Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài hoàng liên ô rô (mahonia nepalensis DC ) tại vùng tây bắc​ (Trang 37 - 40)

* Vị trí địa lý

Sìn Hồ là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc, Đông Bắc tỉnh Lai Châu. Huyện có đường biên giới Quốc gia dài 25 km với Trung Quốc, có 22 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 193.403,4 ha.

- Phía Đông Bắc giáp huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu. - Phía Đông Nam giáp huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu. - Phía Tây giáp huyện Mường Tè - Tỉnh Lai Châu.

- Phía Tây Nam giáp thị xã Mường Lay - Tỉnh Điện Biên. - Bắc Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.

* Đặc điểm địa hình

Đặc trưng lớn nhất của địa hình huyện Sìn Hồ là núi cao, độ dốc lớn. Địa hình bị chia cắt phức tạp bởi các dãy núi cao, độ cao trung bình khoảng 800 -1.000 m. Do đặc trưng địa hình núi cao hiểm trở đã làm cho Sìn Hồ rất khó giao lưu với bên ngoài, kinh tế kém phát triển chủ yếu là tự cấp tự túc. Toàn huyện chia làm 3 khu vực chính:

- Khu vực sông Nậm Na (gồm 6 xã có 3 xã biên giới có độ cao trung bình 700m so với mực nước biển.

- Khu vực cao nguyên (gồm 8 xã vùng cao và 1 Thị trấn) có độ cao trung bình là 1.500m so với mực nước biển.

- Khu vực sông Nậm Mạ (gồm 9 xã vùng thấp) có độ cao trung bình là 550m so với mực nước biển.

* Đặc điểm khí hậu thủy văn

Do địa hình bị chia cắt phức tạp bởi nhiều dãy núi cao nên ở Sìn Hồ hình thành hai vùng khí hậu.

- Vùng I gồm: Thị trấn và 8 xã cao nguyên và Tả Phìn, có khí hậu ôn đới. Nhiệt độ trung bình hằng năm: 15 0C

- Vùng II gồm: 9 xã thuộc khu vực suối Nậm Mạ và 6 xã thuộc khu vực sông Nậm Na, có khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình hằng năm: 220 C

* Đặc điểm về địa chất, thổ nhưỡng

Nhóm đất chủ yếu trên địa bàn huyện là đất Feralít phát triển trên đá vôi phong hoá và phiến thạch sét với độ sâu tầng đất trung bình từ 0,5 đến 1,2 m.

Nguồn tài nguyên đất đai tương đối phong phú, đây là tiềm năng vô cùng to lớn cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn trong thời gian tới.

* Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên: 193.403,4 ha. Trong đó: - Đất nông nghiệp: 187.952,3 ha.

- Đất phi nông nghiệp: 3.669,4 ha. - Đất chưa sử dụng: 1.781,7 ha.

* Hiện trạng tài nguyên rừng.

Nằm trong khu vực phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà, trong những năm qua nhờ được đầu tư thông qua các chương trình 327, 661 nên thảm thực vật rừng trên địa bàn còn tương đối phong phú và đa dạng. Hiện nay trên địa bàn huyện còn những dải rừng nguyên sinh với nhiều loài thực vật quý hiếm như Pơ Mu, Chò chỉ, Lát hoa... Nhờ tỷ lệ che phủ rừng được cải thiện nên tài nguyên Động vật rừng cũng được bảo tồn và phát triển mạnh qua thời gian, đến nay trên địa bàn huyện vẫn phát hiện các loài động vật quý như Gấu, Hươu, Nai.... sinh sống trong tự nhiên.

Sau khi rà soát hiện trạng sử dụng đất và rừng trên địa bàn huyện hiện nay như sau:

- Diện tích rừng tự nhiên (trạng thái IIIa1, IIIa2, IIa, IIb): 35.709,1 ha; - Diện tích rừng trồng: 2.755,9 ha;

- Diện tích đất trống (Ia, Ib, Ic): 85.352,2 ha; - Đất quy hoạch cho trồng cao su: 22.702 ha;

- Đất ruộng, nương (bao gồm cả nương luân canh): 41.433,1 ha; - Đất phi nông nghiệp: 3.669,4 ha;

- Đất khác: 1.781,7 ha.

* Đánh giá điều kiện tự nhiên

Với điều kiện diện tích tự nhiên rộng, diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn cộng với điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng huyện Sìn hồ có tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đặc biệt là hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Bên cạnh đó nhân tố địa hình chia cắt mạnh, mùa khô kéo dài sẽ là những nhân tố chính gây trở ngại tới hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài hoàng liên ô rô (mahonia nepalensis DC ) tại vùng tây bắc​ (Trang 37 - 40)