Bệnh thủng lỏ Đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu bệnh hại cây cảnh làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp tại trường đại học lâm nghiệp, xuân mai, hà nội​ (Trang 67 - 69)

Phân bố và tác hại

Bệnh thủng lá Đào là bệnh th-ờng thấy trên cây Đào phát sinh ở nhiều n-ớc trên thế giới. Ở n-ớc ta phân bố khắp mọi nơi. Bệnh nặng có thể làm cho lá rụng, ảnh h-ởng đến sinh tr-ởng và sản l-ợng quả.

Triệu chứng:

Bệnh gây hại trên lá, cũng có thể gây hại cả cành non và quả. Lúc đầu trên lá xuất hiện các chấm nhỏ, lớn dần màu nâu đen hoặc nâu tím, xung quanh đốm có các viền màu xanh vàng. Đốm bệnh khô, giáp ranh giữa đốm bệnh và lá hình thành các vết tung đi để lại các vết thủng.

Trên cành bệnh hình thành các đốm loét rộng 2mm. Về sau đốm lan rộng ra 1 - 10cm, có lúc gây ra khô cành, vỏ nứt ra, lõm xuống, khô dần, tác dụng lây lan không lớn lắm.

Trên quả bị bệnh hình thành các đốm tím đen, tròn, lõm xuống, mép chứa n-ớc, lúc trời ẩm -ớt hình thành n-ớc nhầy màu trắng vàng, lúc khô thành các vân.

Vật gây bệnh

Bệnh thủng lá Đào do loài vi khuẩn Xanthomonas campestris pv.

pruni Die. Vi khuẩn hình que ngắn 1,0 - 1,5 x 0,25 - 0,8 m, hai đầu tròn,

có 1 - 6 lông roi mọc một đầu, phản ứng Gram âm, có màng nhầy, không mọc chồi.

Nhiệt độ thích hợp là 24 - 280C, cao nhất 370C, thấp nhất 30C, nhiệt độ gây chết là 510C/10min. Trong điều kiện khô chúng có thể tồn tại đ-ợc 10 - 12 ngày, trên mô loét có thể sống đ-ợc 1 năm.

Quy luật phát bệnh

Vi khuẩn qua đông trên cành bị bệnh, mùa xuân năm sau bắt đầu hoạt động, nhất là khi hoa Đào nẩy nụ, nấm bệnh lây sang lá nhờ tác dụng của m-a gió hoặc côn trùng, xâm nhập qua khí khổng hoặc bì khổng. Th ời kỳ ủ bệnh tuỳ theo nhiệt độ không khí và sự sinh tr-ởng của cây. Nếu nhiệt độ 25 - 260C, thời kỳ ủ bệnh là 4 - 5 ngày, 200C là 9 ngày, 190C là 16 ngày, khi cây chống chịu thời kỳ ủ bệnh kéo dài 45 ngày. Thời tiết m-a, ấm, cây yếu, độ thông thoáng đều có thể gây bệnh. Nếu bón phân nitơ quá nhiều, bệnh còn có thể gây ra trên quả Đào.

Biện pháp phòng trừ

- Tăng c-ờng chăm sóc quản lý v-ờn Đào, kết hợp tỉa cành cần chặt bỏ cành khô diệt nguồn lây bệnh, thoát n-ớc, thoáng gió, thấu quang, bón phân hợp lý tăng sức đề kháng cho cây.

- Phun thuốc bảo vệ tr-ớc lúc Đào ra quả phun hợp chất l-u huỳnh vôi 4 - 50Be hoặc n-ớc Bocđô 1% hoặc zineb 0,2% 1 - 2 lần. Có thể dùng hợp chất zineb 0,5g + vôi 2kg + 120g n-ớc phun lên cây bị bệnh.

Ngoài ra vi khuẩn Xanthomonas còn gây ra bệnh đốm lá và khô lá Tếch, Ngọc lan, cây me...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu bệnh hại cây cảnh làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp tại trường đại học lâm nghiệp, xuân mai, hà nội​ (Trang 67 - 69)