Bảng 4.7. Tương đồng thành phần loài cây trên các trạng thái
Lớp cây tái sinh
Trạng thái Tầng cây cao
RG RTB RN RNK
RG 87,23
RTB 83,47
RN 61,93
RNK 56,85
Những từ viết tắt trong bảng 4.7 là: RG: Rừng giàu; RTB: Rừng trung bình; RN: Rừng nghèo; RNK: Rừng nghèo kiệt.
Nhận xét: Các trạng thái rừng khác nhau, tỷ lệ tương đồng giữa lớp cây tái sinh và tầng cây cao cũng khác nhau. Hệ số tương đồng giữa cây tái sinh và cây tầng cao đạt từ 56 đến 87%. Ở trạng thái rừng giàu, hệ số tương đồng đạt cao nhất (đạt 87,23%), trạng thái rừng trung bình đạt 83,47%, trạng thái rừng nghèo đạt 61,93% và trạng thái rừng nghèo kiệt đạt thấp nhất 56,83%. Ở trạng thái rừng nghèo kiệt có hệ số tương đồng thấp hơn là do đây là trạng thái rừng nghèo kiệt, số cây mẹ gieo giống đạt thành thục về sinh sản còn thấp nên số
cây có khả năng gieo giống thấp hơn, một số loài cây tái sinh mới xuất hiện là do quá trình gieo giống từ trạng thái rừng giàu, rừng trung bình do chim, thú, ăn quả mang hạt đến khu rừng có trạng thái nghèo và nghèo kiệt hoặt do hạt theo dòng nước, theo gió mang đến.
Với hệ số tương đồng như trên, có thể coi giữa lớp cây tái sinh và cây tầng cao trên cùng một tráng thái rừng là có sự giống nhau cao, có sự kế thừa thành phần loài cây cao trong tương lai.
4.3. Cây bụi, thảm tƣơi và độ che phủ trên các trạng thái
Cây bụi, thảm tươi có ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng, chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh, thậm chí tác động đến cả tầng cây cao trên các cấp trạng thái rừng. Mối quan hệ sinh thái giữa cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh, cây tầng cao hết sức đa dạng, phức tạp có lúc hỗ trợ, có lúc lại cạnh tranh và chỉ khi cây tái sinh vượt tầng khỏi mối quan hệ này thì mới có ý nghĩa quyết định đến đời sống cây tái sinh. Nghiên cứu cây bụi, thảm tươi phần nào phản ánh mối quan hệ sinh thái trên và làm cơ sở cho các tác động biện pháp quản lý, bảo vệ và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh. Kết quả nghiên cứu, tính toán các đặc trưng về loài cây bụi, thảm tươi, đặc trưng về chiều cao bình quân, tỷ lệ che phủ trên các trạng thái rừng được tổng hợp trong bảng 4.8.