiều hoa Lagerstroemia floribunda Jack Peuay dokdeng 3,64 4,4 4,02 II 65 loài khác 54,73 44,78 49,76

B. Trạng thái rừng trung bình (I +II): 52 loài 100 100 100

I 6 loài 40,54 52,17 46,35

1 Kơ nia Irvingia malayana Oliv. Ka bok 14,92 17,01 15,96 3 Sao đen Hopea odorata Roxb. Khen yong 7,57 13,37 10,47 4 Xoay Dialium cochinchinensis Pierre Kheng 4,9 10,11 7,51

T T

Tên loài cây

Ni (%) Gi (%) IV (%)

Việt Nam Khoa học Lào

5 Gõ mật Sindora siamensis Teijsm. Te hor 7,8 6,86 7,33 6 Bằng lăng Lagerstroemia calyculata

Kurz Te horung 5,35 4,82 5,08

II 46 loài khác 53,04 42,54 53,65

C. Trạng thái rừng nghèo (I+II): 43 Loài 100 100 100

I 4 loài 31,54 32,18 32,21

1 Vên vên Anisoptera costata Korth Bark 10,93 10,74 10,84 2

Lim vàng

Peltophorum

dasyrrhachis (Miq.) Kurz Arang 9,87 9,27 9,57

3

Táu muối

Vatica odorata (Griff.)

Symington Si 6,43 6,41 6,45

4 Trai lý Fagraea fragrans Roxb. Man pa 4,31 5,76 5,35

II 39 loài khác 68,07 67,53 67,79 D. Trạng thái rừng nghèo kiệt (I+II): 14 loài 100 100 100

I 9 loài 70,83 78,46 76,82

1 Dầu đồng Dipterocarpus tuberculatus

Roxb. Kouang 12,5 10,39 11,45

2 Cà chắc Shorea obtusa Wall. ex Blume Chik 12,5 10,00 11,25 3 Trâm mốc Syzygium cumini (L,)

Skeels War kok 8,33 10,82 9,57

4 Bằng lăng

nhiều hoa

Lagerstroemia

floribunda Jack Te hor 8,33 10,82 9,57

T T

Tên loài cây

Ni (%) Gi (%) IV (%)

Việt Nam Khoa học Lào

6 Vừng Careya sphearica Roxb. Ka don kok 8,33 5,79 7,29 7 Thị mâm Diospyros ehretioides Wall. Heuan

khouang 4,17 7,8 6,7

8 Bời lời đỏ Litsea glutinosa (Lour.) C.Rob. Mi 4,17 7,8 6,47 9 Sầm ngọt Memecylon edule Roxb. Meuad 8,33 3,2 5,76

II 5 loài khác 20,95 23,00 23,18

Trong đó: Ni%: là tỷ lệ % số cây của loài i so với tổng số cây (N)/ha.

Gi%: là tỷ lệ % tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện ngang (G)/ha. IV %: là

chỉ số quan trọng của loài (i)/ha.

Thành phần loài cây cao trên các trạng thái đã được ghi nhận có sự khác nhau đáng kể. Số lượng loài cây tham gia vào công thức tổ thành và loài cây tham gia cũng có sự khác nhau giữa các trạng thái rừng tại huyện Thapabat. Sự khác nhau về thành phần loài và số lượng từng loài cây tham gia vào công thức tổ thành được phân tích chi tiết dưới đây:

*Trạng thái rừng giàu

- Tổng số loài thực vật được ghi nhận là 71 loài, các loài chính gồm: Cà chắc (Shorea obtusa), Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus), Dầu trà beng

(Dipterocarpus obtusifolius), Cẩm xe (Shorea siamensis), Bằng lăng nhiều

hoa (Lagerstroemia floribunda), Chiêu liêu (Terminalia alata), v.v.

- Tổng số 71 loài được ghi nhận thuộc 32 họ thực vật khác nhau, các họ có số loài chiếm ưu thế là: họ Đậu (Fabaceae), có 10 loài. Họ Dầu (Dipterocarpaceae), có 7 loài. Họ Đại kích (Euphorbiaceae), có 6 loài. Họ Đào lộn hột (Anacardiaceae), có 6 loài. Họ Mùng quân (Flacourtiaceae), có 2 loài, v.v.

Chỉ số quan trọng loài (IV %). Trong tổng số 71 loài thực vật hiện tại trên kiểu Rừng cây lá rộng rụng lá, loài nào có chỉ số quan trọng càng cao thì số lượng cá thể của loài đó chiếm càng nhiều. Loài có chỉ số quan trọng trong khoảng 5 ≤ IV ≤ 50 được coi là loài ưu hợp, đặc biệt loài có chỉ số IV > 50 % được coi là loài ưu trội và được tham gia vào công thức tổ thành hoặc đặt tên loài cho quần xã thực vật của kiểu rừng đó. Kết quả tính toán trong bảng 4.2 cho thấy: trong tổng số 71 loài, có 4 loài có chỉ số quan trọng IV ≥ 5 %. Như vậy, kiểu Rừng cây lá rộng rụng lá tại khu bảo tồn có 4 loài ưu thế đó là: Cà chắc

(Shorea obtusa), Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus), Dầu trà beng

(Dipterocarpus obtusifolius), Cẩm xe (Shorea siamensis).

Dựa vào chỉ số quan trọng, luận văn thiết lập công thức tổ thành loài cây trên trạng thái rừng giàu: Công thức tổ thành

16,90Cc + 9,55Dđ +8,10Dtb +7,38Cx + 53,80CLK

Trong đó: Cc: Cà chắc; Dđ: Dầu đông; Dtb: Dầu tra beng; Cx: Cẩm xe và CLK: Các loài khác.

A: Chụp tại ô tiêu chuẩn 02 B: Chụp tại ô tiêu huẩn 03

* Trạng thái rừng trung bình

- Tổng số loài thực vật được ghi nhận là 54 loài, các loài chính gồm: Kơ nia (Irvingia malayana Oliv.), Sao đen (Hopea odorata Roxb.), Xoay

(Dialium cochinchinensis Pierre), v.v.

- Tổng số 54 loài được ghi nhận thuộc 26 họ thực vật khác nhau, các họ có số loài ưu hợp: họ Dầu (Dipterocarpaceae), có 5 loài, họ Đại kích (Euphorbiaceae), có 4 loài, các họ còn lại có từ 1 đến 3 loài.

- Chỉ số quan trọng loài

Kết quả tính toán trong bảng 4.2 cho thấy: trong tổng số 54 loài, có 6 loài có chỉ số quan trọng IV ≥ 5 %. Như vậy, trạng thái rừng trung bình tại khu bảo tồn có 6 loài ưu thế.

Công thức tổ thành

15,96Kn + 10,47Sđ +7,51X +7,33Gm + 5,08 Bl + 53,65CLK

Trong đó: Kn: Kơ nia; Sđ: Sao đen; Dtb: Dầu tra beng; Cx: Cẩm xe và CLK: Các loài khác.

c: Chụp tại ô tiêu chuẩn 10 d: Chụp tại ô tiêu huẩn 12

* Trạng thái rừng nghèo

- Tổng số loài thực vật được ghi nhận là 43 loài, các loài chính gồm: Vên vên (Dipterocarpaceae) , Lim vàng (Peltophorum dasyrrhachis (Miq.) Kurz), Táu muối (Vatica odorata (Griff.) Symington), Thành ngạnh đẹp

(Cratoxylum formosum (Jack) Dyer).

- Tổng số 43 loài được ghi nhận thuộc 20 họ thực vật khác nhau, các họ có số loài ưu hợp: họ Dầu (Dipterocarpaceae) , có 6 loài, họ Bứa (Guttiferae), có 3 loài, họ Đại kích (Euphorbiaceae), có 4 loài, v.v.

- Chỉ số quan trọng loài

Kết quả tính toán trong bảng 4.2 cho thấy: trong tổng số 43 loài, có 4 loài có chỉ số quan trọng IV ≥ 5 %. Như vậy, trạng thái rừng nghèo tại huyện Thapabat có 4 loài ưu thế.

Công thức tổ thành

10,84VV + 9,57Lv +6,45Tm +5,35Tl+ 53,65CLK

Trong đó: Vv: Vên vên; Lv: Lim vàng; Tm: Táu muối; Tl: Trai lý và CLK: Các loài khác.

* Trạng thái rừng nghèo kiệt

- Tổng số loài thực vật được ghi nhận là 14 loài, các loài chính gồm: Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus), Cà chắc (Shorea obtusa), Trâm mốc

(Syzygium cumini, Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jack),

Chiêu liêu (Terminalia alata), Vừng (Careya sphearica Roxb), v.v.

- Tổng số 14 loài được ghi nhận thuộc 10 họ thực vật khác nhau, các họ có số loài chiếm ứu thế là: họ Dầu (Dipterocarpaceae) , có 2 loài. Họ Thị (Ebenaceae), có 2 loài, v.v.

h: Chụp tại ô tiêu chuẩn 14 i: Chụp tại ô tiêu huẩn 15

Hình 4.5. Một số hình ảnh đặc trƣng trạng thái rừng nghèo kiệt

- Chỉ số quan trọng loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia phou khao khouay, huyện thapabat, tỉnh bolikhamxay, cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)