Đặc điểm tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài hoàng liên ô rô (mahonia nepalensis DC ) tại vùng tây bắc​ (Trang 53)

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra cây tái sinh tại các tuyến điều tra. Kết quả điều tra đã cho thấy cây con của Hoàng liên ô rô chủ yếu tái sinh hạt quanh gốc cây mẹ. Khi bị gãy hoặc bị chặt phần gốc còn lại có khả năng tiếp tục tái sinh. Kết quả điều tra về cây tái sinh được liệt kê tại bảng 4.3:

Bảng 4.3. Kết quả điều tra chất lượng và nguồn gốc Hoàng liên ô rô tái sinh Chỉ tiêu Số hiệu Nguồn gốc Doo (mm) Hvn (cm) Vị trí mọc Sinh trưởng Khoảng cách cây mẹ (m) Tuyến điều tra 1

HLOR 1 Hạt 6 45 Trong tán T 2,0

HLOR 2 Hạt 5 40 Ngoài tán TB 4,2

HLOR 3 Chồi 5 43 Gốc cây mẹ T 0

HLOR 4 Chồi 5 41 Gốc cây mẹ T 0

HLOR 5 Hạt 8 46 Trong tán T 2,3

Tuyến điều tra 2

HLOR 6 Hạt 5 44 Ngoài tán TB 4,5

HLOR 7 Hạt 7 50 Trong tán T 2,3

HLOR 8 Hạt 6 48 Ngoài tán TB 3,8

HLOR 9 Hạt 12 60 Trong tán T 1,2

HLOR 10 Hạt 5 38 Ngoài tán TB 4,5

Tuyến điều tra 3

HLOR 11 Hạt 8 52 Ngoài tán TB 4,7

HLOR 13 Hạt 11 55 Trong tán T 1,8

Tuyến điều tra 4

HLOR 14 Hạt 8 52 Trong tán T 2,6

HLOR 15 Hạt 3 35 Ngoài tán TB 4,6

HLOR 16 Hạt 8 55 Trong tán T 1,7

Tuyến điều tra 5

HLOR 17 Chồi 6 45 Gốc cây mẹ T 0

HLOR 18 Chồi 8 50 Gốc cây mẹ T 0

HLOR 19 Hạt 9 55 Trong tán T 1,8

HLOR 20 Hạt 6 48 Ngoài tán TB 3,9

HLOR 21 Hạt 3 37 Ngoài tán TB 4,7

Tuyến điều tra 6

HLOR 22 Hạt 9 55 Trong tán T 2,7

HLOR 23 Hạt 11 60 Trong tán T 2,0

HLOR 24 Hạt 3 35 Ngoài tán TB 4,0

Bảng 4.3 thể hiện số lượng cây tái sinh của quần thể Hoàng liên ô rô là quá ít, chỉ có 24 cây trên cả 6 tuyến điều tra. Trong số đó có 20 cây tái sinh hạt với chiều cao trung bình là 47,9, đường kính trung bình 7,0mm. Các cá thể này còn nhỏ, mới chỉ tái sinh trong khoảng 1-2 năm gần đây, không có cây tái sinh đạt đến độ cao 1m. Điều đó cho thấy, các cá thể tái sinh hạt rất khó có triển vọng để phát triển thành cây trưởng thành.

Với hiện trạng nguồn hạt từ cây mẹ và cây tái sinh hiện tại thì khả năng kế cận của tầng cây tái sinh Hoàng liên ô rô thành cây trưởng thành là rất khó. Nếu như không có các giải pháp bảo tồn phù hợp thì nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài là rất cao. Vấn đề bảo tồn và phát triển loài cây này là điều vô cùng cấp bách hiện nay.

4.5. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Hoàng liên ô rô từ hom cành

4.5.1. Tiêu chuẩn lựa chọn hom, phương pháp xử lý và chăm sóc hom

+ Lấy hom giống: Chọn những cây sinh trưởng và chất lượng tốt nhất, có nhiều cành bánh tẻ, không bị sâu bệnh hại để lấy hom cành. Số lượng hom lấy trên một cây không quá nhiều để tránh gây tổn thất cho cây.

+ Cách lấy hom: hom được lấy ở những cây mẹ trên 2 tuổi, có thân và tán đẹp, sinh trưởng tốt. Hom cành được lấy từ cành bánh tẻ hoặc đoạn thân thẳng, mỗi đoạn hom có 2-3 đốt (vị trí có thể ra mầm). Hom được lấy ở đầu cành hoặc giữa cành.

+ Cách cắt hom: dùng dao sắc để cắt, cắt vát 45 độ, không để đầu hom dập nát, trầy xước. Chiều dài hom từ 10-12 cm, sau đó dùng kéo cắt bớt một phần lá để giảm bớt sự thoát hơi nước cho hom.

+ Xử lý thuốc chống nấm bằng Benlat 0,1% - 0,2% trước khi xử lý thuốc kích thích ra rễ.

+ Xử lý chất kích thích ra rễ và cắm hom:

- Lựa chọn chất kích thích ra rễ: Sử dụng IBA.

- Nhúng hom vào dung dịch chất kích thích ra rễ rồi cấy vào nền giá thể đã được chuẩn bị. Độ sâu cắm hom khoảng 4-5cm, hom được cắm đứng.

- Mùa giâm hom: mùa Xuân (tháng 1 đến tháng 4).

+ Chăm sóc hom sau khi giâm: hom được giâm trong nhà lưới. Định kỳ tưới nước hàng ngày. Đặt một nhiệt kế và máy đo độ ẩm không khí trong luống giâm hom để theo dõi thường xuyên. Tùy thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm không khí hàng ngày mà điều chỉnh lượng nước tưới và khoảng thời gian tưới cho hợp lý.

+ Khi hom ra rễ và ra lá mới (2-3 lá) thì chuyển sang bầu đất. Thành phần ruột bầu cho tất cả các cây hom, gồm 85-90% đất tầng mặt hoặc tầng B, 8-12% phân chuồng hoai, 1-2% phân NPK. Bầu được xếp thành luống, trên có dàn che, tưới nước đủ ẩm hàng ngày.

4.5.2. Ảnh hưởng của nồng độ thuốc kích thích ra rễ IBA đến tỷ lệ sống của hom

Qua thời gian thí nghiệm nhận thấy rằng, trong tuần đầu hom Hoàng liên ô rô ở các công thức hầu như chưa mọc chồi và chỉ khi bước sang tuần thứ 2 trở đi thì chồi mới bắt đầu xuất hiện.

Đề tài tiến hành thí nghiệm sự ảnh hưởng của IBA đến hom của Hoàng liên ô rô ở nồng độ 0,5%; 1%; 1,5%. Kết quả thí nghiệm thu được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 4.4: Tỷ lệ sống của hom theo các công thức thí nghiệm

Thí nghiệm Số hom giâm Số hom sống sống (%) Tỷ lệ

CT1 (IBA 0,5%) 40 18 45

CT2 (IBA 1%) 40 23 58

CT3 (IBA 1,5%) 40 18 45

CT4 ( không sử

dụng IBA) 40 10 26

Từ bảng trên ta có thể mô hình hóa thành biểu đồ so sánh tỷ lệ sống của hom như sau:

Hình 4.8: Biểu đồ tỷ lệ sống của hom cây Hoàng liên ô rô qua các công thức thí nghiệm

Từ bảng 4.4 và hình 4.8 trên ta thấy, tỷ lệ sống của hom tại các công thức thí nghiệm là từ 26 – 58%, trong đó có công thức đối chứng (không sử dụng thuốc kích thích ra rễ IBA) là có tỷ lệ sống thấp nhất (đạt 26%), tiếp đến là ở các công thức thí nghiệm sử dụng thuốc kích thích ra rễ IBA ở nồng độ 0,5% và 1,5% (đều đạt 45% hom sống) và ở công thức thí nghiệm sử dụng thuốc kích thích ra rễ IBA ở nồng độ 1% có tỷ lệ hom sống cao nhất (đạt 58%). Tỷ lệ hom sống là cơ sở quan trọng đối với khả năng hình thành rễ sau này của hom.

4.5.3. Ảnh hưởng của nồng độ thuốc kích thích ra rễ IBA đến khả năng ra rễ của hom

Hom của Hoàng liên ô rô thường ra rễ từ mô sẹo ở phần gốc và các đốt của hom giâm. Tuy nhiên khả năng ra rễ nhiều thường tập trung vào phần đốt thứ nhất đến thứ 3 phía trên mô sẹo. Kết quả giâm hom cho thấy ở các công thức đều có khả năng ra rễ (kể cả công thức đối chứng) tuy nhiên ở các công thức hom được xử lý với thuốc kích thích ra rễ IBA thì thấy hom ra rễ thuận lợi hơn và chất lượng rễ cũng tốt hơn so với công thức đối chứng. Thời gian ra rễ của hoàng liên ô rô là tương đối dài, thường vào khoảng 60 – 70 ngày trong điều kiện chăm sóc tốt, đủ độ ẩm.

Tỷ lệ ra rễ của hom thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.5: Tỷ lệ ra rễ của hom theo các công thức thí nghiệm

Thí nghiệm Số hom giâm Số hom ra rễ Tỷ lệ ra rễ (%) CT1 (IBA 0,5%) 40 16 40 CT2 (IBA 1%) 40 14 34 CT3 (IBA 1,5%) 40 8 20 CT4 ( không sử dụng IBA) 40 3 8

Từ bảng trên ta có thể mô hình hóa thành biểu đồ so sánh tỷ lệ ra rễ của hom như sau:

Hình 4.9: Biểu đồ tỷ lệ ra rễ của hom cây Hoàng liên ô rô qua các công thức thí nghiệm

Từ bảng 4.5 và hình 4.9 trên ta thấy, tỷ lệ hom ra rễ ở các công thức thí nghiệm là tương đối thấp, từ 8 – 40%. Trong đó, tỷ lệ hom ra rễ cao nhất là khi sử dụng chất kích thích ra rễ IBA ở nồng độ 0,5% (đạt 40%), tiếp đến là ở các nồng độ 1% và 1,5% (đạt 34% và 20%), thấp nhất là ở công thức đối chứng (không sử dụng thuốc kích thích ra rễ IBA) chỉ đạt 8% số hom ra rễ.

Hình 4.10: Tỷ lệ rễ của hom giâm Hoàng liên ô rô theo các công thức thí nghiệm

4.5.4. Kết quả sinh trưởng của hom Hoàng liên ô rô tại vườn ươm

Để tiến hành theo dõi bắt đầu kể từ khi cấy cây hom vào bầu, tiến hành đo trong 4 tháng . Kết quả tổng hợp được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.6: Sinh trưởng của hom Hoàng liên ô rô tại vườn ươm Tháng

theo dõi

Số cây kiểm nghiệm

Chỉ tiêu sinh trưởng trung bình (cm) Do Hvn 1 90 0.90 25.26 2 89 0.91 26.32 3 89 0.92 26.8 4 89 1.10 28.04

Từ bảng trên ta thấy, hom của cây Hoàng liên ô rô trong giai đoạn vườn ươm có tốc độ sinh trưởng ở mức trung bình. Tuy nhiên qua 4 tháng theo dõi cũng đã cho thấy kết quả sinh trưởng của hom tại vườn ươm là tương đối tốt, cây hom hầu như không bị sâu bệnh phá hoại và trong 4 tháng đó thì tỷ lệ hom chết là rất ít (chỉ có 1 hom).

- Sinh trưởng về chiều cao: Hom Hoàng liên ô rô sinh trưởng ở 3 tháng đầu ít và không có sự chênh lệch lớn giữa chỉ số của các tháng. Chỉ đến tháng thứ 4 trở đi thì hom bắt đầu sinh trưởng mạnh hơn, chỉ số chênh lệch nhiều hơn so với các tháng còn lại. Sinh trưởng về chiều cao của hom tháng thứ 4 đạt 28,04 cm.

- Sinh trưởng về đường kính cổ rễ của hom giữa các tháng theo dõi biến đổi tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch quá lớn. Đến tháng thứ 4 đường kính cổ rễ của hom trung bình đạt 1,10 cm.

Từ những số liệu thu được ở trên ta có thể khẳng định rằng để tạo được giống cây Hoàng liên ô rô có năng suất cao, chất lượng tốt, với kỹ thuật gây trồng đơn giản, tỷ lệ sống cao sẽ góp phần làm tăng lượng sản phẩm có giá trị

được tạo ra trên một đơn vị diện tích đất rừng tự nhiên. Tuy nhiên, để thu được kết quả tốt nhất vẫn cần phải có những nghiên cứu sâu hơn, tổng quan hơn nữa.

4.6. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Hoàng liên ô rô (Mahonia

nepalensis DC.)

Hoàng liên ô rô ở Việt Nam là cây thuốc quý hiếm. Tính chất quý hiếm ở đây trước hết xét về giá trị nguồn gen và do kích thước quần thể của chúng ở nước ta nhỏ hẹp, vùng phân bố bị chia cắt mạnh. Bên cạnh đó là sự khai thác quá mức của người dân làm cho cho số lượng của loài này trong tự nhiên còn rất ít và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Chính vì vậy, nghiên cứu và tìm ra giải pháp bảo tồn loài cây Hoàng liên ô rô là một nhiệm vụ cấp thiết. Nếu chỉ tiến hành bảo tồn nội vi thì khả năng thành công sẽ không cao và phải mất một khoảng thời gian rất dài. Vì vậy, để nhanh chóng có thể cứu loài khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng thì cần phải kết hợp với việc tạo ra các cá thể mới trong điều kiện nhân tạo, đó chính là bảo tồn ngoại vi. Hai phương thức bảo tồn này sẽ bổ sung cho nhau làm tăng xác suất thành công cho công tác bảo tồn loài Hoàng liên ô rô.

Giải pháp cụ thể như sau:

4.6.1. Giải pháp kỹ thuật lâm sinh

* Trồng bổ sung làm giàu rừng tự nhiên bằng cây Hoàng liên ô rô

- Đối tượng làm giàu rừng: Trạng thái rừng nghèo kiệt có cây Hoàng liên ô rô phân bố.

Ta có thể thực hiện theo 2 phương thức là làm giàu rừng theo rạch và theo đám.

- Làm giàu rừng theo rạch: Rạch trồng cây Hoàng liên ô rô được bố trí cách đều, rộng 5-7m. Băng trồng có chiều rộng 8 – 10m. Băng chừa có chiều rộng 10m, trong băng chừa luỗng phát dây leo, cây bụi; giữ lại toàn bộ cây Hoàng liên ô rô và cây gỗ tái sinh có giá trị kinh tế cao. Trên rạch trồng hỗn

giao với các loài cây gỗ lớn hoặc các cây gỗ tái sinh; cây cách nhau trong hàng trung bình từ 4 -5 m; mỗi băng trồng 2 hàng, hàng cách hàng trong băng 5m.

- Làm giàu rừng theo đám: Làm giàu rừng bằng cây Hoàng liên ô rô trong các khoảng trống có diện tích từ 100m2 trở lên. Trong các lỗ trống, trồng cây Hoàng liên ô rô thuần loài, cây cách cây 3,5m.

* Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có cây Hoàng liên ô rô phân bố

+ Kỹ thuật khoanh nuôi

- Đối tượng áp dụng: Rừng thứ sinh trạng thái IIIA1, IIIA2 có cây Hoàng liên ô rô phân bố tự nhiên.

- Các biện pháp bảo vệ: Không phát quang cây hay cây bụi, dây leo; không khai thác gỗ củi; thảm thực vật được bảo vệ hoàn toàn; nghiêm cấm chăn thả gia súc; phòng chống lửa rừng, không đốt nương làm rẫy.

+ Kỹ thuật xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có cây Hoàng liên ô rô phân bố - Đối tượng áp dụng: Rừng thứ sinh trạng thái IIIA1, IIIA2 có cây Hoàng liên ô rô phân bố tự nhiên.

- Các biện pháp kỹ thuật tác động: Phát luỗng dây leo, đơn giải hóa tổ thành tầng cây cao và cây tái sinh, trồng bổ sung cây Hoàng liên ô rô

Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trên đã được áp dụng với nhiều loài cây khác và đem lại tác động tốt đến sinh trưởng của những loài cây đó. + Cần theo dõi động thái sinh sản của loài, kịp thời thu hái hạt giống, bổ sung vào ngân hàng hạt giống để lưu trữ nguồn gen của loài cây nguy cấp này. Tiếp tục thử nghiệm nhân giống hữu tính từ hạt, thận trọng trong quá trình áp dụng kỹ thuật xử lý và chăm sóc hạt. Chọn thời điểm thích hợp gieo hạt (mùa xuân hoặc mùa thu).

+ Bên cạnh đó cũng cần phải theo dõi đặc điểm vật hậu của loài để xác định được thời điểm lấy hom và thu hái quả phù hợp, thử nghiệm giâm hom ở những điều kiện khác nhau, đặc biệt lưu ý mùa giâm hom, quy cách lấy hom

cành, chất điều hòa sinh trưởng. Lợi dụng việc tái sinh chồi của cây để có thể lấy hom phục vụ nhân giống. Song phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi tái sinh. Giá thể giâm hom cần bổ sung thêm hàm lượng đá vôi.

Cần học tập và rút kinh nghiệm kỹ thuật nhân giống và gây trồng của các công trình đã được tiến hành trước đó.

Thiết lập một vườn ươm tại khu vực có Hoàng liên ô rô để nhân giống có thể sẽ thuận lợi hơn cho quá trình phát triển của hom.

Tạo được giống cây trồng Hoàng liên ô rô có năng suất cao, chất lượng tốt, với kỹ thuật gây trồng đơn giản, tỷ lệ sống cao, cộng với việc nghiên cứu gây trồng ở những điều kiện thích hợp sẽ làm thay đổi nhận thức trước đây về loài cây này. Điều này sẽ làm tăng lượng sản phẩm có giá trị, nó vừa góp phần nâng cao thu nhập cho người dân lại vừa làm giảm áp lực đối với loài Hoàng liên ô rô trong tự nhiên.

4.6.2. Giải pháp về chính sách và quản lý

Cần ưu tiên các khu vực trọng điểm bị khai thác nhiều, để quản lý và bảo vệ tốt cần các giải pháp cụ thể như sau:

- Trước hết cần tăng cường công tác giám sát các tác động tiêu cực của con người trong khu vực như: khai thác trộm Hoàng liên ô rô hay một số loài thực vật có giá trị cao khác bằng các hình thức nhỏ lẻ, tinh vi và đặc biệt là lửa rừng trong mùa khô nóng.

- Cần thiết lập một hệ thống ô định vị, đo đếm định kỳ để dự báo chiều hướng diên biến tự nhiên của loài và hệ sinh thái rừng nhằm tìm biện pháp phát huy hay hạn chế chúng.

- Lập hàng rào bảo vệ nghiêm ngặt, làm biển báo, tiến hành đánh dấu tất cả cá thể Hoàng liên ô rô trưởng thành và tái sinh (có thể dùng sơn đánh dấu cây hoặc đóng biến tên cây), kịp thời đưa vào hồ sơ quản lý chặt chẽ.

- Phân công nhiệm vụ cho cán bộ kiểm lâm viên địa bàn, lập kế hoạch giám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài hoàng liên ô rô (mahonia nepalensis DC ) tại vùng tây bắc​ (Trang 53)