Thực trạng ngành lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài hoàng liên ô rô (mahonia nepalensis DC ) tại vùng tây bắc​ (Trang 40 - 43)

* Tổ chức quản lý

Đội ngũ cán bộ cơ sở cơ bản đã đáp ứng được công tác quản lý phát triển ngành lâm nghiệp trên địa bàn. Theo chức năng quy định, hiện tại trên

địa bàn huyện có 4 cơ quan cùng phối hợp tổ chức triển khai thực hiện công tác lâm nghiệp trên địa bàn gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng tài nguyên môi trường, Hạt Kiểm lâm và BQL rừng phòng hộ với tổng số 48 cán bộ.

* Cơ chế chính sách về phát triển lâm nghiệp

Thực hiện Quyết định 661 của Thủ tướng Chính phủ trong những năm qua hệ thống cơ chế chính sách thực hiện chương trình từ cấp Trung ương tới cấp huyện đã từng bước được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.

- Xuất đầu tư cho hạng mục trồng rừng phòng hộ (giai đoạn đầu tư cơ bản) đã được điều chỉnh nhiều lần từ 2,5 triệu đồng lên 4 triệu đồng năm 2004, 6 triệu đồng năm 2007, và 10 triệu đồng như hiện nay; suất đầu tư cho hạng mục KNTS bảo vệ rừng tự nhiên được điều chỉnh từ 30.000 đồng lúc ban đầu lên 200.000 đồng như hiện nay, chi phí quản lý chương trình chi cho dự án cơ sở cũng đã được điều chỉnh tăng từ 6% lên 8% như hiện nay.

- Các cấp các ngành đã ban hành và sửa đổi nhiều văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện chương trình như các văn bản về quản lý, cấp phát vốn chương trình (03 thông tư); văn bản hướng dẫn các bước nghiệm thu các công trình lâm sinh, hệ thống văn bản quản lý nguồn giống. Đặc biệt năm 2008 cơ chế chính sách thực hiện chương trình đã có nhiều thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho công tác triển khai thực hiện dự án như các thông tư số 58, 52 của liên Bộ NN&PTNT, Tài chính, KH-ĐT, các quyết định 1317, 27 của UBND tỉnh.

- Từ thực tế quản lý, phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn trong những năm qua các cơ quan chuyên môn trên địa bàn đã tham mưu cho UBND huyện ban hành nhiều văn bản đối với công tác quản lý lâm sản và PCCCR nói riêng công tác phát triển sản xuất lâm nghiệp nói chung, qua đó hệ thống cơ chế chính sách về phát triển lâm nghiệp trên địa bàn đã từng bước được hoàn thiện tạo tiền đề thông thoáng cho hoạt động sản xuất trên địa bàn.

* Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp và công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn.

Tuy đã có những chuyển biến nhất định trong công tác quản lý, phát triển tài nguyên rừng nhưng nhìn chung hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn hiện còn rất manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Công tác xây dựng vốn rừng chủ yếu thực hiện bởi dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, hoạt động sản xuất lâm nghiệp tư nhân còn manh mún, nhỏ lẻ.

Do trình độ canh tác lạc hậu nên việc khai thác những nguồn lợi từ rừng mạng lại còn hạn chế, các loại lâm sản gỗ, tre, nứa được khai thác chủ yếu chỉ sử dụng làm vật liệu xây dựng, nhà ở, làm củi nên hiệu quả sử dụng rừng của đại bộ phận nhân dân còn rất thấp dẫn tới công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn thời gian qua gặp nhiều khó khăn, tới nay đã giao đất rừng cho 23/23 xã quản lý, giao đến nhóm hộ với tổng diện tích là 39.234,2 ha, cấp xã quản lý 20.612,17 ha, nhân dân quản lý 18.180,03 ha.

* Đánh giá thực trạng công tác lâm nghiệp

Tuy đã có cơ chế chính sách tương đối thuận lợi để phát triển nhưng nhìn chung công tác lâm nghiệp trên địa bàn phát triển chậm so với mặt bằng chung toàn tỉnh, giá trị sản xuất thấp chưa tương xứng với những tiềm năng, lợi thế so sánh mang lại. Để công tác lâm nghiệp trên địa bàn thời gian tới phát triển đúng với tiềm năng vốn có thì đội ngũ cán bộ cần được cải thiện tăng cường, đông thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trên địa bàn cũng như sự vào cuộc của cấp uỷ chính quyền các cấp trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia phát triển hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài hoàng liên ô rô (mahonia nepalensis DC ) tại vùng tây bắc​ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)