Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới: Rừng thường có cấu trúc 2 tầng cây gỗ.
- Tầng ưu thế sinh thái (A2): có vai trò quyết định thành phần và cấu trúc của tầng thứ ba, bao gồm các loài cao từ 15 – 20 m, ưu thế thuộc về:
Castanopsis sp., Parashorea chinensis, Elaeocarpus sp., Michelia mediocris,
Aglaia sp., Ormosia fordiana với độ tàn che 0,7-0,8.
- Tầng dưới tán (A3): bao gồm các loài cao từ 5 – 15 m, đó là những loài: Castanopsis sp., Elaeocarpussp., Schima wallichi, Machilus
grandifolia, Dillenia heterosepala, Acer decandrum, Mahonia nepalensis.
- Tầng cây bụi, thảm tươi: bao gồm chủ yếu các loài cây tái sinh của tầng trên, ngoài ra còn có: Mahonia nepalensis,Canarium album, Schefflera heptaphylla, Heliciopsis lobata; Ardisia sp., Calophyllum sp., Schefflera sp.,
Vaccinium triflorum và Vaccinium sp.
- Tầng cỏ quyết: đa số thuộc ngành Dương xỉ- Polypodiophyta (Angiopteris confertinervia, Quercifilix zeylanica, Adiantum fabellulatum,...)
và một số loài khác như: Anoectochilus sp.
- Thực vật ngoại tầng: Có một số loài trong họ Orchidaceae (Dendrobium anosmum; Podochilus intermedius...) và một số loài dây leo trong họ Arecaceae (Calamus tetradactylus, Calamus platyacanthus... ).
Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh á nhiệt đới núi thấp
- Tầng ưu thế sinh thái (A2): Hình thành do những cây gỗ cao từ 10- 16m như: Castanopsis indica, Saraca dives, Pometia pinnata, Alstolia scholaris, Ficus gibbosa, Dillenia indica, với độ tàn che 0,5 - 0,65.
- Tầng dưới tán (A3): hình thành do những cây mọc dải dác dưới tán rừng, có chiều cao dưới 10 m như: Elaeocarpus dubius, Wrightia pubescens, Machilus odoratissima, Rhus semialata, Mahonia nepalensis …. Khu vực rừng ở đây đã bị tác động mạnh, nằm ở độ cao 350m có rất nhiều bụi Nứa
(Neohoujeaua dulloa) và Giang (Dendrocalamus sp.).
- Tầng cây bụi (B): chủ yếu là các cây tái sinh ở tầng trên như:
Alangium chinense, Wrightia pubescens, Castanopsis indica, Garcinia oblongifolia, Machilus odoratissima, Mahonia nepalensis. Ngoài ra còn có:
Malotus apenta, Antidesma bunius, Helicteres hirsuta, Catunaregam spinosa. - Tầng cỏ quyết (C): chủ yếu là các loài thuộc ngành Dương xỉ - Polypodiophyta (Colysis dissimilata, Selaginella frondosa,...).
- Thực vật ngoại tầng: gồm các loài Rubus cochinchinensis, Rubus alceaefolius, Illigera rhodantha,Smilax ovalifolia,...
Kiểu nương rẫy bỏ hóa
Đối với kiểu này cấu trúc tầng thứ là không rõ ràng với độ tàn che thấp từ 0,3-0,5. Một vài loài chiếm ưu thế trong quần xã này như: Canarium album, Pterospermum heterophyllum,Neohoujeaua dulloa, Mahonia nepalensis, Sterculia lanceolata, Ficus fulva, Ficus glomerata, Polyalthia
sp., Wendlandia paniculata, Gironniera subaequalis,… Tầng cây bụi, chủ yếu thuộc các họ như Cà phê – Rubiaceae, Đơn nem – Myrsinaceae, Đậu – Fabaceae và Thầu dầu – Euphorbiaceae. Tầng cỏ quyết phổ biến là các loài Hoà thảo – Poaceae, Gừng – Zingiberaceae và các loài Dương xỉ hay họ hàng thân cận khác cùng với loài cây dây leo như; Desmos cochinchinensis, Desmos dumosus, Zehneria indica, Hodgsonia macrocarapa, Dersis elliptica…
Từ kết quả trên ta thấy rằng loài Hoàng liên ô rô chỉ có mặt ở tầng dưới tán, tầng cây bụi thảm tươi và chỉ thích hợp với những trạng thái rừng có độ tàn che nhỏ hơn 0,8. Như vậy, đây sẽ là cơ sở khoa học để áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khi trồng bổ sung hay khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.