Bệnh khụ đỏ lỏ Thụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu bệnh hại cây cảnh làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp tại trường đại học lâm nghiệp, xuân mai, hà nội​ (Trang 70 - 72)

Trong mấy năm nay bệnh khô đỏ lá Thông xuất hiện khá phổ biến ở một số tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, chủ yếu là trên cây thông nhựa, tỷ lệ cây bệnh lên tới 90-100%. Bệnh gây ảnh h-ởng lớn đến sinh tr-ởng và sản l-ợng nhựa Thông.

Triệu chứng

Bệnh khô đỏ lá Thông xuất hiện trên lá Thông trồng nhiều năm. Tr-ớc hết trên lá thông xuất hiện các đoạn màu vàng. Sau đó đốm lan rộng ra rồi biến thành màu đỏ, lá khô dần, nhìn lên cả cây đều thấy màu đỏ nâu.

Vật gây bệnh

Bệnh khô đỏ lá Thông do nấm Macrophoma pinea (Desm.) Petrak.và với các tên đồng nghĩa là Diplodia pinea, Botryodiplodia pinea

Theo nghiên cứu của Phạm Quang Thu, bệnh khô đỏ lá Thông do nấm bào tử 2 tế bào màu Diplodia pinea (Desm.) Kichx. gây ra. Chúng thuộc Chi nấm bào tử 2 tế bào màu Diplodia Fr. họ bào tử vỏ cầu

(Sphaeropsidaceae), bộ bào tử vỏ cầu (Sphaeropsidales), lớp bào tử xoang (Coelomycetes), ngành phụ nấm bất toàn (Deuteromycotina), ngành nấm thật (Eumycota).

Điều kiện phát bệnh

Sợi nấm qua đông trên lá bệnh, mùa xuân năm sau hình thành bào tử, phát tán, nẩy mầm trong điều kiện có giọt n-ớc. Lây lan nhờ gió và n-ớ c m-a. Cây bị bệnh th-ờng ở tuổi 10-15 tuổi. Cây con ít bị bệnh.

Ph-ơng pháp phòng trừ

- Chọn cây chống chịu bệnh.

- Tỉa th-a kết hợp chặt cành bị bệnh. - Không trồng rừng thuần loài tập trung.

- Phun thuốc benlate 0,1% ở v-ờn -ơm và đồi mới trồng.

Nhìn chung với các loài sâu bệnh hại cây cảnh nên áp dụng biện pháp phòng bệnh ở giai đoạn còn mới chớm để hạn chế sự ảnh h-ởng đến cảnh quan và môi tr-ờng. Chỉ áp dụng biện pháp trừ bệnh bằng thuốc hoá học nếu thực sự cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu bệnh hại cây cảnh làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp tại trường đại học lâm nghiệp, xuân mai, hà nội​ (Trang 70 - 72)