Điều kiện tự nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên Copia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài hoàng liên ô rô (mahonia nepalensis DC ) tại vùng tây bắc​ (Trang 30 - 36)

* Địa sinh vật

Theo Thái Văn Trừng (1978) Khu bảo tồn thiên nhiên Copia thuộc khu vực địa lý thực vật có nguồn gốc Hymalia di cư đến cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia đã tạo cho Copia hệ sinh thái tương đối đa dạng và phong phú. Trong Khu bảo tồn Copia có nhiều loài cây đặc trưng của khí hậu á nhiệt

đới: Giổi, Giẻ, các loài cây trong ngành hạt trần như: Pơmu, Thông nàng, Thông lá tre ...

Theo Mai Văn Yên (1991) thì Copia thuộc phạm vi địa sinh vật vùng Tây Bắc, nằm trong 9 vùng địa lý sinh vật của Việt Nam.

* Địa hình địa thế

Khu bảo tồn thiên nhiên Copia là hệ thống nhiều giông núi có độ cao trên 1000m so với mực nước biển, hình thành nên những vòng cung, lấy đường giông chính gồm nhiều đỉnh núi có độ cao trên 1500m. Các đỉnh có độ cao tiêu biểu như: Copia, Trông Sia, Trông Paza, trong đó đỉnh cao nhất là Copia 1816,8m so với mặt nước biển. Từ Copia đi về phía Đông Bắc của giông chính có ngọn núi Long Nọi cao 1687m so với mặt nước biển.Hệ giông chính đã tạo nên 2 phần Khu bảo tồn thiên nhiên có đặc điểm địa hình và hướng giông núi chạy có sự khác nhau.Tạo cho Khu bảo tồn thiên nhiên Copia có hai vùng Tây Bắc và Đông Nam của hướng giông chính từ phía Tây Nam chạy Đông Bắc.

* Địa chất

Khu bảo tồn thiên nhiên Copia nằm trên vùng đồi núi có độ cao trên 1000m đến 1820m, các giông chính đều có hướng quy tụ về đỉnh cao nhất Copia, rồi từ đây hạ dần độ cao về 4 phía ở những mức độ khác nhau.

Quá trình tạo sơn ở vùng Copia cũng có nguồn gốc tuổi địa chất với vùng Sốp Cộp cùng tuổi địa chất với dãy núi Pu Sam Sao Mộc Châu.

Địa chất chủ yếu của vùng này gồm các loại như: - Nhóm đá Mac ma axit gồm có: Granít, Liparit

- Nhóm đá sét và đá biến chất: Phiến sét, phiến thạch biến chất và Spalít - Nhóm đá cát: chủ yếu sa thạch và phấn sa

Ngoài những nhóm đá chủ yếu trên, đôi chỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Copia có những mỏm đá vôi phân bố chủ yếu ở vùng tiếp giáp Tây Nam Khu bảo tồn với khu vực bản Nong Vai xã Co Mạ,...

* Đất đai

Với quá trình hình thành đất và địa chất trong Khu bảo tồn thiên nhiên Copia và kết quả điều tra khảo sát của các chuyên gia lập địa, ở Copia bước đầu tìm hiểu có thể phân ra các loại đất chính sau:

- Đất mùn vàng xám núi cao: phân bố từ độ cao 1500 – 2000m so với mặt nước biển được hình thành trên đá mẹ Mac ma axit, đá phiến thạch sét tập trung trên dăy giông chính Trông Sia, Copia, Long Nọi,…Đất tầng A thường có độ dày trên 1m, độ dốc khá lớn >350, độ phì của đất còn khá cao.

- Đất Feralit mùn có màu vàng gạch cua nhạt trên độ cao 1000m – 1500m so với mặt nước biển, tập trung loại đất này phần lớn thuộc dãy núi ở phía Đông Nam của giông chính.

- Đất Feralit vàng nâu trên đất sét và đá biến chất nằm ở độ cao 1200m – 1500m, độ dày tầng A trên 1m, thuộc dãy núi 9 đỉnh: Huổi Viếng, Huổi Nhộp, độ phì của đất còn tương đối tốt, độ dốc mặt đất 300 – 350.

- Đất Feralit biến chất do canh tác nương rẫy hoặc bồi tụ ven suối, đất tầng A có độ dày trên 1m, độ dốc mặt đất trung bình nhỏ hơn 250, cục bộ có nơi độ dốc nhỏ hơn 150. Đất tốt, dinh dưỡng khá, có nhiều khả năng tái sinh rừng tự nhiên.

* Khí hậu, thuỷ văn

Khu bảo tồn thiên nhiên Copia mang tính chất chung thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa của khu vực Tây Bắc, có đặc trưng cơ bản:

- Một năm có hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa bình quân năm 1500 – 1600 mm/năm, mưa tập trung từ tháng 6 – 8 (chiếm 70% lượng nước cả năm)

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ tối thấp 40C

+ Nhiệt độ bình quân năm 190C - Ẩm độ:

+ Ẩm độ tối cao 90% + Ẩm độ tối thấp 70% + Ẩm độ trung bình 85%

Copia ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ hạ thấp và khô hanh.Tuy nhiên cùng này còn bị ảnh hưởng của gió Lào rất mạnh, gió Lào

(Tây Nam) nóng và khô hanh rơi vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 hằng năm. Thời kỳ này các cộng đồng dân tộc ở đây cũng tiến hành phát nương làm rẫy do vậy cũng rất rễ gây ra cháy rừng.

Các hiện tượng thời tiết bất thường ở Copia gồm có sương muối và băng giá thường xuất hiện vào cuối tháng 12 và đầu tháng 1 gây thiệt hại rất lớn cho cây trồng, vật nuôi và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Mất rừng vùng Copia sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tiểu khí hậu, làm cho thời tiết thay đổi bất thường, chi phối rất tới hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, cho hoạt động giữ gìn và bảo vệ rừng.

Thuỷ văn

Khu bảo tồn thiên nhiên Copia không có sông lớn do đặc điểm địa hình địa thế của khu vực. Khu bảo tồn có các hệ suối đầu nguồn chính đó là:

Hệ thống suối Nậm Nhộp thuộc địa phận xã Chiềng Bôm là đầu nguồn của suối Nậm Muội đổ ra sông Đà.

Hệ suối Hua Lương, Hủa Nhứ (suối đen), hệ suối này có dòng chảy bắt nguồn từ các lưu vực thuộc phía Tây Bắc Copia, nước chảy về hướng Tây và Tây Bắc đổ ra suối lớn đổ về sông mã.

Hệ suối Nậm Lu, suối kép, Hua Ty, suối Lầu đổ về suối lớn, suối Ty chảy ra sông Mã. Ngoài ra còn có một số chi lưu nhỏ khác chịu sự chi phối rất lớn của Khu bảo tồn thiên nhiên như suối Liếp, suối Nậm Cang,…

- Với điều kiện khí hậu thời tiết ở Copia lượng mưa tập trung cường độ mưa lớn (trong vòng hai tháng chiếm tới 70% lượng mưa cả năm) đã gây nên hiện tượng sạt lở, xói mòn đất, lũ ống và lũ quét trong những năm gần đây xảy ra liên tục, gây thiệt hại lớn cho cộng đồng, gây khó khăn cho giao thông, giao lưu của các cộng đồng với thị trấn Thuận Châu. Tuy vậy đúng với mùa mưa ở Copia lại chính là vụ trồng cây, trồng rừng của Khu bảo tồn.

- Thực trạng điều tra về thuỷ văn, hệ thống suối trong Copia cho thấy: Sự cần thiết khu rừng thuộc khu vực núi Copia phải được bảo vệ và phát triển là rất cần thiết và cấp bách, ngoài giá trị tham gia là rừng phòng hộ đầu nguồn của sông Đà, sông Mã nó còn có giá trị giữ gìn nguồn nước cho người dân sinh sống, sản xuất và phát triển các hoạt động khác sau này.

* Thảm thực vật rừng

Kết quả khảo sát, diều tra thảm thực vật rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Copia bước đầu có thể phân loại được các kiểu thảm thực vật như sau:

- Thảm thực vật rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp:

Phân bố chủ yếu ở độ cao trên 1500m so với mặt nước biển, nằm trọn trong khu bảo tồn nguyên vẹn (nghiêm ngặt) thuộc địa bàn hành chính xã Co Mạ, kiểu thảm này ít bị tác động còn nhiều giá trị của rừng nguyên sinh, ngoài tác động của chiến dịch khai thác tìm Pơ Mu và dấu chân của các nhà điều tra Lâm nghiệp, Địa chất hầu như chưa có tác động đáng kể nào khác.

- Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới núi thấp: Nguồn gốc của các thảm thực vật này là rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới núi thấp nhưng do bị tác động bởi nhiều hình thức phục vụ nhu cầu đòi hỏi của các cộng đồng dân tộc ở đây. Kiểu rừng này thường gặp ở những khu vực địa hình ít khó khăn, người dân dễ xâm nhập, hoặc ở gần làng bản của các dân tộc.

- Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi sau nương rẫy:

Kiểu thảm thực vật: Tre, Giang, Sặt, Nứa xen cây gỗ thường gặp ven theo suối Hua Lương, suối Đen và một số khe suối cạn khác,… mặc dù diện tích phân bố không lớn nhưng chúng có vai trò nhất định tham gia và tồn tại trong Khu bảo tồn. Tuy nhiên tỷ lệ tre, nứa hỗn giao với cây gỗ không đồng nhất giống nhau do việc đánh giá trữ lượng gỗ và số cây Nứa, Giang, Sặt, Lành hanh,… chưa đầy đủ, phản ánh chưa khách quan.

Trảng cỏ cây bụi cây gỗ thứ sinh phân tán, trạng thái này có diện tích rất lớn (và có cả phần rừng gieo bay được đưa vào Khu bảo tồn).

* Hệ thực vật rừng

- Thành phần thực vật

Qua điều tra bước đầu đã thống kê được trong Khu bảo tồn có khoảng 613 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 153 họ, 418 chi của 5 ngành thực vật.

- Tính đa dạng loài thực vật

Số lượng loài, chi, họ thực vật điều tra được ở khu bảo tồn thiên nhiên Copia cho thấy: ở đây tính đa dạng và phong phú về loài thực vật, chắc chắn nếu được điều tra chi tiết tỷ mỷ ta có thể phát hiện và thống kê được nhiều loài hơn nữa.

- Đa dạng về công dụng

Trong kết quả điều tra bước đầu được 638 loài thực vật, có nhiều loài có các công dụng khác nhau như:

Nhóm loài cho nguyên liệu xây dựng: Pơ mu, Vù hương, Kháo vàng, Chò chỉ, Lát hoa,…

Nhóm cây cho tinh dầu, nhựa thơm: Pơ mu, Vù hương, Bồ đề, Trám, Sơn ta. Nhóm cây cho sợi: Sui, Do, Trầm, Dướng, Mé cò ke.

Nhóm cây cho lương thực: Dẻ gai, Củ từ, Dây gắm,… - Giá trị về khoa học của hệ thực vật Copia:

Bước đầu điều tra hệ thực vật Copia có 59 loài thực vật với 39 họ. Mức độ quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam xếp vào các nhóm:

Cấp E có 6 loài. Cấp T có 12 loài. Cấp R có 2 loài. Cấp V có 17 loài. Cấp K có 11 loài.

- Đa dạng về động vật rừng trong Khu bảo tồn: Các chuyên gia đã điều tra và được kết quả như sau:

Biểu 3.1. Thống kê các loài động vật ở Copia

TT Tên lớp ðộng vật Bộ Họ Loài Ghi chú

1 Thú (Mammlia) 8 23 51

2 Chim (Avec) 14 47 172

3 Bò sát (Reptilia) 2 9 18

4 Ếch nhái (Amphilia) 1 4 11

Tổng cộng 25 83 252

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài hoàng liên ô rô (mahonia nepalensis DC ) tại vùng tây bắc​ (Trang 30 - 36)