Đặc điểm hình thái và vật hậu loài Hoàng liên ôrô (Mahonia nepalensis DC.)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài hoàng liên ô rô (mahonia nepalensis DC ) tại vùng tây bắc​ (Trang 43)

4.1.1. Đặc điểm hình thái của loài Hoàng liên ô rô

Đặc điểm thân, cành : Cây trưởng thành cao 4-5 m. Phân cành cao, cành

nhánh mọc tập trung ở ngọn cây. Vỏ thân màu xám, nứt dọc rõ. Thân, cành và rễ khi cắt ngang có màu vàng tươi, nếm có vị chát, đắng. Nhiều thân cây mọc từ một gốc.

Hình 4.1. Thân, cành của loài Hoàng liên ô rô

- Đặc điểm lá: Lá kép lông chim một lần lẻ, có lá kèm lớn, có từ 5-12 đôi lá chét mọc đối (11-25 lá phụ). Lá chét mọc đối, cứng, không lông, mép có răng nhọn như ô rô. Lá kèm nhọn như gai nhỏ. Kích thước lá chét 4-8 x 3- 5cm. Kích thước lá chét trung bình 5,4cm x 3,6cm. Lá có mặt trên màu xanh thẫm bóng, mặt dưới màu trắng vàng, lúc non màu đỏ hồng.

Hình 4.2. Lá trưởng thành của loài Hoàng liên ô rô

Đối với cây non, cây tái sinh thì lá thường có hình trái tim, đầu nhọn dần. Hai mặt lá có màu xanh lục, nhẵn. Gân lá nổi rõ ở 2 mặt, thường phẳng theo mặt lá.

Hình 4.3. Lá non của của loài Hoàng liên ô rô

- Đặc điểm hoa, quả:

Chuỳ hoa ở ngọn; hoa màu vàng nhạt; Đài hoa 9 xếp thành 3 vòng. Tràng hoa 6 hình ống, 2 môi hay 5 thùy, có 2 tuyến mật ở gốc. Nhị hoa 6 xếp đối với tràng hoa, bao phấn dài bằng nửa chỉ nhị, chỉ nhị có xúc ứng động. Bầu nhụy lớn, hình trụ, phình ở giữa, lá noãn 1 với kiểu đính noãn gắn trụ.

Quả mọng màu xanh lơ, hình cầu, to cỡ 0,6 cm, chứa 3-5 hạt. Quả chín có màu xám đen.

Hình 4.4. Hoa của loài Hoàng liên ô rô

Hình 4.5. Quả của loài Hoàng liên ô rô

- Rễ: Bộ rễ của Hoàng liên ô rô phát triển rất mạnh đặc biệt là các cá thể lớn, rễ

giúp cây bám chặt vào các tảng đá hoặc vào trong đất và lan toả ra xung quanh. Rễ hút chất dinh dưỡng nuôi cây và tạo cho cây một thế vững chắc chống chọi với gió bão.

Hình 4.6. Rễ của loài Hoàng liên ô rô 4.1.2. Đặc điểm vật hậu của loài Hoàng liên ô rô

Là loài cây gần xanh quanh năm, sinh trưởng liên tục, ít ra chồi. Chồi non ở đỉnh ngọn cây thường có vảy nhỏ, không rõ. Khi chồi trương, thường mang các vảy chồi lớn. Lá non thường có màu xanh thẫm, nhẵn cả hai mặt

Lá non mọc tập trung ở đầu cành, nằm ngang hoặc nghiêng, chưa thấy lá rủ. Chồi hoa thường mập, mang nhiều vảy chồi. Chồi hoa thường nhiều, tập trung vào tháng 11. Hoa sinh trưởng khá chậm, kéo dài tới vài tuần, tháng 11- 12; quả chín tháng 2-3 năm sau.

4.2. Đặc điểm sinh học và phân bố của loài Hoàng liên ô rô(Mahonia

nepalensis DC.)

4.2.1. Đặc điểm sinh học của loài Hoàng liên ô rô

Cây chủ yếu tái sinh tự nhiên bằng hạt, có khả năng tái sinh chồi sau khi bị chặt phát. Đây là đặc điểm cho thấy loài có khả năng nhân giống từ hạt và nhân giống vô tính từ hom khá tốt.

Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh, thường gặp ở ven rừng một số vùng núi cao như: Langbiang (Lâm Đồng) và Phan Si Păng (Lào Cai), Sơn

La, Lai Châu. Quả thu hái về mùa hạ. Thân và lá thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô.

Hoàng liên ô rô là cây ưa ẩm, lúc nhỏ chịu bóng, sau ưa sáng. Thích nghi với vùng khí hậu ôn hòa, điều kiện khí hậu ẩm mát quanh năm, nhiệt độ trung bình: 15 – 16oC, lượng mưa 1600 – 1900m.

4.2.2. Phân bố Hoàng liên ô rô

Hiện nay, ở sách đỏ Việt Nam (2007), Hoàng liên ô rô thường gặp ở một số tỉnh vùng núi cao và mát như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai (Phan Si Păng), Lai Châu, Sơn La, Lâm Đồng (Lang Bian)…. Ngoài ra, còn có ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ....

4.2.2.1. Phân bố Hoàng liên ô rô theo kiểu rừng

Qua điều tra trên 06 tuyến điển hình chúng tôi nhận thấy Hoàng liên ô rô hầu hết phân bố ở kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp, cấu trúc rừng thường có 2 tầng cây gỗ. Cũng có thể gặp Hoàng liên ô

rô ở kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới hoặc cả ở kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy. Theo người dân địa phương ở xã Xà Đề Phìn (Lai Châu), trước kia Hoàng liên ô rô mọc dày kể cả ở các hàng rào của vườn nhà, nhưng từ năm 2009, do sự khai thác quá mức nên hiện nay loài cây này đã giảm nghiêm trọng.

Bảng 4.1. Phân bố của Hoàng liên ô rô theo kiểu rừng TT Tên OTC Số cây Mật ðộ Kiểu rừng Trạng thái rừng

1 SL01 20 200 Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới IIIA2 2 SL02 26 260 ng Nương rãy bỏ hóa, nhiều đá lẫn IC 3 SL03 28 280 Rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi

thấp

IIIA1

4 LU04 30 300 Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới

IIIA2

5 LU05 26 260 Rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp

IIIA1

6 LU06 22 220 Nương rãy bỏ hóa, nhiều đá lẫn IC

4.2.2.2. Phân bố Hoàng liên ô rô theo trạng thái rừng và sinh cảnh

Kết quả điều tra phân bố của Hoàng liên ô rô trên 6 tuyến đã khẳng định: ở khu vực nghiên cứu chúng phân bố tập trung chủ yếu ở 3 trạng thái rừng là IC, IIIA1 và IIIA2. Đặc điểm của cây bụi và thảm tươi ở khu vực Hoàng liên ô rô phân bố là thưa thớt, độ che phủ trung bình thường vào khoảng từ 35-50%, với độ cao của lớp cây bụi và thảm tươi khoảng từ 0,1- 0,5m tuỳ từng khu vực. Hoàng liên ô rô thường ít phân bố ở những nơi cây bụi thảm tươi dày đặc. Chúng có thể nằm ngay trên lớp thảm mục của rừng đang bị phân huỷ.

Hình 4.7. Trạng thái rừng nơi Hoàng liên ô rô phân bố

Về sinh cảnh: Hoàng liên ô rô chủ yếu phân bố trên đất (đôi khi trên

các tảng đá ẩm), chúng mọc sát ngay bề mặt đất, nơi đất giàu mùn, độ ẩm và độ xốp cao, thoáng khí; thậm chí ngay trên lớp thảm mục của rừng đang phân huỷ hoặc trên các đoạn thân cây gỗ mục, trong gốc cây. Có thể bắt gặp Hoàng liên ô rô ở trong rừng nơi ẩm ướt, ven các khe suối, dưới tán rừng cây gỗ lớn, hoặc dưới rừng trúc, rừng sặt, trên đường mòn đi lại trong rừng.

4.2.2.3. Phân bố Hoàng liên ô rô theo địa lý, địa hình và độ cao

Về địa lý, địa hình: Chủ yếu gặp loài Hoàng liên ô rô ở dạng địa hình

sườn núi, ít khi ở đỉnh núi; chúng thường phân bố bố ở những nơi ít dốc; cả sườn đông và sườn tây.

Về đai cao: Kết quả điều tra trên các tuyến và ÔTC đại diện điển hình

ở khu vực nghiên cứu cho thấy: Hoàng liên ô rô ở Lai Châu và Sơn La thường phân bố ở đai cao từ 700m trở lên. Đó là những nơi khí hậu nhiệt đới, ẩm mưa nhiều.Lượng mưa năm từ 1700 mm trở lên.Mùa mưa vào khoảng tháng 4 đến cuối tháng 10 và chiếm 90% lượng mưa cả năm.Mưa nhiều vào

tháng 6, 7, 8, 9; cao nhất vào tháng 8.Nhiệt độ của cả vùng từ 22,9o đến 23,7o, nhiệt độ thấp nhất là 10o C. Thường nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm. Ban ngày nhiệt độ cao nhất khoảng 28o C. Độ ẩm không khí trung bình 80%, trên cao >87%, mùa khô độ ẩm khoảng 70%-75%.

4.3. Đặc điểm cấu trúc tầng thứ và độ tàn che

 Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới: Rừng thường có cấu trúc 2 tầng cây gỗ.

- Tầng ưu thế sinh thái (A2): có vai trò quyết định thành phần và cấu trúc của tầng thứ ba, bao gồm các loài cao từ 15 – 20 m, ưu thế thuộc về:

Castanopsis sp., Parashorea chinensis, Elaeocarpus sp., Michelia mediocris,

Aglaia sp., Ormosia fordiana với độ tàn che 0,7-0,8.

- Tầng dưới tán (A3): bao gồm các loài cao từ 5 – 15 m, đó là những loài: Castanopsis sp., Elaeocarpussp., Schima wallichi, Machilus

grandifolia, Dillenia heterosepala, Acer decandrum, Mahonia nepalensis.

- Tầng cây bụi, thảm tươi: bao gồm chủ yếu các loài cây tái sinh của tầng trên, ngoài ra còn có: Mahonia nepalensis,Canarium album, Schefflera heptaphylla, Heliciopsis lobata; Ardisia sp., Calophyllum sp., Schefflera sp.,

Vaccinium triflorum Vaccinium sp.

- Tầng cỏ quyết: đa số thuộc ngành Dương xỉ- Polypodiophyta (Angiopteris confertinervia, Quercifilix zeylanica, Adiantum fabellulatum,...)

và một số loài khác như: Anoectochilus sp.

- Thực vật ngoại tầng: Có một số loài trong họ Orchidaceae (Dendrobium anosmum; Podochilus intermedius...) và một số loài dây leo trong họ Arecaceae (Calamus tetradactylus, Calamus platyacanthus... ).

 Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh á nhiệt đới núi thấp

- Tầng ưu thế sinh thái (A2): Hình thành do những cây gỗ cao từ 10- 16m như: Castanopsis indica, Saraca dives, Pometia pinnata, Alstolia scholaris, Ficus gibbosa, Dillenia indica, với độ tàn che 0,5 - 0,65.

- Tầng dưới tán (A3): hình thành do những cây mọc dải dác dưới tán rừng, có chiều cao dưới 10 m như: Elaeocarpus dubius, Wrightia pubescens, Machilus odoratissima, Rhus semialata, Mahonia nepalensis …. Khu vực rừng ở đây đã bị tác động mạnh, nằm ở độ cao 350m có rất nhiều bụi Nứa

(Neohoujeaua dulloa) và Giang (Dendrocalamus sp.).

- Tầng cây bụi (B): chủ yếu là các cây tái sinh ở tầng trên như:

Alangium chinense, Wrightia pubescens, Castanopsis indica, Garcinia oblongifolia, Machilus odoratissima, Mahonia nepalensis. Ngoài ra còn có:

Malotus apenta, Antidesma bunius, Helicteres hirsuta, Catunaregam spinosa. - Tầng cỏ quyết (C): chủ yếu là các loài thuộc ngành Dương xỉ - Polypodiophyta (Colysis dissimilata, Selaginella frondosa,...).

- Thực vật ngoại tầng: gồm các loài Rubus cochinchinensis, Rubus alceaefolius, Illigera rhodantha,Smilax ovalifolia,...

 Kiểu nương rẫy bỏ hóa

Đối với kiểu này cấu trúc tầng thứ là không rõ ràng với độ tàn che thấp từ 0,3-0,5. Một vài loài chiếm ưu thế trong quần xã này như: Canarium album, Pterospermum heterophyllum,Neohoujeaua dulloa, Mahonia nepalensis, Sterculia lanceolata, Ficus fulva, Ficus glomerata, Polyalthia

sp., Wendlandia paniculata, Gironniera subaequalis,… Tầng cây bụi, chủ yếu thuộc các họ như Cà phê – Rubiaceae, Đơn nem – Myrsinaceae, Đậu – Fabaceae và Thầu dầu – Euphorbiaceae. Tầng cỏ quyết phổ biến là các loài Hoà thảo – Poaceae, Gừng – Zingiberaceae và các loài Dương xỉ hay họ hàng thân cận khác cùng với loài cây dây leo như; Desmos cochinchinensis, Desmos dumosus, Zehneria indica, Hodgsonia macrocarapa, Dersis elliptica…

Từ kết quả trên ta thấy rằng loài Hoàng liên ô rô chỉ có mặt ở tầng dưới tán, tầng cây bụi thảm tươi và chỉ thích hợp với những trạng thái rừng có độ tàn che nhỏ hơn 0,8. Như vậy, đây sẽ là cơ sở khoa học để áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khi trồng bổ sung hay khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.

4.4. Đặc điểm sinh trưởng và tái sinh tự nhiên của loài Hoàng liên ô

rô(Mahonia nepalensis DC.)

4.4.1. Đặc điểm sinh trưởng

Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra sinh trưởng bằng phương pháp đo đếm các chỉ tiêu D 1.3, DT, Hvn tại 2 khu vực nghiên cứu. Kết quả thu được về các chỉ tiêu sinh trưởng của các cây Hoàng liên ô rô trưởng thành được thể hiện tại bảng 4.2:

Bảng 4.2. Kết quả điều tra Hoàng liên ô rô trưởng thành Chỉ tiêu Số hiệu Số lượng cây HLOR D 1.3 (cm) D T (m) Hvn (m) Ghi chú Tuyến 1 10 4,5 3,5 4 Xã Xà Ðề Phìn, Lai Châu Tuyến 2 8 5 4 4,5 Xã Xà Ðề Phìn, Lai Châu Tuyến 3 9 5 4 4,5 Xã Phãng Xu lin, Lai Châu Tuyến 4 5 5,3 4,2 5,0 Cửa rừng Co mạ - Cửa Gió, Sơn La Tuyến 5 11 4,0 4,3 5,5 Xã Chiềng Bôm, Sơn La Tuyến 6 4 3,5 3,5 3,5 Xã Chiềng Bôm, Sơn La Trên 6 tuyến điều tra nhóm nghiên cứu chỉ đã phát hiện tổng cộng có 47 cây Hoàng liên ô rô trưởng thành và được phân bố ở khu vực sườn núi, ít khi gặp ở đỉnh núi, sô liệu này cho thấy loài Hoàng liên ô rô phân bố trong tự nhiên là rất ít.

Đường kính trung bình tán rộng trong khi chiều cao trung bình thấp, đây là những đặc điểm của cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi. Hầu hết cây Hoàng liên ô

rô bắt gặp đều sinh trưởng mức trung bình và nằm trên các trạng thái rừng nghèo kiệt ít có các loài cây gỗ có giá trị và gỗ lớn.

4.4.2. Đặc điểm tái sinh

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra cây tái sinh tại các tuyến điều tra. Kết quả điều tra đã cho thấy cây con của Hoàng liên ô rô chủ yếu tái sinh hạt quanh gốc cây mẹ. Khi bị gãy hoặc bị chặt phần gốc còn lại có khả năng tiếp tục tái sinh. Kết quả điều tra về cây tái sinh được liệt kê tại bảng 4.3:

Bảng 4.3. Kết quả điều tra chất lượng và nguồn gốc Hoàng liên ô rô tái sinh Chỉ tiêu Số hiệu Nguồn gốc Doo (mm) Hvn (cm) Vị trí mọc Sinh trưởng Khoảng cách cây mẹ (m) Tuyến điều tra 1

HLOR 1 Hạt 6 45 Trong tán T 2,0

HLOR 2 Hạt 5 40 Ngoài tán TB 4,2

HLOR 3 Chồi 5 43 Gốc cây mẹ T 0

HLOR 4 Chồi 5 41 Gốc cây mẹ T 0

HLOR 5 Hạt 8 46 Trong tán T 2,3

Tuyến điều tra 2

HLOR 6 Hạt 5 44 Ngoài tán TB 4,5

HLOR 7 Hạt 7 50 Trong tán T 2,3

HLOR 8 Hạt 6 48 Ngoài tán TB 3,8

HLOR 9 Hạt 12 60 Trong tán T 1,2

HLOR 10 Hạt 5 38 Ngoài tán TB 4,5

Tuyến điều tra 3

HLOR 11 Hạt 8 52 Ngoài tán TB 4,7

HLOR 13 Hạt 11 55 Trong tán T 1,8

Tuyến điều tra 4

HLOR 14 Hạt 8 52 Trong tán T 2,6

HLOR 15 Hạt 3 35 Ngoài tán TB 4,6

HLOR 16 Hạt 8 55 Trong tán T 1,7

Tuyến điều tra 5

HLOR 17 Chồi 6 45 Gốc cây mẹ T 0

HLOR 18 Chồi 8 50 Gốc cây mẹ T 0

HLOR 19 Hạt 9 55 Trong tán T 1,8

HLOR 20 Hạt 6 48 Ngoài tán TB 3,9

HLOR 21 Hạt 3 37 Ngoài tán TB 4,7

Tuyến điều tra 6

HLOR 22 Hạt 9 55 Trong tán T 2,7

HLOR 23 Hạt 11 60 Trong tán T 2,0

HLOR 24 Hạt 3 35 Ngoài tán TB 4,0

Bảng 4.3 thể hiện số lượng cây tái sinh của quần thể Hoàng liên ô rô là quá ít, chỉ có 24 cây trên cả 6 tuyến điều tra. Trong số đó có 20 cây tái sinh hạt với chiều cao trung bình là 47,9, đường kính trung bình 7,0mm. Các cá thể này còn nhỏ, mới chỉ tái sinh trong khoảng 1-2 năm gần đây, không có cây tái sinh đạt đến độ cao 1m. Điều đó cho thấy, các cá thể tái sinh hạt rất khó có triển vọng để phát triển thành cây trưởng thành.

Với hiện trạng nguồn hạt từ cây mẹ và cây tái sinh hiện tại thì khả năng kế cận của tầng cây tái sinh Hoàng liên ô rô thành cây trưởng thành là rất khó. Nếu như không có các giải pháp bảo tồn phù hợp thì nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài là rất cao. Vấn đề bảo tồn và phát triển loài cây này là điều vô cùng cấp bách hiện nay.

4.5. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Hoàng liên ô rô từ hom cành

4.5.1. Tiêu chuẩn lựa chọn hom, phương pháp xử lý và chăm sóc hom

+ Lấy hom giống: Chọn những cây sinh trưởng và chất lượng tốt nhất, có nhiều cành bánh tẻ, không bị sâu bệnh hại để lấy hom cành. Số lượng hom lấy trên một cây không quá nhiều để tránh gây tổn thất cho cây.

+ Cách lấy hom: hom được lấy ở những cây mẹ trên 2 tuổi, có thân và tán đẹp, sinh trưởng tốt. Hom cành được lấy từ cành bánh tẻ hoặc đoạn thân thẳng, mỗi đoạn hom có 2-3 đốt (vị trí có thể ra mầm). Hom được lấy ở đầu cành hoặc giữa cành.

+ Cách cắt hom: dùng dao sắc để cắt, cắt vát 45 độ, không để đầu hom dập nát, trầy xước. Chiều dài hom từ 10-12 cm, sau đó dùng kéo cắt bớt một phần lá để giảm bớt sự thoát hơi nước cho hom.

+ Xử lý thuốc chống nấm bằng Benlat 0,1% - 0,2% trước khi xử lý thuốc kích thích ra rễ.

+ Xử lý chất kích thích ra rễ và cắm hom:

- Lựa chọn chất kích thích ra rễ: Sử dụng IBA.

- Nhúng hom vào dung dịch chất kích thích ra rễ rồi cấy vào nền giá thể đã được chuẩn bị. Độ sâu cắm hom khoảng 4-5cm, hom được cắm đứng.

- Mùa giâm hom: mùa Xuân (tháng 1 đến tháng 4).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài hoàng liên ô rô (mahonia nepalensis DC ) tại vùng tây bắc​ (Trang 43)